Hoc247 xin gửi đến bạn đọc tài liệu Hướng dẫn giải 32 bài tập trắc nghiệm ôn tập về Đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 12 - Trường THPT Đồng Đậu các câu hỏi về các dạng đột biến của NST trong chương trình Sinh học 12 như: đột biến cấu trúc, đột biến số lượng sẽ giúp các em nâng cao khả năng giải các bài tập về NST. Nội dung chi tiết xem tại đây!
TRẮC NGHIỆM ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
* Nhận biết
Câu 1: Thể lệch bội là thể có sự biến đổi số lượng NST ở
A. trong nhân tế bào. B. một cặp NST.
C. cả bộ NST lưỡng bội (2n). D. một hay một số cặp NST.
→ Đ/a. D
Câu 2: Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra như thế nào?
A. Cặp NST XX không phân li trong giảm phân
B. Có hiện tượng không phân li của cặp NST XY trong nguyên phân.
C. Cặp NST XY không phân li trong giảm phân I.
D. NST XX không phân li trong nguyên phân.
→ Đ/a. A
Câu 3: Tế bào mang 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau gọi là
A. thể song lệch bội B. thể song nhị bội
C. thể tứ bội D. thể tứ bội khác nguồn
→ Đ/a: B
Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST. Đó là:
A. Hội chứng dị đa bội B. Hội chứng Đao
C. Thể ba nhiễm D. Hội chứng Tocno.
→ Đ/a C.
Câu 5: Một cá thể động vật có sự rối loạn phân li ở một cặp NST tương đồng trong giảm phân của tế bào sinh tinh (2n), cá thể này
A. luôn sinh ra đời con mắc đột biến lệch bội. B. không thể cho giao tử (n+1)
C. chỉ tạo ra các giao tử không có sức sống. D. có thể sinh ra con bình thường.
→ Đ/a D
Câu 6: Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?
(1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH
(2) : ABCD*EFGH → AD*EFGBCH
A. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
B. (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động
C. (1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST
D. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động
→ Đ/a A
Câu 7: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST
A. Lặp đoạn NST. B. Đảo đoạn NST.
C. Mất đoạn NST, D. Chuyển đoạn giữa 2 NST khác nhau.
→ Đ/a B
* Thông hiểu
Câu 8: Cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng.Thể ba của loài, trong tế bào sinh dưỡng có bao nhiêu chiếc nhiễm sắc thể?
A. 13 B. 11 C. 25 D. 36
→ Đ/a C
Câu 9: Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này:
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
B. thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến
C. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
D. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng
→ Đ/a D
Câu 10: Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là:
Dòng 1: A B F . E H G I D C K. Dòng 2: A B F . E D C G HI K.
Dòng 3: A B C D E . F G H I K. Dòng 4: A B F . E H G C D I K.
Giả thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ có một dạng, ở một vị trí thì các dòng mới đã tạo được ra theo trình tự nào sau đây là đúng?
A. Dòng 1 → Dòng 3 → Dòng 4 → Dòng 2.
B. Dòng 1 → Dòng → 2 Dòng 4 → Dòng 3.
C. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 3 → Dòng 2.
D. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 2 → Dòng 3.
Câu 11: Một bé gái mang hai hội chứng: Đao và Tocno thì trong tế bào có số lượng NST là:
A. 2n = 44; B. 2n=46; C. 2n= 47; D. 2n=45
HD:
Hội chứng Đao thừa NST số 21 và Tocno thiếu 1 NST giới tính X à bé gái có bộ NST 2n +1-1 = 46 → → Đ/a B
Câu 12: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là:
A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật
B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính
C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li NST trong phân bào
D. số NST trong tế bào và lớn hơn 2n.
→ Đ/a C
Câu 13: Tổ hợp các giao tử nào dưới đây của người sẽ tạo ra hội chứng Đao?
1. (23 + X) 2. (21 + Y) 3. (22 + XX) 4. (22 + Y)
Phương án đúng là
A. 3 và 4 B. 1 và 2 C.2 và 3 D. 1 và 4
HD:
Hội chứng Đao thừa 1 NST số 21 → 2n +1 = 47. → (23 +X) và (22+Y) → Đ/a D
Câu 14: Hạt phấn của loài A có 8 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài b có 24 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ NST trong tế bào giao tử là:
A. 20 B. 40 C. 16 D. 32
HD:
Hạt phấn của loài A có 8 NST → bộ NST của loài A: 2n = 16 NST
Tế bào rễ của loài B có 24 NST → bộ NST của loài B: 2n= 24 NST
Sơ đồ lai: Loài A (2nA = 16) x Loài B (2nB=24)
→ F: 2n = nA + n B = 20 → 4n = 2nA + 2n B= 40 → Đ/a B.
Câu 15: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng |
48 |
25 |
72 |
24 |
36 |
26 |
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội là:
A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III. V D. I, II, III, V.
Hướng dẫn: 12 nhóm gen LK vậy n = 12. Thể đa bội là 3n, 4n,5n, 6n, … Vậy ta có thể đột biến số I và số III và V là dạng 3n, 4n và 6n → Đáp án C
Câu 16: Những dạng đột biến sau đây có bao nhiêu dạng làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết: I – Mất đoạn, II – Lặp đoạn, III – Đảo đoạn, IV – Chuyển đoạn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
→ Đ/a: B
* Vận dụng
Câu 17: Ở một loài thực vật cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các giao tử có kiểu gen:
A. Aabb, aabb, Ab, ab. B. Aab, aab, b.
C. Aab, aab, b, Ab, ab. D. AAb, aab, Ab, ab
HD
Cặp 1:
→ Cặp một có thể cho giao tử AA, aa, A, a, O
→ Các loại giao tử: AAb, aab, Ab, ab, b → Đ/a C
Câu 18: Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NSt số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ ?
A. 3/8 B. 1/2 C. 3/4 D. 1/4
Hướng dẫn giải :
Cặp NST số 1, gọi chiếc bình thường là A, chiếc bị mất đoạn là a
Cặp NST số 3, goị chiếc bình thường là B, chiếc bị đảo đoạn là b
Cặp NST số 4, gọi chiếc bình thường là D, chiếc bị lặp đoạn là d
Kiểu gen có dạng AaBbDd, mỗi cặp NST bình thường-đột biến sẽ cho số giao tử mang chiếc NST bình thường và số giao tử mang chiếc NST bị đột biến giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỉ lệ \(\frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times \frac{1}{2} \times C_3^2 = \frac{3}{8}\)
→ Đ/a A
Câu 19: Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể thể ba kép (2n +1 +1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là:
A. 16 B. 32 C. 120 D. 240
HD
Số loại thể ba kép của loài thực vật là: \(\frac{{n(n - 1)}}{2}\)= 120 → n= 16 → 2n=32. → Đ/a B
Câu 20: Cà độc dược có bộ NST 2n= 12. Dạng thể ba của loài này có khả năng tạo ra bao nhiêu giao tử không bình thường về số lượng NST trong trường hợp không có trao đổi chéo? Cho rằng sự kết hợp và phân li của các nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
A. 24 B. 64 C.12 D.32
HD:
2n = 12 → n = 6 cặp. Dạng thể 3 xảy ra 1 cặp cho 2 loại giao tử: giao tử mang 2 NST cặp đó (giao tử đột biến) và giao tử mang 1 NST cặp đó (giao tử bình thường). 5 cặp NST khác giảm phân bình thường cho 25 giao tử. Vậy số giao tử đột biến là: 25.1=32 → Đ/a D
{-- Nội dung từ câu 21- 32 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập về Đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !