Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu tổng hợp tất cả kiến thức lý thuyết trọng tâm của phần 5- di truyền học. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng bài, chương và được tổng kết lại bằng những câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi bài giúp các em nhấn sâu vào kiến thức chủ chốt. Hi vọng tài liệu này đem lại nhiều điều bổ ích cho các em.
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC (phần 1)
I/ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ:
1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ TỰ NHÂN ĐÔI ADN
- Qúa trình nhân đôi của ADN
- diễn ra trong pha S của chu kì tế bào.
- Gồm 3 bước: Trình bày nội dung chính của mỗi bước
- Lưu ý tái bản ADN theo nguyên tắc nửa gián đoạn.
2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
- Phiên mã
- Trình bày cơ chế phiên mã.
Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại. ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. mARN tổng hợp đến đâu thì ribôxôm bảm vào để thực hiện dịch mã đến đó. Còn ở sinh vật nhân thực sự, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá (intron), nối các đoạn mã hoá (êxôn) tạo ra mARN trưởng thành.
- Dịch mã:
* Hoạt hoá axit amin: Axit amin + ATP + tARN → aa – tARN.
* Trình bày các bước tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
- Khái quát về điều hoà hoạt động của gen: Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
- Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ:
- Điều hoà hoạt động các gen trong operon Lac:
- Khi môi trường không có lactôzơ. Gen điều hoà (R) tổng hợp prôtêin ức chế → Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã → các gen cấu trúc không hoạt động.
- Khi môi trường có lactôzơ. Một số phân tử liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình của nó → prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành → ARN pôlimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
- Điều hoà hoạt động các gen trong operon Lac:
4. ĐỘT BIẾN GEN
- Khái niệm và các dạng đột biến gen.
- Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.
5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
- Cấu trúc siêu hiển vi của NST.
- Đột biến cấu trúc NST.
6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
- Đột biến lệch bội).
- Cơ chế phát sinh: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp NST → tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2 NST ở mỗi cặp). Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
- Đột biến lệch bội: Đột biến lệch bội làm tăng hoặc giảm một hoặc một số NST → làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hay làm giảm khả năng sinh sản tuỳ loài.
- Đột biến lệch bội: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí gen trên NST.
- Đột biến đa bội:
- Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST → tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2n NST).
- Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội.
- Do số lượng NST trong tế bào tăng lên → lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. . .
- Cá thể tự đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá vì góp phần hình thành nên loài mới.
7. Câu hỏi trắc nghiệm:
1. Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Gen là một đoạn ADN
A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
C. Mang thông tin di truyền.
D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
2. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng
A. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.
C. điều hoà, vận hành, kết thúc. D. điều hoà, vận hành, mã hoá.
3. Gen không phân mảnh có
A. vùng mã hoá liên tục. B. đoạn intrôn.
C. vùng không mã hoá liên tục. D. cả exôn và intrôn.
4. Gen phân mảnh có
A. có vùng mã hoá liên tục. B. chỉ có đoạn intrôn.
C. vùng không mã hoá liên tục. D. chỉ có exôn.
5. Ở sinh vật nhân thực
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
6. Ở sinh vật nhân sơ
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
7. Bản chất của mã di truyền là
A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D. các a. a đựơc mã hoá trong gen.
8. Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.
B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.
D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
9. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’→ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
B. được đọc một chiều liên tục từ 5’→ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.
10. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
A. bổ sung; bán bảo toàn.
B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
{--Xem đầy đủ nội dung bấm vào xem online hoặc tải về--}
Trên đây là một đoạn trích của nội dung kiến thức sinh học phần di truyền học, các em vui lòng đăng nhập vào hoc247.net để xem chi tiết và tham khảo các tài liệu khác liên quan. Hi vọng tài liệu này đem lại cho các em đầy đủ kiến thức ôn tập phần 5 phục vụ cho kì thi THPT QG sắp tới.
Ngoài ra các em có thể xem thêm các tài liệu sau:
- Tổng hợp kiến thức lý thuyết phần 5- Di truyền học( phần 2)
- Tổng hợp kiến thức lý thuyết phần 6- Tiến hoá
- Tổng hợp kiến thức lý thuyết phần 7- Sinh Thái học
- ...
Chúc các em ôn tập và thi tốt!