Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 30 Quá trình đẳng tích và Định luật Sác-lơ giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 162 SGK Vật lý 10
Thế nào là quá trình đẳng tích ? Tìm một ví dụ về quá trình này.
-
Bài tập 2 trang 162 SGK Vật lý 10
Viết hệ thức liên hệ giữa p và T trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định.
-
Bài tập 3 trang 162 SGK Vật lý 10
Phát biểu định luật Sác-lơ.
-
Bài tập 4 trang 162 SGK Vật lý 10
Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ ?
A. \(p \sim T\). B. \(p \sim t\).
C. = hằng số. D. =
-
Bài tập 5 trang 162 SGK Vật lý 10
Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích ?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm \(p = p_0\).
-
Bài tập 6 trang 162 SGK Vật lý 10
Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác-lơ ?
A. \(p \sim t\). B. \(\frac{p_{1}}{T_{1}}\) = \(\frac{p_{3}}{T_{3}}\).
C. = hằng số. D. =
-
Bài tập 7 trang 162 SGK Vật lý 10
Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 2 bar. (1bar = 105 Pa). Hỏi phải tăng nhiệt độ lên tới bao nhiêu độ để áp suất tăng gấp đôi ?
-
Bài tập 8 trang 162 SGK Vật lý 10
Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 5 bar và nhiệt độ 250C. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 500C. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.
-
Bài tập 1 trang 230 SGK Vật lý 10 nâng cao
Hãy chọn câu đúng
Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì
A. Áp suất khí không đổi
B. Số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi
C. Số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
D. Số phân tử trong đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
-
Bài tập 2 trang 230 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 33oC dưới áp suất 300kPa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 37oC, tính độ tăng áp suất của khí trong bình.
-
Bài tập 3 trang 230 SGK Vật lý 10 nâng cao
(Nối tiếp bài tập vận dụng ở bài 45)
0,1 mol khí ở áp suất p1 = 2atm, nhiệt độ t1 = 0oC có thể tích V1 = 1,12 l (biểu diễn bởi điểm B trên hình 45.2). Làm cho khí nóng lên đến nhiệt độ t2 = 102oC và giữ nguyên thể tích khối khí.
a) Tính áp suất p2 của khí.
b) Vẽ tiếp trên đồ thị p - V (hình 45.2) đường biểu diễn quá trình làm nóng đẳng tích (thể tích không đổi) nói trên.
-
Bài tập 4 trang 230 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một lượng hơi nước có nhiệt độ 100oC và áp suất p100 = 1 atm ở trong bình kín. Làm nóng bình và khí đến nhiệt độ 150oC thì áp suất khí trong bình bằng bao nhiêu? Thành lập công thức cho áp suất của khí ở nhiệt độ t (Xen-xi-út) bất kì theo p100.
-
Bài tập 30.1 trang 70 SBT Vật lý 10
Hệ thức nào dưới đây không phù hợp với nội dung định luật Sác-lơ?
A. p/T = hằng số. B. p ~ 1/T.
C. p ~ T. D. p1/T1=p2/T2
-
Bài tập 30.2 trang 70 SBT Vật lý 10
Đốt nóng một lượng khí chứa trong một bình kín gần như không nở vì nhiệt sao cho nhiệt độ tuyệt đối của khí tăng lên 1,5 lần. Khi đó áp suất của khí trong bình
A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần.
C. tăng lên 1,5 lần. D. giảm đi 1,5 lần.
-
Bài tập 30.3 trang 70 SBT Vật lý 10
Đường biểu diễn nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng tích?
-
Bài tập 30.4 trang 70 SBT Vật lý 10
Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Sác-lơ ?
A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.
B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.
C. Đun nóng khí trong một xilanh kín.
D. Đun nóng khí trong một xilanh hở.
-
Bài tập 30.5 trang 71 SBT Vật lý 10
Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 20°C và áp suất 105 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 40°C thì áp suất trong bình sẽ là bao nhiêu ?
-
Bài tập 30.6 trang 71 SBT Vật lý 10
Một săm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20°C và áp suất 2 atm. Hỏi săm có bị nổ không, khi để ngoài nắng nhiệt độ 42°C ? Coi sự tăng thể tích của săm là không đáng kể và biết săm chỉ chịu được áp suất tối đa là 2,5 atm.
-
Bài tập 30.7 trang 71 SBT Vật lý 10
Một bình thủy tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn. Nung nóng bình lên tới 2000C. Áp suất không khí trong bình là bao nhiêu? Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể.
-
Bài tập 30.8 trang 71 SBT Vật lý 10
Một bình hình trụ đặt thẳng đứng có dung tích 8 lít và đường kính trong 20 cm, được đậy kín bằng một nắp có khối lượng 2 kg. Trong bình chứa khí ở nhiệt độ 1000C dưới áp suất bằng áp suất khí quyển (105 N/m2). Khi nhiệt độ trong bình giảm xuống còn 200C thì:
a) Áp suất khí trong bình bằng bao nhiêu?
b) Muốn mở nắp bình cần một lực bằng bao nhiêu?
-
Bài tập 30.9 trang 71 SBT Vật lý 10
Biết thể tích của một lượng khí là không đổi. Hãy giải bài toán sau đây bằng hai cách: dùng công thức; dùng đồ thị.
a) Chất khí ở 00C có áp suất 5 atm. Tìm áp suất của khí ở nhiệt độ 2730C.
b) Chất khí ở 00C có áp suất p0. Phải đun nóng chất khí lên tới nhiệt độ nào để áp suất tăng lên 3 lần?
-
Bài tập 30.10 trang 71 SBT Vật lý 10
Một chai chứa không khí được nút kín bằng một nút có trọng lượng không đáng kể, tiết diện 2,5 cm2. Hỏi phải đun nóng không khí trong chai lên tới nhiệt độ tối thiểu bằng bao nhiêu để nút bật ra? Biết lực ma sát giữa nút và chai có độ lớn là 12 N, áp suất ban đầu của không khí trong chai bằng áp suất khí quyển và bằng 9,8.104 Pa, nhiệt độ ban đầu của không khí trong chai là -30C.