Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp câu hỏi về lý thuyết môn Sinh học 9 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TỔNG HỢP CÂU HỎI VỀ LÝ THUYẾT SINH HỌC 9 NĂM 2021
Câu 1:Thế nào là tính trạng trội , tính trạng lặn? Cho ví dụ?
TL:
Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1
Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
Vd : Ptc : hoa đỏ x hoa trắng
F1 : 100% hoa đỏ
F1 x F1 à F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Vậy Tính trạng trội là : hoa đỏ , tính trạng lặn là hoa trắng
Câu 2: Trình bày những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân?
TL:
Các kì |
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể |
Kì đầu |
-Nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. - Các nhiễm sắc thể kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. |
Kì giữa |
-Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại. - Các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau |
-Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn -Các nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào. |
Kì cuối |
- Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn dài ra,ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất |
Câu 3: Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (mộtđoạn ADN) → mARN → prôtêin → Tính trạng.
TL:
* Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
+ ADN là khuôn mẫu để tổng hợp Marn.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin (cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào → biểu hiện thành tính trạng.
* Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Trình tự các nuclêotit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.
- Trình tự các nuclêôtit trong mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của Prôtêin.
- Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Câu 4: Đột biến số lượng NST là gì?
TL:
-Đột biến số lượng NST: là những biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc
1số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
Câu 5
a.Thế nào là hiện tượng dị bội thể? Sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một cặp nhiễm sắc thể thường thấy những dạng nào ?
b.Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội?
TL:
a.Hiện tượng dị bội thể : là đột biến thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nhiễm sắc thể nào đó.
Các dạng :2n + 1, 2n – 1
b. Cơ chế hình thành thể dị bội
Trong giảm phân có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li ® tạo thành 1 giao tử mang 2 nhiễm sắc thể và 1giao tử không mang một nhiễm sắc thể nào.
Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội
Câu 6: Thể đa bội là gì? Cho 2 ví dụ?
TL:
Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể là bội số của n ( nhiều hơn 2n )
- Ví dụ : bộ NST tam bội : 3n , cửu bội : 9n …
Câu 7:
a.Thường biến là gì ?Cho ví dụ minh họa về thường biến ?
b.Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình ?
TL:
a.Thường biến:là những biến đổi kiểu hình , phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường .
-Ví dụ : Gấu ở xứ lạnh vào mùa đông có lông dày màu trắng, mùa hè lông thưa màu vàng hoặc xám
b.Mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình.
-Kiểu hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
-Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen , ít chịu ảnh hưởng của môi trường
-Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường
Câu 8: Mức phản ứng là gì?
TL:
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
Câu 9
a.Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
b.Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người ?
TL:
a.Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó ( trội, lặn, do một gen hay nhiều gen qui đinh)
b.Các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:
- Người sinh sản chậm và đẻ ít con.
-Vì lí do xã hội , không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.
Câu 10: Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
TL:
Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm:
+ Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới.
+ Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
Câu 11:
a.Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Mô tả cấu trúc đó?
b. Nêu chức năng của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền các tính trạng?
TL:
*Cấu trúc của nhiễm sắc thể
-Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa
+ Hình dạng : V, que , hạt ,móc ….Dài : 0,5 → 50 micrômét
+Đường kính : 0,2 → 2 micrômet
-Cấu trúc :ở kì giữa NST gồm 2 crômatit (Nhiễm sắc tử chị em)
gắn với nhau ở tâm động
- Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN & prôtêin loại histon.
* Chức năng của NST:
NSt là cấu trúc mang gen có bản chất là AND, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 12: Mô tả cấu trúc không gian của ADN?
TL:
-ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải .
- Mỗi chu kì xoắn cao 34A0, đường kính 20A0, gồm 10 cặp nuclêôtit
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X hay ngược lại.
Câu 13: .Đột biến gen là gì ?Có những dạng nào?
TL:
-Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
-Các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit
Câu 14: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Có những dạng nào?
TL:
-Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể .
-Gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
Câu 15: Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền?
TL:
- Đấu tranh chống sản xuất , thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu , diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh.
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: