Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 90080
Tìm câu Sai khi nói về động lượng:
- A. Động lượng có đơn vị là : kgm/s2
- B. Động lượng là một đại lượng véc tơ
- C. Động lượng được xác định bằng tích khối lượng của vật và véc tơ vận tốc của vật
- D. Đối với một hệ kín thì động lượng của hệ được bảo toàn
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 90083
Tìm câu đúng khi nói về định lí biến thiên động lượng :
- A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn là một hằng số
- B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn nhỏ hơn xung của lực tác dụng tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó
- C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó
- D. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó tỷ lệ thuận với xung của lực tác dụng tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 90084
Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây :
- A. Vật đứng yên
- B. Vật chuyển động tròn đều
- C. Vật chuyển động thẳng đều
- D. Vật chuyển động biến đổi đều
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 90085
Trường hợp nào sau đây thì cơ năng của vật được bảo toàn :
- A. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng
- B. Vật rơi trong không khí
- C. Vật rơi tự do
- D. Vật chuyến động trong chất lỏng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 90094
Tìm câu đúng khi nói về định lí động năng :
- A. Độ biến thiên động năng của một vật tỷ lệ thuận với công thực hiện
- B. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó
- C. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình luôn lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó
- D. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 90095
Tìm câu đúng khi nói về định luật bảo toàn cơ năng :
- A. Khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn
- B. Trong một hệ kín thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn
- C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn
- D. Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 90096
Một người kéo một thùng nước từ dưới một giếng sâu 8m lên chuyển động nhanh dần đều trong 4s. Cho khối lượng của thùng nước là m = 15kg ( g = 10 m/ s2) thì công và công suất của người ấy có giá trị là :
- A. 1400 J , 350 W
- B. 1520J , 380 W
- C. 1580J , 395W
- D. Một giá trị khác
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 90098
Một vật có khối lượng m = 200g rơi tự do ( cho g = 10 m/s2 ) Thời điểm vật rơi có động năng Wđ1 = 10J ; Wđ2 = 40J tương ứng là:
- A. t1 = 0,1s ; t2 = 0,22s
- B. t1 = 1s ; t2 = 2s
- C. t1 = 10s ; t2 = 20s
- D. Một cặp giá trị khác
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 90099
Cho các đồ thị sau:
Đồ thị nào mô tả quá trình đẳng nhiệt?
- A. Các đồ thị I và II.
- B. Các đồ thị II và III
- C. Các đồ thị I; II; III; IV.
- D. Các đồ thị I; II; III.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 90100
Hãy chọn câu đúng:
- A. Ở nhiệt độ không đổi, thể tích V và ấp suất p của một khối lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhau.
- B. Với một lượng khí có thể tích không đổi, áp suất p tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
- C. Vận tốc trung bình của các phân tử khí không phụ thuộc nhiệt độ.
- D. Khi áp suất không đổi, thể tích của một khối lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 90101
(Các) quá trình biến đổi trạng thái nào sau đây không phải là quá trình đẳng nhiệt?
- A. Làm lạnh khí trong một bình kín.
- B. Phơi nắng quả bóng, quả bóng căng thêm.
- C. Ấn nhanh pittông để nén khí trong xi lanh.
- D. Tất cả các quá trình trên.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 90108
Đối với một lượng khí không đổi, quá trình nào sau đây là đẳng áp?
- A. Nhiệt độ tuyệt đối không đổi, thể tích không đổi.
- B. Nhiệt độ tuyệt đối tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
- C. Nhiệt độ tuyệt đối giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
- D. Các quá trình a và b.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 90112
Quá trình biến đổi trạng thái nào sau đây là quá trình đẳng tích?
- A. Đun nóng khí trong một bình không đậy kín;
- B. Bóp bẹp quả bóng bay;
- C. Nén khí trong ống bơm xe đạp bằng cách ép pittông;
- D. Phơi nắng quả bóng đá đã bơm căng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 90113
Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng trong đó áp suất tỉ lệ thuận với thể tích là gì?
- A. Đẳng nhiệt;
- B. Đẳng tích;
- C. Đẳng áp ;
- D. Một quá trình khác a; b; c.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 90114
Điều nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo chất
- A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử
- B. Các nguyên tữ phân tữ chuyển động không ngừng , các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh thỡ nhiệt độ càng cao
- C. Các nguyên tử ,phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau
- D. Cả A,B , C đều đúng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 90116
Phát biểu nào sau đây là không đúng
- A. Lực tương tác giữa các nguyên tử , phân tử khí là rất yếu
- B. Các phân tử khí rất yếu
- C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng
- D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén dễ dàng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 90117
Đều nào sau đây là đúng khi nói về thể rắn
- A. Các phân tử khí chất rắn rất gần nhau
- B. Lực tương tác giữa các nguyên tử phân tử rất mạnh
- C. Chất rắn có thể tích và hình dạng xác định
- D. Cả A, B ,C đều đúng
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 90118
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử , phân tử trong chất rắn
- A. Các nguyên tử phẩn tử nằm ở nhưng vị trí xác định và chỉ dao động quanh các vị trí cân bằng này
- B. Các nguyên tử phẩn tử nằm ở những vị trí cố định
- C. Các nguyên tử ,phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi
- D. Các nguyên tử ,phân tử nằm ở những vị trí cố định ,sau một tời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố đinh khác
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 90140
Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
- B. Xung lượng của lực là một đại lượng vectơ.
- C. Động lượng tỉ lệ với vận tốc của vật.
- D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 90141
Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 2 kg, m2 = 4 kg đang chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau với tốc độ lần lượt là 3 m/s và 2 m/s. Độ lớn động lượng của hệ là
- A. 2 kg.m/s.
- B. 10 kg.m/s
- C. 8 kg.m/s.
- D. 14 kg.m/s.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 90143
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
- A. kW.h.
- B. N.m.
- C. kg.m2/s2.
- D. kg.m2/s.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 90145
Một lò xo có độ cứng 200 N/m, khi lò xo có thế năng đàn hồi 0,16 J thì lò xo bị biến dạng đoạn
- A. 0,04 cm.
- B. 4 cm.
- C. 2,83 cm.
- D. 8 cm.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 90146
Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng?
- A. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng.
- B. Cơ năng của vật được bảo toàn khi vật chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực đàn hồi.
- C. Cơ năng của vật có thể âm.
- D. Cơ năng của vật là đại lượng véctơ.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 90148
Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà hòn đá đạt tới là
- A. 10 m.
- B. 1 m.
- C. 1,25 m.
- D. 0,5 m.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 90150
Tìm phát biểu sai khi nói về nội năng của vật.
- A. Nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. Nội năng của khí lí tưởng phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ.
- C. Nội năng có đơn vị là Jun (J).
- D. Độ biến thiên nội năng của chất khí trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 90151
Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt?
- A. Động cơ ô tô.
- B. Động cơ quạt điện.
- C. Động cơ tàu hỏa.
- D. Động cơ tàu thuỷ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 90153
Người ta thực hiện một công 120 J để nén khí trong xilanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 20J. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Khí truyền nhiệt là 100 J.
- B. Khí nhận nhiệt 100 J.
- C. Khí truyền nhiệt là 140 J.
- D. Khí nhận nhiệt 140 J.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 90155
Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn đa tinh thể?
- A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
- C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
- D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 90156
Một vật có khối lượng m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10 m, và nghiêng một góc 30o so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn gần bằng.
- A. 8,08 m/s
- B. 7,75 m/s.
- C. 8,94 m/s.
- D. 10 m/s.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 90157
Chọn câu sai?
- A. Giữa các phân tử có cả lực hút và lực đẩy.
- B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
- C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
- D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 90171
Trong hệ tọa độ (p,T) đường biểu diễn nào là đường đẳng tích?
- A. Đường cong hyperbol.
- B. Đường thẳng song song với trục Op.
- C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
- D. Đường thẳng song song với trục OT.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 90172
Trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, nếu áp suất tăng gấp đôi thì mật độ phân tử khí
- A. giảm một nửa.
- B. tăng gấp đôi.
- C. không đổi
- D. không đủ dữ kiện để xác định sự thay đổi.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 90173
Nén đẳng nhiệt một khối khí có thể tích 16 lít giảm còn 4 lít thì áp suất của khối khí
- A. tăng lên 4 lần.
- B. tăng lên 3 lần.
- C. giảm đi 4 lần.
- D. không đổi
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 90174
Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 33oC, áp suất của khí trong bình là 300 kPa. Tăng nhiệt độ của khí lên thêm 4oC thì áp suất của khí trong bình là
- A. 303,92 kPa.
- B. 300,92 kPa.
- C. 304 kPa.
- D. 271,56 kPa.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 90175
Hệ thức nào dưới đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
- A. \({p_1}{V_1}{T_1} = {p_2}{V_2}{T_2}\)
- B. \(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_2}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_1}}}\)
- C. \(\frac{{{T_2}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{p_1}}}\)
- D. \(\frac{{{T_1}{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{T_2}{p_2}}}{{{V_2}}}\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 90176
Một vật đang ở trạng thái nghỉ trên mặt phẳng nằm ngang thì được kéo bởi một lực kéo có độ lớn không đổi 2 N và có phương hợp với phương ngang góc 60o. Công của lực kéo khi vật dời chỗ được đoạn đường 2 m là
- A. 16 J.
- B. 8 J.
- C. 4 J.
- D. 2 J.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 90177
Một vật được thả rơi tự do xuống mặt đất, trong quá trình rơi của vật thì
- A. động năng tăng, thế năng tăng.
- B. động năng giảm, thế năng giảm.
- C. động năng tăng, thế năng giảm.
- D. động năng giảm, thế năng tăng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 90178
Mối liên hệ giữa động năng Wđ và độ lớn động lượng p của một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v là
- A. Wđ = p2/2m.
- B. Wđ = p/v.
- C. Wđ = p/2mv.
- D. Wđ = p/2m.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 90179
Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào
- A. khối lượng của vật.
- B. gia tốc trọng trường.
- C. vận tốc của vật.
- D. vị trí đặt vật.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 90180
Ở nhiệt độ 27oC thể tích của một khối khí là 10 lít. Sau khi nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 177oC thì thể tích của khối khí đó là
- A. 20 lít.
- B. 15 lít.
- C. 12 lít.
- D. 13,5 lít.