Trước tình cảnh cha và em trai bị bắt oan, Thúy Kiều đã cùng đường nên đành chấp nhận bán mình để lấy tiền lo liệu án oan này cho gia đình. Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một trong những dạng đề làm văn các em thường gặp khi phân tích đoạn trích. Để lập được dàn bài chi tiết cũng như viết một bài văn hoàn chỉnh, các em có thể tham khảo bài văn mẫu do Học247 biên soạn và tổng hợp dưới đây:
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu đoạn trích
- Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: nằm ở phần đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương.
- Giới thiệu hoàn cảnh của nhân vật Thúy Kiều: bán mình để chuộc cha và em trai.
2. Thân bài
- Hình ảnh của Thúy Kiều trước khi gia đình gặp biến cố
- Vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”, Thuý Kiều và Thuý Vân vừa xinh đẹp tuyệt trần vừa trong trắng ngây thơ.
- Một buổi chiều xuân đi tảo mộ, nàng có hai cuộc gặp gỡ đầy định mệnh. Một là số phận bi kịch của Đạm Tiên như thầm dự báo trước tương lai của Kiều, cuộc gặp sau là niềm đam mê, hạnh phúc với chàng Kim Trọng tài hoa nhất bậc.
- Trước biến cố của gia đình, nàng biết chịu đựng và hi sinh khi quyết định bán mình chuộc cha. Mặc dù đau đớn vô cùng, Kiều vẫn phải rời xa gia đình, từ bỏ mối tình đầu đẹp đẽ và trong sáng với Kim Trọng để trở thành món hàng mua bán với gã con buôn đê tiện Mã Giám Sinh.
- Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều trong cuộc trao đổi, mua bán
- Tình cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều
- Nàng là một món hàng để người ta trao đổi, mua bán
- Ý thức được nhân phẩm.
- Nỗi đau đớn, tái tê
- Buồn rầu, tủi hổ, ngại ngùng
- Ê chề trong cảm giác thẹn với lòng.
- Đau đớn khi tình duyên tan vỡ.
- Uất hận khi gia đình bị vu oan.
- Tâm trạng đau khổ, xấu hổ, đau đớn.
- Tình cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều
- Tấm lòng của tác giả
- Khinh bỉ, căm phẫn tố cáo thế lực vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm của con người.
- Tác giả có cái nhìn cảm thông, thương cảm với số kiếp “hồng nhan bạc mệnh” của Thúy Kiều.
⇒ Tác giả thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hành hạ, bị chà đạp.
⇒ Hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi tủi hổ, đau đớn của Kiều.
3. Kết bài
- Nội dung: Nguyễn Du đã cho người đọc thấy phần nào số phận ai oán, bi thương của Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng hình ảnh tương trưng, ước lệ.
- Dùng bút pháp tả thực để khắc họa, miêu tả và xây dựng nhân vật.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
Gợi ý làm bài:
Nguyễn Du được tôn vinh không chỉ đơn thuần vì tài năng mà ở tấm lòng của ông với những kiếp sống bị đoạ đày, đau khổ. Trái tim nhỏ bé của nhà văn đập bởi nhịp đập của quần chúng cần lao, để mỗi ngày sống qua, mỗi cảnh trông thấy đều khiến cho nhà thơ “thêm đau đớn lòng“. Mà dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, người đau khổ nhất trong những người đau khổ vẫn là người phụ nữ. Lòng nhân hậu của bậc thiên tài đã giúp ông hiểu sâu sắc được nỗi bất hạnh muôn đời của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thối nát, để thốt lên đầy xót xa, ai oán trong thơ của mình:
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy phần nào số phận ai oán, bi thương của Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Đáng ra con người tài sắc “mười phân vẹn mười” này xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhất trong những người hạnh phúc, vậy mà xã hội phong kiến thối nát đã chà đạp phũ phàng khiến nàng phải gánh chịu khổ đau và bất hạnh trong mười năm đoạn trường cay đắng. Trái tim tràn đầy nhân ái, yêu thương của nhà thơ đã để cho Kiều trong khi quyết liệt đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc cho người phụ nữ nói chung thì cũng tố cáo sâu sắc cái xã hội lúc bấy giờ.
Trên đây là bài văn mẫu Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
- Cảm nhận về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----