YOMEDIA

Phương pháp nhận biết metan, etilen và axetilen môn Hóa học 9

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để học tốt môn Hóa học 9, HOC247 xin gửi đến tài liệu Phương pháp nhận biết metan, etilen và axetilen môn Hóa học 9 dưới đây. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT METAN, ETILEN VÀ AXETILEN

I- LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Phương pháp nhận biết

Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.

Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.

Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết theo các bước sau:

- Đánh số thứ tự các lọ hóa chất.

- Tiến hành nhận biết.

- Ghi nhận hiện tượng.

- Viết pthh.

Chất cần nhận

Loại thuốc thử

Hiện tượng

Phương trình hóa học

Metan (CH4)

Khí Clo

Mất màu vàng lục của khí Clo.

CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl

Etilen (C2H4)

Dd Brom

Mất màu nâu đỏ của dd Brom.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Axetilen (C2H2)

- Dd Brom

- AgNO3/NH3

- Mất màu nâu đỏ của dd Brom.

- Có kết tủa vàng

- C2H2 + Br2 → C2H2Br4

- C2H2 + AgNO3 + NH3 → NH4NO3 + C2Ag2

 

2. Phương pháp tách

1) Phương pháp vật lý

- Phương pháp chưng cất để tách rời các chất lỏng hòa lẫn vào nhau, có thể dùng phương pháp chưng cất rồi ngưng tụ thu hồi hóa chất

- Phương pháp chiết (dùng phễu chiết) để tách riêng những chất hữu cơ tan được trong nước với các chất hữu cơ không tan trong nước do chất lỏng sẽ phân thành 2 lớp.

- Phương pháp lọc (dùng phễu lọc) để tách các chất không tan ra khỏi dung dịch.

2) Phương pháp hóa học

Chọn những phản ứng hóa học thích hợp cho từng chất để lần lượt tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp, đồng thời chỉ dùng những phản ứng hóa học mà sau phản ứng dễ dàng tái tạo lại các chất ban đầu.

3. Phương pháp tinh chế

* Nguyên tắc: Tinh chế là làm sạch hóa chất nguyên chất nào đó bằng cách loại bỏ đi tạp chất ra khỏi hỗn hợp.

* Phương pháp: Dùng hóa chất tác dụng với tạp chất mà không phản ứng với nguyên chất tạo ra chất tan hoặc tạo ra kết tủa lọc bỏ đi.

II- BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Nhận biết các lọ khí mất nhãn: N2, H2, CH4, C2H2, C2H4

Hướng dẫn:

Nhận xét :

- N2: không cho phản ứng cháy.

- H2: phản ứng cháy, sản phẩm cháy không làm đục nước vôi trong.

- CH4: phản ứng cháy, sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong.

- Các khí còn lại dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết.

Tóm tắt cách giải :

- Lấy mỗi khí một ít làm mẫu thử.

- Dẫn lần lượt các khí đi qua dd AgNO3/NH3. Khí nào tạo được kết tủa vàng là C2H2.

C2H2 + Ag2O → AgC≡CAg ↓ + H2O

- Dẫn các khí còn lại qua dd nước Brom (màu nâu đỏ). Khí nào làm nhạt màu nước brom là C2H4.

H2C=CH2 + Br2 → BrH2C-C2Br

- Lần lượt đốt cháy 3 khí còn lại. Khí không cháy là N2. Sản phẩm cháy của hai khí kia được dẫn qua dd nước vôi trong. Sản phẩm cháy nào làm đục nước vôi trong là CH4. Mẫu còn lại là H2.

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ +H2O

H2 + ½ O2 → H2O

 

---(Để xem nội dung đầy đủ của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp nhận biết metan, etilen và axetilen môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF