Nhằm hỗ trợ các em học sinh ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới HỌC247 xin giới thiệu đến các em Phương pháp giải bài toán liên quan đến hai vật môn Vật Lý 12 năm 2021-2022. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ trợ kiến thức đắc lực cho các em. Mời các em cùng tham khảo!
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Ta khảo sát các bài toán sau:
+ Các vật cùng dao động theo phương ngang.
+ Các vật cùng dao động theo phương thắng đứng.
1.1. Hai vật tách rời ở vị trí cân bằng
+ Giai đoạn 1: Cả hai vật cùng dao động với biên độ A, tần số góc \(\omega =\sqrt{\frac{k}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\) và tốc độ cực đại \({{v}_{0}}=\omega A.\)
+ Giai đoạn 2: Nếu đến VTCB m2 tách ra khỏi m1 thì
* m1 dao đông điều hòa với tần số góc \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}\) và biên độ \(A'=\frac{{{v}_{0}}}{\omega '}=A\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\) (vì tốc độ cực đại không đổi vẫn là v0!).
* m2 chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 và khi m1 đến vị trí biên dương (lần 1) thì
m2 đi đươc quãng đường \(S={{v}_{0}}\frac{T'}{4}=\sqrt{\frac{k}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}.A.\frac{1}{4}2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{k}}=\frac{\pi }{2}A\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\)
Lúc này khoảng cách hai vật: \(\Delta x=S-A'=A\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\left( \frac{\pi }{2}-1 \right)\)
1.2. Cắt bớt vật (đặt thêm vật)
Cất bớt vật (đặt thêm vật) lúc tốc độ dao động cực đại sao cho không làm thay đổi biên độ \(A'=A\Rightarrow \frac{v_{\max }^{'}}{{{v}_{\max }}}=\frac{\omega 'A'}{\omega A}=\frac{\sqrt{\frac{k}{m}}}{\sqrt{\frac{k}{m+\Delta m}}}=\sqrt{\frac{m+\Delta m}{m}}\)
+ Cất bớt vật (đặt thêm vật) lúc tốc độ dao động cực đại sao cho không làm thay đổi tốc độc cực đại : \(v_{\max }^{'}={{v}_{\max }}\Rightarrow \frac{A'}{A}=\frac{\frac{v_{\max }^{'}}{\omega '}}{\frac{{{v}_{\max }}}{\omega }}=\frac{\sqrt{\frac{k}{m+\Delta m}}}{\sqrt{\frac{k}{m}}}=\sqrt{\frac{m}{m+\Delta m}}\)
+ Cất bớt vật (đặt thêm vật) lúc hệ có li độ x1 (vận tốc x1) sao cho không làm thay đổi vận tốc tức thời:
Ngay trước lúc tác động: \({{A}^{2}}=x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}=x_{1}^{2}+v_{1}^{2}\frac{m+\Delta m}{k}\Rightarrow v_{1}^{2}=\frac{k}{m+\Delta m}\left( {{A}^{2}}-{{x}^{2}} \right)\)
Ngay sau lúc tác động:
\(A'=\sqrt{x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{'2}}}}=\sqrt{x_{1}^{2}+\frac{k}{m+\Delta m}\left( {{A}^{2}}-x_{1}^{2} \right)\frac{m}{k}}=\sqrt{x_{1}^{2}+\left( {{A}^{2}}-x_{1}^{2} \right)\frac{m}{m+\Delta m}}\)
1.3. Liên kết giữa hai vật
+ Để hai vật cùng dao động thì lực liên kết không nhỏ hơn lực quán tính cực đại tác dụng lên m2: \){{F}_{lk}}\ge {{F}_{qt\max }}={{m}_{2}}{{\omega }^{2}}A={{m}_{2}}\frac{k}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}A\)
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1 trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là
A. 4,6 cm.
B. 2,3 cm.
C. 5,7 cm.
D. 3,2 cm.
Hướng dẫn
+ Giai đoan 1: Cả hai vât cùng dao đông với biên đô A, tần số góc \(\omega =\sqrt{\frac{k}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\) tốc độ cực đại \({{v}_{0}}=\omega A\) .
+ Giai đoạn 2: Đến VTCB m2 tách khỏi m1 thì:
* m1 dao đông điều hòa với tần số góc \(\omega '=\sqrt{\frac{k}{{{m}_{1}}}}\) và biên độ \(A'=\frac{{{v}_{0}}}{\omega '}=A\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\)
(vì tốc độ cực đại không đổi vẫn là v0!).
* m2 chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 và khi m1 đến vị trí biên dương (lần 1) thì m2 đi được quãng đường \(S={{v}_{0}}\frac{T'}{4}=\sqrt{\frac{k}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}A.\frac{1}{4}2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{k}}=\frac{\pi }{2}A\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\)
Lúc này khoảng cách giữa hai vật:
\(\Delta x=S-A'=\frac{\pi A}{2}\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}-A\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}\approx 3,2\left( cm \right)\Rightarrow \) Chọn D.
Ví dụ 2: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 300N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 3kg. Vật M đang ở vị trí cân bằng thì vật nhỏ m = 1kg chuyển động với vận tốc v0 = 2m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Biết rằng khi trở lại vị trí va chạm thì hai vật tự tách ra. Tổng độ nén cực đại của lò xo và độ dãn cực đại của lò xo là:
A. 10,8 cm.
B. 11,6 cm
C. 5,0cm
D. 10,0cm.
Hướng dẫn
Vân tốc của hê ngay sau va cham: \(V=\frac{m{{v}_{0}}}{m+M}\)= 0,5 (m/s) (đây chính là tốc độ cực đại của dao động điều hòa). Sau đó cả hai vật chuyển động về bên trái làm cho lò xo nén cực đại \(A=\frac{V}{\omega }=V\sqrt{\frac{M+m}{k}}=0,5\sqrt{\frac{3+1}{300}}\approx 0,058\left( m \right)=5,8\left( cm \right)\)
Rồi tiếp đó cả hai vật chuyển động về bên phải, đúng lúc về vị trí cân bằng thì vật m tách ra chỉ còn M dao động điều hòa với tốc độ cực đại vẫn là V và độ dãn cực đại của lò xo \(A'=\frac{V}{\omega '}=V\sqrt{\frac{M}{k}}=0,5\sqrt{\frac{3}{300}}-0,05\left( m \right)=5\left( cm \right)\)
Tổng độ nén cực đại và độ dãn cực đại của lò xo là 5,8 + 5 = 10,8 (cm) → Chọn A.
Ví dụ 3: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phang nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 300 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 3 kg. Vật M đang ở vị trí cân bằng thì vật nhỏ m = 1 kg chuyển động với vận tốc v0 = 2 m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Biết rằng, khi trở lại vị trí va chạm thì hai vật tự tách ra. Lúc lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách M và m là
A. 2,85 cm.
B. 5,8 cm.
C. 7,85 cm.
D. 10 cm.
Hướng dẫn
Vận tốc của hệ ngay sau va chạm: \(V=\frac{m{{v}_{0}}}{m+M}=0,5\left( m/s \right)\) đây chính là tốc độ cực đại của dao động điều hòa. Sau đó cả hai cùng chuyển động về bên phải rồi về been trái và đúng lúc trở về vị trí cân bằng với tốc độ V thì m tách ra tiếp theo thì:
* M dao động điều hòa với tần số \(\omega '=\sqrt{\frac{k}{M}}\) , biên độ \(A'=\frac{V}{\omega '}=V\sqrt{\frac{M}{k}}=0,05\left( m \right)\)
(vì tốc độ cực đại không đổi vẫn là V).
* m chuyển động thẳng đều với vận tốc V và khi M đến vị trí biên dưcmg (lần 1) thì m
đi đươc quãng đường \(S=V\frac{T'}{4}=V.\frac{1}{4}2\pi \sqrt{\frac{M}{k}}\approx 0,0785\left( m \right)\)
Lúc này khoảng cách giữa hai vật: \(\Delta S=S-A'=0,0285\left( m \right)\)
Chọn A.
Ví dụ 4: Con lắc lò xo nằng ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m gắn với vật m1 = 100g. Ban đầu vật m1 được giữ tại vịt trí lò xo bị nén 4cm, đặt vật m2 = 300g tại vị trí cân bằng O của vật m1. Buông nhẹ m1 để nó đến va chạm mềm với m2, hạt vật dính vào nhau coi các vật là chất điểm, bỏ qua ma sát lấy π2 = 10. Quãng đường vật m1 đi được sau 121/60s kể từ khi buông m1 là:
A. 40,58 cm.
B. 42,58 cm.
C. 38,58 cm.
D. 43,00 cm.
Hướng dẫn
Từ M đến O chỉ mình m1 dao động điều hòa với biên độ A = 4cm và chu kỳ \({{T}_{1}}=2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{k}}=0,2\left( s \right)\) . Đúng lúc đến O tốc độ của m1 là \({{v}_{\max }}=\omega A\) ngày sau va chạm hai vật dính vào nhau và có cùng tốc độ: v'max = \(\frac{{{m}_{1}}{{v}_{\max }}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}\) và đây cũng chính là tốc độ cực đại của dao động điều hòa của cả hai vật, biên độ dao động mới
\(A'=\frac{v_{\max }^{'}}{\omega '}=\frac{\frac{{{m}_{1}}\omega A}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}{\omega '}=A\sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}=2\left( cm \right)\)
Và chu kỳ dao động mới: \({{T}_{2}}=2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}{k}}=0,4\left( s \right)\)
Ta phân tích thời gian: \(t=\frac{121}{60}s=0,05+1,9+\frac{1}{15}++19+\)
\(\Rightarrow S=A+19A'+0,5A'=43,00\left( cm \right)\Rightarrow \) Chọn D.
--- (Toàn bộ nội dung, chi tiết phần ví dụ minh họa tài liệu các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 đề tải về máy) ---
3. LUYỆN TẬP
Bài 1 : Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1 . Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1 ) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1 . Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Độ dãn cực đại của lò xo là
A. 4,6 cm.
B. 2,3 cm.
C. 5,7 cm.
D. 3,2 cm.
Bài 2: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng lchối lượng vật m1 ) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Ở thời điểm t = 0, buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì m2 đi được một đoạn là
A. 4,6 cm.
B. 16,9 cm.
C. 5,7 cm.
D. 16 cm.
Bài 3: Một vật có khối lượng m = 100 g được mắc vào 1 lò xo nhẹ có k = 100 N/m, đầu kia được nối với tường. Bỏ qua ma sát trong quá trình chuyển động. Đặt vật thứ 2 có khối lượng m’ = 300 g sát vật m và đưa hệ về vị trí lò xo nén 4 cm sau đó buông nhẹ. Tính khoảng cách giữa hai vật khi hai vật chuyển động ngược chiều nhau lần đầu tiên
A. 10,28 cm.
B. 5,14 cm.
C. 1,14 cm.
D. 2,28 cm.
Bài 4: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 300 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 3 kg. Vật M đang ở vị trí cân bằng thì vật nhỏ m = 1 kg chuyển động với vận tốc v0 = 2 m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Biết rằng, khi trở lại vị trí va chạm thì hai vật tự tách ra. Độ dãn cực đại của lò xo là
A. 2,85 cm.
B. 16,90 cm.
C. 5,00 cm.
D. 6,00 cm.
Bài 5: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 400 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 4 kg. Vật M đang ở vị trí cân bằng thì vật nhỏ m = 1 kg chuyển động với vận tốc v0 = 2 m/s đến va chạm mềm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Biết rằng, khi trở lại vị trí va chạm thì hai vật tự tách ra. Độ dãn cực đại của lò xo là
A. 2,85 cm.
B. 4,00 cm.
C. 5,00 cm.
D. 6,00 cm.
Bài 6: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m gắn với vật m1 = 100 g. Ban đầu vật m1 được giữ tại vị trí lò xo bị nén 4 cm, đặt vật m2 = 300 g tại vị trí cân bằng O của m1. Buông nhẹ m1 để nó đến va chạm mềm với m2, hai vật dính vào nhau, coi các vật là chất điểm, bỏ qua mọi ma sát, lấy π2 = 10. Quãng đường vật m1 đi được sau 1,95 s kể từ khi buông m1 là
A. 40,58 cm.
B. 42,58 cm.
C. 38,58 cm.
D. 42,00 cm.
Bài 7: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m gắn với vật m1 = 100 g. Ban đầu vật m1 được giữ tại vị trí lò xo bị nén 4 cm, đặt vật m2 = 300 g tại vị trí cân bằng O của m1. Buông nhẹ m1 để nó đến va chạm mềm với m2, hai vật dính vào nhau, coi các vật là chất điểm, bỏ qua mọi ma sát, lấy π2 = 10. Quãng đường vật m1 đi được sau 2 s kể từ khi buông m1 là
A. 40,58 cm.
B. 42,58 cm.
C. 38,58 cm.
D. 36,58 cm.
Bài 8: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 300 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ M = 3 kg. Vật M đang ở VTCB thì vật nhỏ m = 1 kg chuyển động với vận tốc v0 = 2 m/s đến va chạm vào nó theo xu hướng làm cho lò xo nén. Lúc lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách M và m là bao nhiêu? Xét trường hợp va chạm đàn hồi.
A. 2,85 cm.
B. 16,9 cm.
C. 37 cm.
D. 16 cm.
Bài 9: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật có khối lượng m1 , dao động điều hòa trên mặt ngang. Khi li độ m1 là 2,5 cm thì vận tốc của nó là \(25\sqrt{3}\) cm/s. Khi li độ là 2,5\(\sqrt{3}\) cm thì vận tốc là 25 cm/s. Đúng lúc m1 qua vị trí cân bằng thì vật m2 cùng khối lượng chuyển động ngược chiều với vận tốc 1 m/s đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với m1 . Chọn gốc thời gian là lúc va chạm, vào thời điểm mà tốc độ của m1 bằng \(\sqrt{3}\) lần tốc độ của m2 lần thứ nhất thì hai vật cách nhau bao nhiêu?
A. 13,9 cm.
B. 7,6 cm.
C. 10\(\sqrt{3}\) cm.
D. 5\(\sqrt{3}\) cm.
Bài 10: Một con lắc lò xo gồm lò xo và quả cầu nhỏ m dao động điều hòa trên mặt ngang với biên độ 5 cm và tần số góc 10 rad/s. Đúng lúc quả cầu qua vị trí cân bằng thì một quả cầu nhỏ cùng khối lượng chuyển động ngược chiều với vận tốc 1 m/s đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với quả cầu con lắc. Vào thời điểm mà vận tốc của m bằng 0 lần thứ hai thì hai quả cầu cách nhau bao nhiêu?
A. 13,9 cm.
B. 17,85 cm.
C. 33,6 cm.
D. 13,6 cm.
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1.C |
2.B |
3.C |
4.C |
5.B |
6.D |
7.B |
8.C |
9.B |
10.D |
Trên đây là một đoạn trích dẫn nội dung Phương pháp giải bài toán liên quan đến hai vật môn Vật Lý 12 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác của các chức năng chọn xem trực tuyến hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học tập tốt và đạt được thành tích cao trong học tập!