Bài tập 26.3 trang 59 SBT Vật lý 9
Điện kế là dụng cụ được dùng để phát hiện dòng điện. Điện kế tự làm lấy gồm một cái hộp trong đó gắn cố định một cái la bàn thông thường với hai cuộn dây dẫn mắc nối tiếp, cách điện quấn quanh hộp (hình 26.2).
a. Mức độ phát hiện được dòng điện yếu của điện kế này phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b. Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được chỉ ra trên hình vẽ.
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Độ nhạy của điện kế phụ thuộc vào số vòng dây của ống dây và độ lớn của cường độ dòng điện qua ống dây.
b) Kim của la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.
-- Mod Vật Lý 9 HỌC247
-
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
D. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hãy cho biết bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng. Giải thích. Biết rằng mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tác dụng của nguồn điện P là gì?
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 01/03/2021
Trên hình 67 mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.
A. Cung cấp điện cho động cơ Đ.
B. Cung cấp điện cho nam châm điện hoạt động.
C. Tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu tiếp điểm T.
D. Bổ sung điện năng cho bộ nguồn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tác dụng của nguồn điện P là gì?
bởi Mai Anh 28/02/2021
Trên hình 67 mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.
A. Cung cấp điện cho động cơ Đ.
B. Cung cấp điện cho nam châm điện hoạt động.
C. Tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu tiếp điểm T.
D. Bổ sung điện năng cho bộ nguồn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thanh sắt có tác dụng gì?
bởi Nguyễn Thủy 28/02/2021
Trên hình 67 mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.
A. Khi bị nam châm hút, thanh sắt đóng tiếp điểm T làm cho mạch 2 được đóng kín và có dòng điện chạy qua động cơ.
B. Khi bị nam châm hút, thanh sắt ngắt tiếp điểm T làm cho mạch 2 được đóng hở và không có dòng điện chạy qua động cơ.
C. Có tác dụng dẫn điện từ mạch 1 sang mạch 2.
D. Có tác dụng giúp cho nam châm điện hoạt động ổn định.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hình 70 mô tả cấu tạo của một rơle dòng, là loại rơle mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ.
bởi Long lanh 01/03/2021
S là một thanh sắt, L là lò xo, 1 và 2 là các tiếp điểm, Đ là động cơ. Khi dòng điện chạy qua động cơ vượt mức cho phép thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc.
Bình thường các tiếp điểm đóng hay mở?
A. Cả hai tiếp điểm đều đóng.
B. Cả hai tiếp điểm đều mở.
C. Tiếp điểm 1 đóng, tiếp điểm 2 mở.
D. Tiếp điểm 2 đóng, tiếp điểm 1 mở.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tác dụng của nguồn điện Q là:
bởi Tra xanh 01/03/2021
Trên hình 67 mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.
A. Cung cấp điện cho nam châm điện hoạt động.
B. Cung cấp điện cho động cơ Đ.
C. Cung cấp điện cho cả hai mạch 1 và 2.
D. Làm cho nam châm điện mạnh thêm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây.
bởi Trinh Hung 01/03/2021
Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:
A. Kim chỉ thị không dao động.
B. Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động.
C. Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S.
D. Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trên hình 67 mô tả nguyên tắc cấu tạo của một rơle điện từ. Trong đó mạch 1 gồm nam châm điện, nguồn điện P và công tắc K mắc nối tiếp, mạch 2 gồm động cơ Đ nối tiếp với bộ nguồn Q thông qua tiếp điểm T.
bởi Lan Ha 01/03/2021
Tác dụng cơ bản của nam châm điện là dùng để
A. Đóng hoặc ngắt dòng điện chạy qua động cơ Đ.
B. Tạo ra từ trường mạnh.
C. Gây nhiễm từ cho thanh sắt.
D. Đóng hoặc ngắt dòng điện chạy qua nguồn P.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trên hình 69 là sơ đồ cấu tạo của ống nghe trong máy điện thoại. M là màng rung. N là nam châm điện.
bởi Bảo Hân 28/02/2021
Nam châm điên N có tác dụng gì?
A. Nam châm điện có tác dụng hút màng rung.
B. Nam châm điện có tác dụng để giữ cho màng rung cố định.
C. Nam châm điện giữ cho cường độ dòng điện chạy qua ống nghe luôn ổn định.
D. Nam châm điện tạo ra âm thanh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Điện thoại.
B. Công tắc điện (loại thông thường).
C. Chuông điện.
D. Vô tuyến truyền hình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.
B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.
C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.
D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời