YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự tạo ảnh của vật theo Định luật Phản xạ ánh sáng môn Vật Lý 7

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự tạo ảnh của vật theo Định luật Phản xạ ánh sáng môn Vật Lý 7 năm 2021. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ SỰ TẠO ẢNH CỦA VẬT THEO ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới

+ Góc tới bằng góc phản xạ.

Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, có độ lớn bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.

Có thể vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương phẳng bằng hai cách:

+ Cách 1: vẽ hai tia tới bất kì tới gương, vẽ tia phản xạ. Đường kéo dài của hai tia phản xạ cắt nhau ở đâu thì đó là vị trí của ảnh.

+ Cách 2: Lấy đối xứng điểm sáng qua gương phẳng.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Cho gương phẳng hình vuông cạnh a đặt thẳng đứng trên nền nhà, mặt hướng vào tường và song song với tường. Trên sàn nhà sát chân tường, trước gương có điểm sáng điểm S

a) Xác định kích thước của vệt sáng trên tường do chùm tia phản xạ từ gương tạo nên.

b) Khi gương dịch chuyển với vận tốc v vuông góc với tường (Sao cho gương luôn ở vị trí thẳng đứng và song song với tường) thì kích thước của vệt sáng trên tường thay đổi như thế nào ? giải thích. Tìm vận tốc của ảnh S’

Hướng dẫn giải:

a)

Xét sự phản xạ ánh sáng nằm trong mặt phẳng thẳng đứng

Ta có S’ là ảnh của Svà đối xứng với S qua gương, S’SC có AB là đường trung bình nên SC = 2Ab = 2a.

Tương tự với các cạnh còn lại vậy vệt sáng trên tường là hình vuông có cạnh = 2a

b)

Khi nguồn sáng S ở sát chân tườngvà di chuyển gương theo phương vuông góc với tường (đến gần hoặc ra xa tường) thì kích thước của vệt sáng không thay đổi. Luôn là hinhg vuông cạnh là 2a. Vì SC luôn bằng 2AB = 2a

Trong khoảng thời gian t gương di chuyển với vận tốc v và đi được quãng đường BB’ = vt.

Cũng trong thời gian đó ảnh S’ của S dịch chuyển với vận tốc v’ và đi được quãng đường S’S” = v’t

Theo tính chất ảnh và vật đối xứng nhau qua gương ta có:

SB’ = B’S” ⇔SB + BB’ = B’S’+ S’S” (1)

SB = BS’ ⇔ SB = BB’ + B’S’ (2)

Thay (2) và (1) ta có: BB’ + B’S’+ BB’ = B’S’+S’S” ⇔ 2BB’ = S’S”

Hay v’t = 2vt ⇔ v’ = 2v.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 1,5m                           B. 1,25m                        

C. 2,5m                           D. 1,7m

Câu 2: Một điểm sáng s đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d. So sánh d và d’:

A. d = d’          

B. d > d'            

C. d < d’

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng:

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuôc vào vị trí đặt vật trước gương

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật

Câu 4: Chọn câu trả lời sai

A. Gương phẳng là phần mặt phẳng nhẵn phản xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới

B. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ cũng hội tụ

C. Chùm tia tới gương phẳng là chùm phân kì thì chùm phản xạ cũng phân kì

D. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ phân kì và ngược lại

Câu 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng, cách gương một khoảng 40cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là

A. 80cm                          B. 60cm                         

C. 40cm                          D. 20cm

Câu 6: Chọn câu trả lời đúng Ảnh của một một vật qua một gương phẳng luôn là:

A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật

B. Ảnh thật cùng chiều và bằng vật, đối xứng nhau qua gương

C. Ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương

D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật

Câu 7: Nếu dùng một cái đèn pin chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng thì chùm sáng phản xạ sẽ là chùm nào trong các chùm sau?

A. Song song        

B. Phân kì     

C. Hội tụ                                                                    

 D. Không có trùm phản xạ trở lại

Câu 8: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 3m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 3m                              B. 1,25m                        

C. 1,5m                           D. 1,6m

Câu 9: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật     

B. Không hứng được trên màn

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật

D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương

ĐÁP ÁN

1

A

3

D

5

C

7

A

9

A

2

A

4

D

6

C

8

C

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự tạo ảnh của vật theo Định luật Phản xạ ánh sáng môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON