Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích ở phần gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều. Đoạn trích này gợi lên nỗi cô quạnh cùng những nỗi nhớ quê hương, người thân và nỗi lo lắng cho số phận đầy sóng gió của Kiều. Đến với bài văn Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, các em sẽ cảm nhận rõ hơn về những tâm trạng này của Thúy Kiều. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du:
- Nguyễn Du (1766 – 1820), là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.
- Giới thiệu về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Đoạn trích nằm ở phần hai của Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc), được viết bằng chữ Nôm.
- Đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
2. Thân bài
- Hoàn cảnh cô đơn của Kiều
- Không gian: Lầu Ngưng Bích
- Thời gian: Mây sớm, đèn khuya, trăng
- Cảnh vật:
- Non xa – trăng gần
- Mây – đèn
- Cồn cát nọ - bụi hồng kia
- Bốn bề bát ngát
- Nghệ thuật liệt kê, đối lập: cảnh vật hiện ra bộn bề, bát ngát, mênh mông đối lập với lòng người đang cô đơn, trống vắng nơi đất khách quê người.
⇒ Cảnh vật dưới cái nhìn của Kiều: đẹp nhưng đượm buồn.
- Nỗi nhớ của Kiều
- Nhớ chàng Kim
- Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng
- Hình dung Kim Trọng nơi xa đang mong chờ tin tức, còn mình thì đang cảm thấy có lỗi.
- Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được.
- ⇒ Nỗi nhớ người yêu da diết, đau đáu.
- Nỗi nhớ cha mẹ
- Thương cho cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già (xót, quạt nồng ấp lạnh).
- Điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
- Nhớ chàng Kim
⇒ Kiều là một con người hiếu thảo, thủy chung, vị tha, luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình.
- Tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện thông qua bốn cảnh vật cùng điệp từ “buồn trông”
- Cảnh vật: hình ảnh cánh buồm “xa xa” thấp thoáng nơi cửa bể gợi cảnh đời lưu lạc nơi chân trời góc bể, nỗi nhớ quê da diết.
- Cảnh vật: cánh hoa trôi man mác gợi lên số phận lênh đênh vô định của Kiều.
- Cảnh vật: nội cỏ rầu rầu gợi về một tương lai mù mịt không lối thoát của con người.
- Cảnh vật: gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng khơi gợi tâm trạng hãi hùng, lo sợ trước số phận, cuộc sống đang đe dọa bủa vây xung quanh Kiều.
⇒ Nghệ thuật: vần bằng, từ láy gợi nên nỗi buồn tầng tầng lớp lớp.
⇒ Cảnh vật được miêu tả từ xa đến gần: tương ứng với nỗi nhớ của Kiều: quê hương, người thân đến lo buồn cho số phận của bản thân mình.
- Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình.
- Bức tranh tâm trạng đặc sắc.
- Nỗi buồn của Kiều như lan tỏa sang cảnh vật, xâm chiếm lòng nàng.
3. Kết bài
- Nội dung: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.
- Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Gợi ý làm bài:
Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật trong "Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là bức tranh tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Đoạn thơ miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều. Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy xúc động.
Hơn 22 câu thơ lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, man mác, mênh mang nỗi buồn. Hầu như không dòng nào thậm chí từ hình ảnh, âm thanh trong đoạn thơ không ít nhiều thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tâm trạng bẽ bàng, buồn nhớ lo lắng khi một mình đứng trước lầu Ngưng Bích nhìn xa.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Đoạn trích với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh phong phú sinh động giữa tả ngoại cảnh, tâm cảnh, tâm trạng Kiều. Bẽ bàng, sót xa, thẩn thờ khi lâm vào cảnh ngộ bơ vơ, bế tắc. Qua đoạn trích người đọc thấy được tấm lòng thương cảm, sẻ chia, sót xa của tác giả đối với người phụ nữ tài sắc đức hạnh. Đoạn trích này đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc.
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----