YOMEDIA

Tổng hợp bài tập trắc nghiệm về Con lắc lò xo và con lắc đơn môn Vật lý 12 trong các đề thi

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Tổng hợp bài tập trắc nghiệm về Con lắc lò xo và con lắc đơn môn Vật lý 12 trong các đề thi. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh một số dạng bài tập cơ bản về Dao động điều hòa, qua đó giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK
YOMEDIA

TỔNG HỢP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CON LẮC LÒ XO VÀ CON LẮC ĐƠN TRONG CÁC ĐỀ THI

1. TRẮC NGHIỆM CON LẮC LÒ XO

Câu 1(CĐ 2009): Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì 0,4 s. Khi vật ở vị trí cân bằng, lò xo dài 44 cm. Lấy \(g = {\pi ^2}\) (m/s2). Chiều dài tự nhiên của lò xo là

A. 36cm.                       B. 40cm.                         

C. 42cm.                       D. 38cm.

Câu 2(ĐH - 2009): Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.

A. 6 Hz.                        B. 3 Hz.                          

C. 12 Hz.                       D. 1 Hz.

Câu 3( ĐH 2013):  Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là  dao động điều hòa với chu kì 1s. Nếu thay vật nhỏ có khối lượng m1 bằng vật nhỏ có khối lượng m2 thì con lắc dao động với chu kì 0,5s. Giá trị m2 bằng

A. 100 g                        B. 150g                           

C. 25 g                            D. 75 g

Câu 4(CĐ 2013): Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng 250 g, dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang (vị trí cân bằng ở O). Ở li độ -2cm, vật nhỏ có gia tốc 8 m/s2. Giá trị của k là

A. 120 N/m.                       B. 20 N/m.                      

C. 100 N/m.                    D. 200 N/m.

Câu 5(CĐ 2013-NC): Một con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m dao động điều hòa với chu kỳ 0,1 s. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Khối lượng vật nhỏ của con lắc là

A. 12,5 g                            B. 5,0 g                           

C. 7,5 g                           D. 10,0 g 

Câu 7(THPTQG 2015). Một lò xo đồng chất tiết diện đều được cắt thành 3 lò xo có chiều dài tự nhiên l (cm);  (l - 10) (cm) và ( l – 20) (cm). Lần lượt gắn mỗi lò xo này ( theo thứ tự trên) với vật nhỏ khối lượng m thì được 3 con lắc lò xo có chu kỳ dao động riêng tương ứng là 2 s; \(\sqrt 3 \)s và T . Biết độ cứng của các lò xo tỉ lệ nghịch với chiều dài tự nhiên của nó. Giá trị của T là:

  A. 1,00 s                                B.1,28 s                      

C. 1,41 s                                  D.1,50 s

Câu 8(ĐH – 2007): Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ

A. tăng 2 lần.                          B. giảm 2 lần.             

C. giảm 4 lần.                          D. tăng 4 lần.

Câu 9(CĐ 2007): Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng

A. 200 g.                    B. 100 g.                    

C. 50 g.                       D. 800 g.

Câu 11(CĐ 2013-CB): Một vật nhỏ khối lượng 100g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn cực đại bằng

A. 8 N.                               B. 6 N.                            

C. 4 N.                            D. 2 N.

Câu 12(ĐH – 2010): Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.      

B. tỉ lệ với bình phương biên độ.

C. không đổi nhưng hướng thay đổi.                                             

D. và hướng không đổi.

Câu 13(ĐH – 2008): Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng 0,2 kg dao động điều hòa. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và  \(2\sqrt 3 \)m/s2. Biên độ dao động của viên bi là

 A. 16cm.                       B. 4 cm.                          

C. \(4\sqrt 3 \)cm.                        D. \(10\sqrt 3 \)cm.

Câu 14(CĐ 2009): Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ  \(\sqrt 2 \)cm. Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 100 g, lò xo có độ cứng 100 N/m. Khi vật nhỏ có vận tốc  \(10\sqrt {10} \)cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là                       

 A. 4 m/s2.                      B. 10 m/s2.                      

C. 2 m/s2.                           D. 5 m/s2.

Câu 15(CĐ 2008): Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox, quanh vị trí cân bằng O với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian T/4, quãng đường lớn nhất mà vật có thể đi được là

A. A.                           B. 3A/2.                     

C. A√3.                       D. A√2 .

Câu 16(ĐH - 2009): Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acoswt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Lò xo của con lắc có độ cứng bằng

    A. 50 N/m.                    B. 100 N/m.                   

C. 25 N/m.                        D. 200 N/m.

Câu 17(ĐH - 2009): Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là

A. 6 cm                         B. \(6\sqrt 2 \)cm                     

C. 12 cm                            D. \(12\sqrt 2 \)cm

Câu 19(CĐ - 2010): Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa với biên độ 0,1 m. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi viên bi cách vị trí cân bằng 6 cm thì động năng của con lắc bằng

A. 0,64 J.                     B. 3,2 mJ.                     

C. 6,4 mJ.                      D. 0,32 J.

Câu 21(CĐ -  2010): Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động đều hòa theo phương ngang với phương trình  Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1 s. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Khối lượng vật nhỏ bằng

A. 400 g.                     B. 40 g.                         

C. 200 g.                     D. 100 g.

Câu 22(ĐH – 2010): Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 là  \(\frac{T}{3}\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số dao động của vật là

A. 4 Hz.                      B. 3 Hz.                          

C. 2 Hz.                        D. 1 Hz.

...

---Xem tiếp nội dung đầy đủ phần Trắc nghiệm Con lắc lò xo ở phần xem online hoặc tải về---

2. TRẮC NGHIỆM CON LẮC ĐƠN

Câu 1(CĐ 2007): Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.              

B. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.

C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

Câu 2(CĐ 2007): Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài  l và viên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường  g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là

A. mg l (1 - cosα).      B. mg l (1 - sinα).       

C. mg l (3 - 2cosα).     D. mg l (1 + cosα).

Câu 3(CĐ 2007): Tại một nơi, chu kì dao động điều hoà của một con lắc đơn là 2,0 s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kì dao động điều hoà của nó là 2,2 s. Chiều dài ban đầu của con lắc này là

A. 101 cm.                  B. 99 cm.                     C. 98 cm.                     D. 100 cm.

Câu 3(ĐH – 2008): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

    A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

    B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.

    C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.

    D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

Câu 4(CĐ 2009): Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 60. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90 g và chiều dài dây treo là 1m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng

A. 6,8.10-3 J.                  B. 3,8.10-3 J.                   

C. 5,8.10-3 J.                      D. 4,8.10-3 J.

Câu 5(CĐ 2009): Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc \({\alpha _0}\). Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A. \(\frac{1}{2}mg\ell \alpha _0^2\).                 B. \(mg\ell \alpha _0^2\)                      

C. \(\frac{1}{4}mg\ell \alpha _0^2\).                     D. \(2mg\ell \alpha _0^2\).

Câu 6(ĐH - 2009): Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian \(\Delta t\), con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian \(\Delta t\) ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. 144 cm.                    B. 60 cm.                       

C. 80 cm.                           D. 100 cm.

Câu 7(ĐH - 2009): Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là

A. 0,125 kg                   B. 0,750 kg                    

C. 0,500 kg                       D. 0,250 kg

Câu 8(CĐ -  2010): Tại một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài l đang dao động điều hòa với chu kì 2 s. Khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kì dao động điều hòa của nó là 2,2 s. Chiều dài l bằng

A. 2 m.                        B. 1 m.                        

C. 2,5 m.                       D. 1,5 m.

Câu 9(ĐH – 2010): Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc \({\alpha _0}\) nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng thế năng thì li độ góc a của con lắc bằng

A.  \(\frac{{{\alpha _0}}}{{\sqrt 3 }}.\)                           B.  \(\frac{{{\alpha _0}}}{{\sqrt 2 }}.\)                                 

C.  -\(\frac{{{\alpha _0}}}{{\sqrt 2 }}.\)                     D.   -\(\frac{{{\alpha _0}}}{{\sqrt 3 }}.\)

Câu 10 (Đề ĐH –  2011): Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc \({\alpha _0}\) tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Biết lực căng dây lớn nhất bằng 1,02 lần lực căng dây nhỏ nhất. Giá trị của \({\alpha _0}\) là

 A. 3,30                           B. 6,60                           

 C. 5,60                             D. 9,60

Câu 11( ĐH 2013):   Một con lắc đơn có chiều dài 121cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Chu kì dao động của con lắc là:

 A. 1s                             B. 0,5s                            

C. 2,2s                             D. 2s

Câu 12(CĐ 2013-CB): Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì 2,83 s. Nếu chiều dài của con lắc là 0,5l  thì con lắc dao động với chu kì là

A. 1,42 s.                           B. 2,00 s.                        

C. 3,14 s.                         D. 0,71 s.

Câu 13(CĐ 2013): Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là  l1  và l2, được treo ở trần một căn phòng, dao động điều hòa với chu kì tương ứng là 2,0 s và 1,8 s. Tỷ số \(\frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _1}}}\) bằng

 A. 0,81.                         B. 1,11.                           

C. 1,23.                           D. 0,90.

Câu 14(THPTQG 2015). Tại nơi có g = 9,8m/s2 , một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m đang dao đông điều hòa với biên độ góc 0,1 rad. Ở vị trí có li độ góc 0,05rad vật nhỏ của con lắc có tốc độ là:

   A.  2,7 cm/s                          B. 27,1 cm/s           

     C. 1,6 cm/s                  D. 15,7 cm/s

Câu 15(ĐH – 2010): Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q = +5.10-6C được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hoà trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E = 104V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, p = 3,14. Chu kì dao động điều hoà của con lắc là

  A. 0,58 s                      B. 1,40 s                        

  C. 1,15 s                          D. 1,99 s

Câu 16(ĐH – 2007): Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T’ bằng

A. 2T.                             B.  T\(\sqrt 2 \)                   

C.T/2  .                        D. \(\frac{T}{{\sqrt 2 }}\)  .

...

---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm về Con lắc lò xo và Con lắc đơn, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tổng hợp bài tập trắc nghiệm về Con lắc lò xo và con lắc đơn môn Vật lý 12 trong các đề thi. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON