Tài liệu Xác suất xuất hiện mã di truyền - Xác định kiểu gen, kiểu gen đồng hợp, dị hợp môn Sinh học 9 năm 2021, được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HSG sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
XÁC SUẤT XUẤT HIỆN MÃ DI TRUYỀN – XÁC ĐỊNH KIỂU GEN – KG ĐỒNG HỢP, KG DỊ HỢP MÔN SINH HỌC 9
1. Dạng Tính xác suất, xuất hiện mã di truyền
a. Phương pháp giải
Bước 1: Tìm các kiểu sắp xếp (các kiểu bộ 3)
Bước 2: Tính xác suất mỗi kiểu bộ 3 = tích tỉ lệ của mỗi loại nucleotit có mặt trong bộ ba
b. Bài tập minh họa
Bài 1.
Một phân tử mARN tổng hợp nhân tạo chứa 90% U và 10% A.
Xác suất gặp của các bộ ba ribônucleotit có thể được tạo thành ngẫu nhiên.
Hướng dẫn giải:
Trong ARN xác suất của U = 0,9; A =0,1
Xác suất gặp của các bộ ba ribônucleotit có thể được tạo thành ngẫu nhiên:
Loại 3 U: UUU = (0,9)3 = 0,729
Loại 2U 1A: UUA = UAU = AUU = (0,9)2 . 0,1 = 0,081
Loại 1U 2A: UAA = AUA = AAU = 0,9 . (0,1)2 = 0,009
Loại 3 A: AAA = (0,1)3 = 0,001
Bài 2.
Nếu các nu được xếp ngẫu nhiên trên 1 phân tử ARN dài 1000nu, chứa 20%A, 25%X, 25%U và 30% G. Số lần trình tự: 5'-GUUA-3' trung bình xuất hiện trong đoạn phân tử ARN nêu trên là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Xác suất để 1 ribonu là A, U, G, X trên phân tử này theo giả thiết lần lượt là 0.2; 0.25, 0.3 và 0.25 (nếu không đề cập trong giả thiết, có thể giả sử là 0.25 cho mỗi loại). --> Xác suất để xuất hiện bộ 5'-GUUA-3' là (0.3x 0.25x 0.25 x 0.2). 1000 = 3,75 (Xác suất xuất hiện bộ 5'-GUUA-3' là khoảng 3 đến 4 lần trong phân tử mARN trên).
c. Bài tập vận dụng:
Bài 1.
Một phân tử mARN có 70% A, 30% U. Một enzym có khả năng nối tất cả các nucleotit tạo ARN một cách ngẫu nhiên. Xác định tần số(tỉ lệ) tất cả các kiểu bộ 3 có thể được tạo thành.
Bài 2:
Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp có 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên, tính xác suất bắt gặp bộ ba AAU và xác suất bắt gặp bộ ba có 2 A và 1 U.
Bài 3:
Từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X cấu tạo nên phân tử ADN, có thể tạo nên tối đa bao nhiêu bộ ba khác nhau chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại A?
Bài 4:
Một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo từ 3 loại nuclêôtit là A, U, G. Số loại bộ ba mã hóa axít amin chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A tối đa có thể có là bao nhiêu?
2. Dạng Tìm số loại kiểu gen, kiểu gen đồng hợp, kiểu gen dị hợp
* Với mỗi gen: (xét trường hợp gen trên NST thường)
Phân tích và chứng minh số KGDH, số KGĐH, số KG của mỗi gen, chỉ ra mối quan hệ giữa 3 yếu tố đó với nhau và với số alen của mỗi gen:
- Số alen của mỗi gen có thể lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng trong KG luôn có mặt chỉ 2 trong số các alen đó.
Nếu gọi số alen của gen là r thì
- Số KGDH = 1+2+...+ r-1 = r( r – 1)/2
- Số KGĐH luôn bằng số alen = r
- Số KG = số KGĐH + số KGDH = 1+2+3+...+ r-1 +r = r( r + 1)/2
- Số KG dị hợp về ít nhất một cặp gen:
Số KG dị hơp về ít nhất một cặp gen đồng nghĩa với việc tính tất cả các trường hơp trong KG có chứa cặp dị hơp, tức là bằng số KG – số KG đồng hơp về tất cả các gen ( thay vì phải tính 1.3dd+ 2.3Đd + 1.3Đd )
-Vậy số KG trong đó ít nhất có một cặp dị hợp = số KG – số KG ĐH
* Với nhiều gen: Do các gen PLĐL nên kết quả chung = tích các kết quả riêng
VD: ( đề khảo sát đội tuyển tỉnh – huyện Tam Dương 2014-2015)
Gen I quy định tính trạng hình dạng tóc có 2, gen II quy đinh nhóm máu có 3 alen. Các gen PLĐL. Biết không có đột biến xảy ra. Xác định trong loài:
- Có bao nhiêu KG?
- Có bao nhiêu KG đồng hợp về tất cả các gen?
- Có bao nhiêu KG dị hợp về tất cả các gen?
- Có bao nhiêu KG dị hợp về một cặp gen?
- Có bao nhiêu KG dị hợp về hai cặp gen?
- Có bao nhiêu KG ít nhất có một cặp gen dị hơp?
Giải
Dưa vào công thức tổng quát và do các cặp gen PLĐL nên kết quả chung bằng tích các kết quả riêng, ta có:
GenI:
- Số KGĐH luôn bằng số alen = r1= 2
- Số KGDH = r1( r1 – 1)/2= 1
- Số KG = số KGĐH + số KGDH = r1( r1 + 1)/2 = 3
Gen II:
- Số KGĐH luôn bằng số alen = r2= 3
- Số KGDH = r2( r2 – 1)/2= 3( 3-1)/2=3
- Số KG = số KGĐH + số KGDH = r( r + 1)/2 = 6
* Số KG trong quần thể = 2(2+1)/2 . 3(3+1)/2 = 3.6 = 18
* Số KG đồng hợp về tất cả các gen trong loài = r1. r2 = 2.3 = 6
* Số KG dị hợp về tất cả các gen trong loài = r1(r1-1)/2 . r2(r2-1)/2 = 1.3 = 3
* Số KG dị hợp về một cặp gen:
Kí hiệu : Đ: đồng hơp ; d: dị hơp Ở gen I có: (2Đ+ 1d) Ở gen II có: (3Đ + 3d) → Đối với cả 2 gen là kết quả khai triển của : (2Đ + 1d)(3Đ + 3d) =2.3ĐĐ + 1.3dd+ 2.3Đd + 1.3Đd
- Vậy số KG dị hợp về một cặp gen = 2.3 + 1.3 = 9
-Số KG dị hợp về hai cặp gen= 1.3 = 3
* Số KG ít nhất có một cặp gen dị hơp: Số KG - Số KGĐH= 18- 6= 12
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Xác suất xuất hiện mã di truyền - Xác định kiểu gen, kiểu gen đồng hợp, dị hợp môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: