YOMEDIA

Hướng dẫn giải bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí dân cư Địa lí 12 mức độ vận dụng thấp

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về dân cư của nước ta trong chương trình Địa lí 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí dân cư Địa lí 12 mức độ vận dụng thấp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Câu 1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm dân số nước ta.

Câu 2

a. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.

b. Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội ?

c. Nêu biện pháp giải quyết đối với cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.

Câu 3.

a. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

b. Nêu mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta?

Câu 3. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự phân bố dân cư nước ta. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau: “Trong tình hình kinh tế - xã hội nước ta chưa phát triển, tình trạng đói nghèo còn cao, quy mô dân số khá lớn với hơn 90 triệu người (năm 2014), chất lượng dân số chưa được cải thiện đáng kể… Do đó, việc dân số tăng nhanh trở lại trong thời gian gần đây sẽ phá vỡ những thành quả đạt được, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm hạn chế tốc độ phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu” (Địa lí 12 – nhà xuất bản Giáo dục).

Từ các thông tin trên kết hợp với kiến thức đã học hãy phân tích tác động của đặc điểm dân số đông và tăng nhanh đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

Câu 5.  Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2005 (Đơn vị: %)

                              Năm

    Độ tuổi                  

1999

2005

Từ 0 đến 14 tuổi

33.5

27

Từ 15 đến 59 tuổi

58.4

64

Từ 60 tuổi trở lên

8.1

9

 

a. Qua bảng số liệu trên và Át-lát Địa lí Việt Nam, trang 15, hãy nhận xét sự biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta.

b. Cơ cấu dân số trẻ sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ?

Câu 6.  Cho bảng số liệu sau:

Mật độ dân số một số vùng của nước ta, năm 2006 (đơn vị: người/km2)

Vùng

Mật độ dân số

Đồng bằng sông Hồng

1225

Đông Bắc

148

Tây Bắc

69

Bắc Trung Bộ

207

Duyên hải Nam Trung Bộ

200

Tây Nguyên

89

Đông Nam Bộ

551

Đồng bằng sông Cửu Long

429

 

Từ bảng số liệu trên, kết hợp Át-lát Địa lí Việt Nam, trang 15, hãy so sánh mật độ dân số giữa các vùng và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng.

Câu 7. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: %)

Năm

Thành thị

Nông thôn

1990

19.5

80.5

1995

20.8

79.2

2000

24.2

75.8

2003

25.8

74.2

2005

26.9

73.1

 

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn qua các năm. Nêu nhận xét.

Câu 8.  Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho nước ta nhiều cơ hội; song, chất lượng, trình độ, kỹ năng và chuyên môn của người lao động còn khá thấp…”.

Dựa vào kiến thức đã học và nhận định trên, hãy phân tích ngắn gọn những mặt mạnh và tồn tại của nguồn lao động nước ta trong điều kiện hiện nay.

ĐÁP ÁN

Câu 1.  Đặc điểm dân số nước ta:

- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:

+ Đông dân: Dân số nước ta (số liệu), đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

+ Nhiều thành phần dân tộc: có 54 dân tộc, nhiều nhất là người Kinh chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số.

- Dân số còn tăng nhanh: (dựa vào biểu đồ tình hình dân số) Dân số nước ta tăng nhanh, nhất là nửa cuối thế kỉ XX, dẫn đến bùng nổ dân số. Tuy tỉ lệ tăng dân số những năm gần đây có giảm nhưng còn chậm (giai đoạn 1989 - 1999 là 1,7%, giai đoạn 2002 - 2005 còn 1,32%), mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người.

- Cơ cấu dân số trẻ: Năm 2005, tỉ lệ dân số từ 0 - 14 tuổi chiếm 27%, từ 15 - 59 tuổi chiếm 64%, từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 9%.

Câu 2. 

a. Phân biệt cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ.

Nhóm tuổi

Dân số già (%)

Dân số trẻ (%)

0 – 14 tuổi

<25

>35

60 tuổi trở lên

>15

<10

 

b. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội.

*Dân số già:

- Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhiều thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao.

- Khó khăn: Thiếu lao động trong tương lai, chi phí phúc lợi người già lớn.

*Dân số trẻ:

- Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào và bổ sung lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn, năng động, nhạy bén trong tiếp thu khoa học kỹ thuật.

- Khó khăn: Gây sức ép đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và chất lượng cuộc sống, thiếu kinh nghiệm trong SX, thiếu thợ giỏi, thợ kĩ thuật cao.

c. Biện pháp giải quyết.

- Đối với dân số già: Khuyến khích lập gia đình, sinh con và nhập khẩu lao động một cách hợp pháp.

- Đối với dân số trẻ: Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 3.    

a. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta:

 - Thuận lợi:

+ Lực lượng lao động dồi dào, trên 50% tổng số dân cả nước.

+ Lực lượng lao động trẻ, năng động, tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.

 - Khó khăn:

+ Đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục.

+ Khó khăn cho giải quyết việc làm.

b. Mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:

 - Hiện trạng: do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta cao trong một thời gian dài nên cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ.

- Xu hướng: thời gian gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm nên cơ cấu dân số có xu hướng già đi.

Câu 4. 

*Nhận xét sự phân bố dân cư:

Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Không đều  giữa đồng bằng với trung du, miền núi (dẫn chứng).

+ Không đều giữa các vùng đồng bằng với nhau (dẫn chứng).

+ Không đều giữa các vùng trung du, miền núi với nhau (dẫn chứng).

+ Không đều giữa nông thôn với thành thị (dẫn chứng).

*Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

- Tính chất của nền kinh tế (hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).

- Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, nguồn nước…).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ (sớm hay muộn).

- Chuyển cư (số người chuyển đi, chuyển đến nhiều hay ít)

Câu 5.

a. Thuận lợi:

- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị  trường tiêu thụ rộng lớn.

- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật.

b. Khó khăn:

- Đối với phát triển kinh tế.

+ Cản trở sự phát triển kinh tế. Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế.

+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.

+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.

+ Làm hạn chế tốc độ phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu.

- Đối với phát triển xã hội:

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp.

+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.

- Đối với tài nguyên, môi trường:

+ Suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Không gian cư trú chật hẹp.

Câu 6.

* Nhận xét bảng số liệu

- Dân số nước ta thuộc loại trẻ.

- Đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: giảm tỷ lệ nhóm tuổi 0-14 tuổi, tăng tỷ lệ nhóm tuổi 15-59 tuổi và 60 tuổi trở lên.

* Cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn.

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh thành tựu khoa học kĩ thuật.

- Khó khăn: gây sức ép với các vấn đề y tế, giáo dục, việc làm, trật tự xã hôi,…

Câu 7.

- Dân số nước ta phân bố không đều. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất, 1225 người/km2.  Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Nơi có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên. Chênh lệch nơi mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên tới 17.8 lần.

- Dân số nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, ven biển; thưa thớt ở vùng núi.

Câu 8.

- Biểu đồ thích hợp đáp ứng yêu cầu của đề là biểu đồ miền hoặc biểu đồ cột chồng. Biểu đồ phải đảm bảo tính thẩm mĩ, có tên biểu đồ, chú thích, khoảng cách năm hợp lí…

- Nhận xét.

+ Dân số nước ta chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn có xu hướng giảm, tỷ lệ dân số thành thị có xu hướng tăng (số liệu).

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 9-13 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Hướng dẫn giải bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí dân cư Địa lí 12 mức độ vận dụng thấp. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON