YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đặc điểm của ánh sáng và gương môn Vật Lý 7 năm 2021

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đặc điểm của ánh sáng và gương môn Vật Lý 7 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁNH SÁNG VÀ GƯƠNG

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Ánh sáng

a.1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

* Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

a.2. Định luật phản xạ ánh sáng:

* Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến tại điểm tới IN.

* Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i.

b. Gương

Gương

Tính chất ảnh qua gương

Ứng dụng

Gương phẳng

Ảnh ảo, lớn bằng vật

Gương soi

Gương cầu lồi

Ảnh ảo, nhỏ hơn vật

Vùng nhìn thấy rộng nên được dùng làm gương chiếu hậu

Gương cầu lõm

Ảnh ảo, lớn hơn vật

Chế tạo pha đèn để chiếu ánh sáng đi xa

 

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng G cố định và chuyển động với vận tốc v đối với gương. Xác định vận tốc của ảnh S’ đối với gương và đối với S trong trường hợp.

a) S chuyển động song song với gương

b) S chuyển động vuông góc với gương.

c) S chuyển động theo phương hợp với mặt phẳng gương một góc α

Hướng dẫn giải

a) Trường hợp S chuyển động song song với gương.

Vì S’ đối xứng với S qua gương nên vận tốc của S’ đối với gương cócùng độ lớn, song song và cùng chiều với v đối với gương. Còn vận tốc của S’ đối với S bằng 0.

b) Trường hợp S chuyển động vuông góc với gương.

Vận tốc của S’ đối với gương có cùng độ lớn, cùng phương và ngược chiều với v. Vận tốc của S’ đối với S cùng phương và ngược chiều và có độ lớn bằng 2v.

c) S chuyển động theo phương hợp với mặt phẳng gương một góc α

Lúc này có thể coi S vừa chuyển động song song với gương (với vận tốc v1), vừa chuyển động vuông góc với gương (với vận tốc v2)

Ta có v1 = v.cosα và v2 = v.sinα

Vậy vận tốc của S’ đối với gương là v1 = v.cosα còn vận tốc của S’ đối với S là 2.v2 = 2v.sinα theo phương vuông góc với gương.

Bài 2: Thám tử Sherlock Holmes được mời đến dự một buổi tiệc. Nhiệm vụ của anh là quan sát tất cả những người dự tiệc. Tuy nhiên để giữ bí mật trong lúc dự tiệc, anh không được nhìn trái, phải hoặc nhìn ra sau. Sherlock Holme đã nghĩ ra một cách, dùng các vật trên bàn tiệc, để quan sát khắp gian phòng. Theo em, Sherlock Holmes đã dùng những dụng cụ nào vậy?

Hướng dẫn giải

Gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng nên Sherlock Holmes đã quan sát khắp gian phòng thông qua một số vật dụng có tác dụng như một phần của gương cầu lồi: mặt ngoài nhẵn bóng của những chiếc cốc, thìa,…

Bài 3: Để quan sát các phần bị che khuất của răng, các nha sĩ thường dùng một dụng cụ hình tròn bằng kim loại (hình 4.22). Theo em đó là một gương phẳng, gương cầu lồi hay gương cầu lõm? Giải thích vì sao?

Hướng dẫn giải

Đó là gương cầu lõm, dùng để tạo ảnh lớn hơn vật để dễ quan sát chi tiết nhỏ trong răng.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ mọt góc 88o. Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?

A. 44o                             B. 46o                             C. 88o                             D. 2o

Câu 2: Hứng mặt phản xạ của gương cầu lõm về phía ánh sáng Mặt Trời ta thu được chùm tia phản xạ là chùm gì?

A. Chùm hội tụ                                                     

B. Chùm phân kì

C. Cả 2 chùm hội tụ và phân kì                         

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 3: Khi hiện tượng nhật thực xảy ra có hai người đứng ở hai nơi trên trái đất, một người cho rằng đã xảy ra hiện tượng nhật thực tòan phần , người kia lại cho là xảy ra hiện tượng nhật thực một phần. Vì sao ?

A. Đứng trong vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ quan sát được nhật thực toàn phần

B. Đứng trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ quan sát thấy nhật thực một phần

C. Cả 2 đều đúng

D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

B. Ảnh có kích thước bằng vật.

C. Khoảng cách từ gương đến ảnh và vật bằng nhau.

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng mà

A. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

B. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

C. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng.

D. Các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau.

Câu 6: Một vật như thế nào (điều kiện về vật) thì mắt ta mới có thể nhìn thấy nó? Chọn câu trả lời sai

A. Vật phát ra ánh sáng

B. Vật phải được chiếu sáng

C. Vật không phá sáng mà cũng không được chiếu sáng

D. Vật phải đủ lớn và không cách mắt quá xa

Câu 7: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:

A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật                                       

B. Ảnh ảo lớn hơn vật

C. Ảnh thật nhỏ hơn vật                                     

D. Ảnh thật lớn hơn vật

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống:

Khi Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng thì mặt trăng đi vào ... của Trái Đất nên không được Mặt Trời chiếu sáng

A. Trong suốt               

B. Vùng bóng tối          

C. Đồng tính                 

D. Vùng bóng nửa tối

Câu 9: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 30o. góc phản xạ bằng:

A. 15o                             B. 30o                             C. 45o                             D. 60o

Câu 10: Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi

A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.

B. Mắt hướng ra phía cánh đồng.

C. Cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.

D. Cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.

Câu 11: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời                                                            

B. Mặt Trăng

C. Ngọn nến đang cháy                                     

D. Cục than gỗ đang nóng đỏ

Câu 12: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất Gương cầu lõm có thể tạo ra:

A. Ảnh ảo, lớn hơn vật

B. Ảnh thật

C. Ảnh ảo lớn hơn vật khi đặt gần sát gương, ảnh hật khi vật ở xa gương

D. Ảnh hứng được trên màn chắn

Câu 13: Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với

A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.

B. Tia tới và pháp tuyến với gương.

C. Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới.

D. Tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.

Câu 14: Khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Câu kết luận đúng là

A. Ảnh nhìn thấy trong gương luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo bằng vật.

C. Ảnh nhìn thấy trong gương là ảnh ảo luôn lớn hơn vật.

D. Ảnh nhìn thấy trong gương hứng được trên màn.

ĐÁP ÁN

1

A

3

C

5

B

7

A

9

D

11

B

13

D

2

A

4

D

6

C

8

B

10

D

12

C

14

C

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đặc điểm của ánh sáng và gương môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON