YOMEDIA
NONE
  • Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

    Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”        
    • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề; phần thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; phần kết bài kết luận được vấn đề.
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba và liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”
    • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.     
      • Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba
      • Giải thích khái niêm:
        • Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn... diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng.      
      • Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. 
        • Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên.
          • (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt). 
        • Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý.
          • (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân). 
        • Bi kịch sửa sai càng thêm sai.
          • (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích). 
        • Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để không còn là cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Đây là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo toàn. Không còn thân xác nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hòa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: “người ta chỉ chết thực sự khi không còn sống trong lòng của những người khác”.
        • Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?".
          • Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người. 
          • Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người. 
          • Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại thành ra quá xa vời, còn lâu Chí Phèo mới chạm tới được, thậm chí, thành không tưởng.
          • Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn không thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy, tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng. 
      • Đánh giá chung: 
        • Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá trị cuộc sống. 
        • Ở truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao: Chí Phèo có khát vọng hoàn lương. Cả hai lần Chí Phèo khóc đều liên quan đến vấn đề “sống như thế nào?”. Làm thế nào để con người được sống làm người? Đó là một câu hỏi lớn không lời đáp. Chí Phèo thậm chí chấp nhận việc giết người, chấp nhận việc giết mình để khẳng định quyền được sống. 
        • Ở đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải là sống bằng bất cứ cách nào, bằng bất cứ kiểu sống nào.        
    • Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.     
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu. 
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 60505

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF