YOMEDIA

Tuyển tâp Một số câu hỏi tự luận vận dụng cao Địa lí các vùng kinh tế Tây Nguyên, Nam Bộ Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Tuyển tâp Một số câu hỏi tự luận vận dụng cao Địa lí các vùng kinh tế Tây Nguyên, Nam Bộ Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các vùng kinh tế Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long,... Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ:

ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ

Câu 1. Việc khai thác tài nguyên rừng không hợp lí sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội, tài nguyên và môi trường của vùng Tây Nguyên. Giải pháp.

Câu 2. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước (sau Đông Nam Bộ). Để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên một cách bền vững cần có những giải pháp nào?

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế chủ yếu đối với việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ .

Câu 4. 

"Khó khăn lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long là ngập lũ trên diện rộng, mùa khô kéo dài, phần lớn diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn". Bằng những hiểu biết của mình, em hãy trình bày một số biện pháp nhằm sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Câu 5. Dựa vào hình dưới đây và kết hợp kiến thức đã học, hãy cho biết những vấn đề về môi trường cần quan tâm Đồng bằng Sông Cửu Long ?

Câu 6. Dựa vào bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

NĂM 2011 (Đơn vị: tấn)

LOẠI

Cả nước

Đồng bằng

Sông Cửu Long

Tổng sản lượng thủy sản

5447418

3169715

Sản lượng thủy sản khai thác

2514335

1040759

Sản lượng cá nuôi

2255564

1662399

Sản lượng tôm nuôi

478694

366196

 

a. Nhận xét về vai trò của Đồng bằng Sông Cửu Long trong việc sản xuất thủy sản ở nước ta.

b. Giải thích vì sao ngành thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

ĐÁP ÁN

Câu 1.

- Những ảnh hưởng:

  + Mất nguồn tài nguyên rừng,

  + Làm giảm sút lớp phủ thực vật, mực nước ngầm hạ thấp,

  + Đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi, lũ quét, lũ lụt…

- Biện pháp:

  + Trồng và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng;

  + Khai thác tài nguyên (có tài nguyên rừng) hợp lí;

  + Định canh-định cư đi kèm với ổn định sản xuất;

  + Các giải pháp khác…

Câu 2.  Những giải pháp:

- Giải pháp giải quyết các vấn đề về tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…

- Giải pháp giải quyết các vấn đề về kinh tế-xã hội: đảm bảo vấn đề lương thực- thực phẩm, lao động, cơ sở vật chất-kỹ thuật, chế biến…

Câu 3.

a. Thế mạnh :

- Gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa- Vũng Tàu.

- Vị trí địa lý :

  + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có sức hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

  + Giáp với ĐBSCL, Tây Nguyên, Duyên hải NTB là những vùng nguyên liệu dồi dào, cung cấp nguyên liệu cho ĐNB và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp

  + Giáp Campuchia và biển Đông: thuận lợi giao lưu với các nước và phát triển các ngành kinh tế biển.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

  + Đất và khí hậu thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả qui mô lớn

  • Đất badan chiếm 40% diện tích của vùng , đất xám bạc màu trên phù sa cổ dễ thoát nước
  • Khí hậu : cận xích đạo ẩm, ít chịu ảnh hưởng của bão

  + Sông: hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện, thủy lợi, giao thông và thủy sản.

  + Biển: giàu tiềm năng

  • Giao thông hàng hải
  • Thủy sản: gần các ngư trường lớn (Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang - Cà Mau ) ,ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để đánh bắt nuôi trồng thủy sản và xây dựng cảng cá.
  • Du lịch và khoáng sản

  + Rừng DT không lớn, nhưng giá trị cao (kinh tế và sinh thái) ,có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

  + Khoáng sản: dầu khí và vật liệu xây dựng với trữ lượng lớn.

- Điều kiện kinh tế – xã hội:

  + Tập trung nguồn lao động có chuyên môn cao

  + Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hơn các vùng khác

  + Có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật

  + Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cao nhất

   +Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp qui mô lớn (TP HCM trung tâm công nghiệp lớn nhất nước )

   + Có TPHCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại và là đầu mối GTVT hàng đầu của cả nước.

b. Khó khăn của vùng :

- Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt.

- Ô nhiễm môi trường

- Sức ép về việc làm, nhà ở, an ninh, giao thông…

Câu 4.

- Khai thác hợp lí và bảo vệ mội trường

- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng Sông Cửu Long (làm thủy lợi).

- Phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng

- Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế

- Chủ động sống chung với lũ, khai thác cá nguồn lợi từ lũ

Câu 5.

Nước biển dâng; xâm nhập mặn, phèn; hạn hán; bão lũ; ô nhiễm; suy thoái rừng, xói mòn.

Câu 6.

a. Vai trò của ĐBSCL trong việc sản xuất thủy sản:

ĐBSCL có vai trò quan trọng nhất trong việc sản xuất thủy sản của nước ta chiếm 58,2% tổng sản lượng thủy sản, 41,4% sản lượng thủy sản khai thác, 73,7% sản lượng cá nuôi, 76,5% sản lượng tôm nuôi.

b. Giải thích:

- Đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi: vùng biển đầy tiềm năng với trên 700km đường bờ biển, trữ lượng hãi sản lớn, có hàng trăm bãi tôm, bãi cá, có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều cửa sông, luồng lạch và các bãi triều, có gần 30 vạn ha mặt nước có thể nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn, khí hậu nóng quanh năm…

-  Là vùng được chú trọng đầu tư, khuyến khích và phát triển ngành thủy sản.

- Thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng được mở rộng.

{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 7-8 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tuyển tâp Một số câu hỏi tự luận vận dụng cao Địa lí các vùng kinh tế Tây Nguyên, Nam Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON