YOMEDIA

Tổng ôn lý thuyết THPT QG môn Hóa năm 2019

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh bộ tài liệu 240 câu hỏi lý thuyết ôn thi THPT QG môn Hóa năm 2019, hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp các em củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới! Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA


Tổng ôn lý thuyết THPT QG môn Hóa năm 2019

Câu 1. Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2  →  Cu + H2O

(2) 2CuSO+ 2H2O  →  2Cu + O+ 2H2SO4

(3) Fe + CuSO4  →  FeSO+ Cu

(4) 2Al + Cr2O →  Al2O3  +  2Cr

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là.

A. 4             B. 3             C. 2              D. 1
Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư;

Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CrCl3;

Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng;

Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4;

Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là.

A. 5.          B. 2.           C. 4.           D. 3.

Câu 3. Phản ứng nào sau đây là sai?

A. 2Fe + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2

B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

C. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

D. 4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2

Câu 4. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 2 tan hết trong dung dịch HCl loãng dư.

B. Hỗn hợp chứa Na và Al có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư.

C. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.

D. Cho BaO dung dịch CuSO4, thu được hai loại kết tủa.

Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.

(2) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.

(3) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng.

(4) Điện phân nóng chảy NaCl.

(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(6) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.

Số thí nghiệm thu được kim loại là.

A. 4               B. 3             C. 5                 D. 6

Câu 6. Cho các nhận xét sau :

(1)Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra.

(2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3.

(3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

(4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

Số nhận xét đúng là.

A. 4.           B. 2.            C. 3.             D. 1.

Câu 7. Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl loãng.

B. Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2.

C. Nhúng thanh Fe nguyên chất trong dung dịch ZnCl2.

D. Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4.

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp.

(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

(5) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.

(6) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.

(7) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.

(8) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và CrO trong khí trơ.

Số thí nghiệm thu được đơn chất là.

A. 7              B. 5           C. 8              D. 6

Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.

(3) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(4) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

A. (1), (3), (4), (5).               B. (2), (3), (4),(6).            C. (2), (4), (6).             D. (1), (3), (5).

Câu 10: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.

D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.

Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(2) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

(3) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

(4) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3                       B. 2                   C. 1                     D. 4

Câu 12: Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:

A. 3             B. 1              C. 4                    D. 2

Câu 13: Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?

(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.

(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm

(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3

A. 3                 B. 2                C. 4               D. 5

Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(2) Đốt dây Al trong bình đựng khí O2;

(3) Cho lá Fe vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

(4) Cho lá Mg vào dung dịch HCl;

(5) Đốt miếng gang ngoài không khí (khô).

(6) Cho miếng gang vào dung dịch NaCl.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3           B. 2           C. 1            D. 4

Câu 15.Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, saccarozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là

A. 5               B. 3                  C. 4                   D. 6.

Câu 16. Cho các phát biểu sau:

(1) Natri cacbonat khan được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt

(2) Canxi cacbonat được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp

(3) Thạch nhũ trong các hang động có thành phần chính là canxi cacbonat

(4) Na2CO3 được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit

(5) Axit cacbonic rất kém bền và là một axit hai nấc

(6)Nước đá khô (CO) dùng để chế tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm

(7) CO là 1 khí không màu không mùi nên người ngộ độc thường không biết

Số phát biểu đúng là:

A. 6               B. 3                C. 5                 D. 4.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề tổng hợp lý thuyết THPT QG môn Hóa 2019, để xem nội dung chi tiết, đầy đủ mời thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống để xem online hoặc tải về máy.

Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em đạt kết quả thật cao trong kỳ thi sắp tới!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF