YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Tính chất ảnh qua Gương cầu lồi môn Vật Lý 7 năm 2021

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu với các em tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Tính chất ảnh qua Gương cầu lồi môn Vật Lý 7 năm 2021 do HOC247 biên soạn gồm phần phương pháp, ví dụ và bài tập nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ TÍNH CHẤT ẢNH QUA GƯƠNG CẦU LỒI

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Gương cầu lồi, gương mắt cá hoặc gương phân kì, là gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Gương cầu lồi là loại gương phình ra ở rìa ngoài, phản xạ ở gần rìa có góc rộng hơn so với ở trong tâm tạo ra ảnh ảo và nhỏ hơn so với vật thật.

Tính chất của ảnh qua gương cầu lồi phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật so với tiêu điểm

Vị trí của vật (S),
Tiêu điểm (F)

Ảnh

Sơ đồ

S > F, S = F, S < F

  • Ảo
  • Cùng chiều
  • Nhỏ hơn vật

 

Nhận xét:

 

  • Gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật vì cả tiêu điểm (F) và tâm của gương (O) đều nằm khác phía với ảnh thật. Ảnh càng lớn nếu vật đặt càng gần bề mặt phản xạ và tiến tới xấp xỉ bằng kích thước của vật khi vật tiến sát bề mặt phản xạ.
  • Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
  • Gương cầu lồi có thể biến một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kì, từ chùm tia tới hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì hay song song.
  • Ảnh ảo của gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn.
  • Khoảng cách từ ảnh tới gương cầu lồi nhỏ hơn khoảng cách từ vật tới gương.
  • Ảnh nhỏ hơn vật

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1: Cho S và S’ là vật và ảnh qua gương cầu lồi. Đường thẳng xx’ là đường nối tâm và đỉnh của gương. Bằng phép vẽ hãy xác định đỉnh gương và tâm của gương.

Hướng dẫn giải:

Tia sáng đi qua tâm của gương cầu thì phản xạ lại theo phương cũ. Nên ta nối S với S’ cắt xx’ tại O (tâm của gương)

Tia sáng đi tới đỉnh gương cầu thì tia phản xạ đối xứng với tia tới qua xx’, nên ta lấy S1 đối xứng với S qua xx’ rôi vẽ S1S’ cắt xx’ ở đâu thì đó là đỉnh gương cầu.

Bài 2: Dùng các từ thích hợp trong khung để điền khuyết hoàn chỉnh các câu sau:

a. Gương cầu lồi là (1)....... mặt cầu (2) .... ánh sáng.

b. Mặt phản xạ của gương cầu lồi quay về phía (3)......

c. Ảnh của vật trước gương (4) ....... và gương (5)....... đều là (6).....

Hướng dẫn giải:

a. Gương cầu lồi là một phần mặt cầu phản xạ ánh sáng.

b. Mặt phản xạ của gương cầu lồi quay về phía xa tâm .

c. Ảnh của vật trước gương cầu lồi và gương phẳng , đều là ảo.

Các từ cần điền như sau: 1- a; 2 – h; 3- c; 4 – e; 5 – d; 6 – g.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước?

A. Hẹp hơn                                                           

B. Bằng nhau

C. Rộng hơn                                                        

D. Có thể lớn hơn hoặc bằng

Câu 2: Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng?

A. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

B. Ảnh tạo bời gương cầu lồi bằng ảnh tạo bởi gương phăng.

C. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

D. Không thể so sánh được.

Câu 3: Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. Ảnh thật, bằng vật.

B. Ảnh ảo, bằng vật.

C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Câu 4: Vật nào sau đây có hình dạng giống một gương cầu lồi?

A. Mặt nước lặng sóng                                      

B. Đáy cốc thủy tinh

C. Đáy chậu nhựa                                               

D. Mặt ngoài chiếc thìa inox

Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A. Ảnh thật, bằng vật.

B. Ảnh ảo, bằng vật.

C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Câu 6: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 7: Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng?

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 8: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất:

A. Song song                                                       

B. Hội tụ

C. Phân kì                                                             

D. Không truyền theo đường thẳng

Câu 9: Gương cầu lồi thường được dùng ở đâu?

A. Gương chiếu hậu của ô tô, xe máy             

B. Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc

C. Gương đặt ở đầu xe tải                                 

D. Cả 3 trường hợp trên

ĐÁP ÁN

1

C

3

D

5

D

7

C

9

D

2

A

4

D

6

C

8

C

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Tính chất ảnh qua Gương cầu lồi môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON