YOMEDIA

Tổng ôn lý thuyết của Diễn biến quá trình dịch mã Sinh 12 năm 2021

Tải về
 
NONE

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức về quá trình dịch mã để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Tổng ôn lý thuyết của Diễn biến quá trình dịch mã Sinh 12 năm 2021 gồm phần phương pháp và bài tập để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

ADSENSE

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Hoạt hoá aa:

                                                     Enzim

 Axit amin + tARN + ATP      →     aa – tARN.

1.2. Tổng hợp chuỗi polipeptit:

a. Mở đầu:

Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

b. Kéo dài chuỗi polypeptit:

- Aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

- Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển aa1 được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất.

- Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển aa2 được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.

c. Kết thúc:

- Ribôxôm  tiếp xúc mã kết thúc thì quá trình dịch mã hoàn tất.

- aa mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit để hình thành prôtêin có những bậc cấu trúc cao hơn.

* Pôliriboxôm: là hiện tượng có nhiều ribôxôm cùng dịch mã trên 1 mARN => làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin (cùng loại).

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?

A. 3’ → 3’.                 

B. 3’ → 5’.                 

C. 5’ → 3’.                 

D. 5’ → 5’.

Câu 2: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp:

A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.               

B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.

C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.                             

D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 3: Cho biết các côđon mã hóa các aa tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX-Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 aa thì trình tự của 4 aa đó là:

A. Ala-Gly-Ser-Pro.   

B. Pro-Gly-Ser-Ala.  

C. Pro-Gly-Ala-Ser.   

D. Gly-Pro- Ser-Ala.

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) phân tử ADN mạch kép.                           (2) phân tử tARN.

(3) phân tử protein.                                         (4) quá trình dịch mã.

A. (1) và (2).              

B. (2) và (4).               

C. (1) và (3).               

D. (3) và (4).

Câu 5: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.                           

B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.                           

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.

Câu 6: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5 ' XGA 3' mã hoá axit amin Acginin; 5 ' UXG 3' và 5 ' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5 ' GXU 3' mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5 ' GXTTXGXGATXG 3' . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là:

A. Xêrin –  Alanin – Xêrin – Acginin.                       

B. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin.

C. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin.

D. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin.

Câu 7: Theo bảng mã di truyền, một số bộ ba mã hóa cho các axit amin là: UGX: Cys ; AXG: Thr ; GXA: Ala ; XGU: Arg. ARN vận chuyển (tARN) có bộ ba đối mã là 3’ UGX 5’ có vai trò vận chuyển axit amin là:           

A. Cys.           

B. Thr             

C. Ala.           

D. Arg.

Câu 8: Theo bảng mã di truyền thì các bộ ba mã hóa cho axit amin là: 

      XAG: Gln,               GAX: Asp,               GUX: Val,                   XUG: Leu

Một tARN có bộ ba đối mã là 3’ XAG 5’ thì tARN này sẽ mang axit amin là:

A. Gln.                       

B. Asp.                       

C. Val                        

D. Leu.

Câu 9: Theo bảng mã di truyền, một số bộ ba quy định cho các axit amin là: AUG: Met ; GUA: Val ; UAX: Tyr; XAU: His. Loại tARN có bộ ba đối mã là 3’ AUG 5’ có vai trò vận chuyển loại axit amin nào trong quá trình dịch mã? 

A. Met.                       

B. Val.                        

C. Tyr                        

D. His.

Câu 10: Theo bảng mã di truyền thì bộ ba 5’XUA3’ trên mARN quy định cho axit amin Leu. Vậy bộ ba đối mã trên tARN vận chuyển axit amin Leu là

A. 3’ GUT 5’.            

B. 5’ GAU 3’.            

C. 5’ UAG 3’.            

D. 5’ XUA 3’.

Câu 11: Theo bảng mã di truyền, một số ba mã hóa cho các axit amin là:   5’XXU3’: Pro ; 5’UXA3’: Ser ; 5’GGA3’: Gly ;           5’UXX3’: Ser ;           5’AXU3’: Thr ;           5’XUA3’: Leu ;          5’AUX3’: Ile ;             5’AGG3’: Arg.

Một đoạn gen có trình tự các cặp nuclêôtit như sau:

3’ TAG TGA TXX AGG5’  (mạch mang mã gốc)

5’ ATX AXT AGG TXX 3’

Khi đoạn gen này phiên mã, dịch mã sẽ tổng hợp đoạn pôlipeptit có trình tự các axit amin tương ứng là

A. Pro – Ser – Gly – Leu.                                          

B. Leu – Pro – Ser – Gly.

C. Ile – Thr – Arg – Ser.                                            

D. Pro – Gly – Ser – Leu.

Câu 12: Theo bảng mã di truyền, một số ba mã hóa cho các axit amin là:   5’XXU3’: Pro ; 5’UXA3’: Ser ; 5’GGA3’: Gly ;           5’UXX3’: Ser ;           5’AXU3’: Thr ;           5’XUA3’: Leu ;          5’AUX3’: Ile ;             5’AGG3’: Arg.

Một đoạn gen có trình tự các cặp nuclêôtit như sau:

5’TAG TGA TXX AGG 3’  (mạch mang mã gốc)

3’ ATX AXT AGG TXX 5’

Khi đoạn gen này phiên mã, dịch mã sẽ tổng hợp đoạn pôlipeptit có trình tự các axit amin tương ứng là

A. Pro – Ser – Gly – Leu.                                          

B. Leu – Pro – Ser – Gly.

C. Ile – Thr – Arg – Ser.                                            

D. Pro – Gly – Ser – Leu.

Câu 13: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’.                        

B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.                         

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn lý thuyết của Diễn biến quá trình dịch mã Sinh 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF