YOMEDIA

Phân tích đoạn 1 bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Tải về
 
NONE

Phân tích đoạn 1 bài thơ Con cò của Chế Lan Viên Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con bé bỏng còn nằm trong nôi. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một đoạn thơ trong một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Con cò.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Chế Lan Viên
    • Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.
    • Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX.
  • Giới thiệu về bài thơ Con cò
    • Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962. In trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên.
  • Nêu vấn đề nghị luận: phân tích đoạn thơ 1

2. Thân bài

a. Nêu nhận xét chung về hình ảnh con cò

  • Hình ảnh con cò rất quen thuộc trong ca dao. Bởi vậy, đọc bài thơ Con cò người đọc thấy rằng Chế Lan Viên đã tiếp nối truyền thống ca dao một cách sáng tạo.
  • Trong phần đầu của tác phẩm ta bắt gặp ba hình ảnh con cò trong ca dao: cánh cò Đồng Đăng, cánh cò cửa Phủ, cánh cò ăn đêm.
  • Ý nghĩa của biểu tượng này được phát triển qua từng đoạn thơ và vẫn mang tính thống nhất.

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay

  • Con còn bé, chưa biết gì, nhưng mẹ đã mang tới cho con những cánh cò qua lời hát ru của mẹ.
  • Như vậy, trong những nhận thức đầu đời, con có thể biết được về những lời hát ru, về cánh cò trắng, và đặc biệt là cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.

b. Tình mẫu tử thiêng liêng người mẹ dành cho con

  • Lời hát ru của người mẹ

    Con cò bay la

    Con cò bay lả

    Con cò cổng phủ

    Con cò Đồng Đăng…

    Con cò ăn đêm,

    Con cò xa tổ,

    Cò gặp cành mềm,

    Cò sợ xáo măng…

     
    • Những câu thơ của Chế Lan Viên gợi cho chúng ta những tới những bài ca dao quen thuộc:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng.

Hay:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông có xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

  • Nhà thơ đã vận dụng ca dao một cách sáng tạo để gợi ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò:
    • Trước hết, con cò gợi hình ảnh làng quê thôn xóm Việt Nam thân thuộc, rất bình dị nhưng cũng rất đỗi thanh bình.
    • Con cò còn là biểu tượng của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu lòng nhân ái và đức hi sinh. Lời thơ gợi cho ta nhớ đến những bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ xưa:

      “Con cò đi đón cơn mua

      Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”.

      Ta bắt gặp hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương:

      “Lặn lội thân cò khi quãng vắng

      Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.

       
      • Con cò còn chính là biểu hiện của tình mẹ, lòng mẹ lớn lao sâu nặng, cả cuộc đời hết lòng vì con.
      • Có người nói rằng khi nhà thơ nhắc tới hình ảnh con cò trong ca dao là ông đã chấp nhận một thách thức. Bởi vì có mấy ai viết về con cò hay như ca dao, hay hơn ca dao. Ca dao đã viết về con cò một cách hết sức tiêu biểu, cụ thể, hết sức sinh động và uyển chuyển, linh hoạt. Vậy thì vận dụng con cò trong ca dao, nhà thơ đã làm mới hình tượng này như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục những câu thơ tiếp theo của Chế Lan Viên.
  • Khi nói về con cò, tác giả đã đối chiếu với em bé:

    Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

    Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

     
    • Con cò thật là vất vả, thật là đơn côi, lủi thủi đi kiếm ăn một mình nơi đồng sâu, đồng cạn.
    • Thế nhưng con có mẹ, nghĩa là con được sống trong tình yêu thương, trong sự nuôi dưỡng, bế bồng của mẹ nên “chơi rồi lại ngủ”.

⇒ Ở đây, tác giả đã sử dụng phép đối lập để thấy được con sung sướng, hạnh phúc như thế nào khi có mẹ. Con thật khác với con cò. Thấp thoáng trong lời ru của mẹ là những nỗi cực nhọc của cuộc mưu sinh. Nhưng con không phải sợ vì đã có mẹ luôn ở kề bên. Mẹ là chỗ dựa đáng tin cậy, là lá chắn che chở suốt đời cho con:

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Con chưa biết con cò, con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

  • Câu thơ “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!” ngắt nhịp 2/2/2/2 rất đều đặn giống như những nhịp vỗ về của người mẹ cho đứa con mau chóng vào giấc ngủ. Vì thế mà lời thơ mang được âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của những lời ru.
  • Không chỉ như vậy, khi em bé ngon giấc, người mẹ còn gửi tới em những tâm tình của mình. Trong lời ru của mẹ, tác giả đã sử dụng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa: “cành mềm mẹ đã sẵn tay nâng”, “ lời ru của mẹ thấm hơi xuân” hay “sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”. Những hình ảnh ẩn dụ ấy nói lên tình yêu thương dạt dào vô bờ bến mẹ dành cho con:
    • Mẹ luôn ở bên, dang đôi cánh tay để che chở, ấp ủ con, để cho con luôn được an toàn -“Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”.
    • Trong lời ru của mẹ, còn như có cả sắc trời, đất nước, quê hương: “thấm hơi xuân”. Hơi xuân không chỉ là cái không khí mùa xuân, cái vẻ đẹp của đất trời thiêng liêng mà đó còn là tình cảm dịu êm, tha thiết, ngọt ngào, là cái tươi mát sáng trong từ những điệu ru của mẹ dành cho con. ⇒ Mẹ muốn con được hưởng trọn vẹn sự ngọt ngào, yên ấm của tuổi thơ. Lời ru của mẹ như hơi xuân ấm áp, tốt lành.
    •  Với lời ru và dòng sữa trắng trong mát ngọt, mẹ đã truyền cho con hơi ấm của tình yêu thương.

⇒ Qua lời ru thắm thiết nghĩa tình của mẹ, hình ảnh “con cò” đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi nằm nôi, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru nhưng chúng cảm nhận được sự vỗ về, âu yếm trong âm điệu ngọt ngào, êm dịu. Chúng đón nhận tình yêu thương, che chở của người mẹ bằng trực giác. Đoạn thơ thứ nhất khép lại bằng hình ảnh rất đáng yêu: “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.

3. Kết bài

  • Đánh giá vấn đề
    • Có thể nói, nhà thơ Chế Lan Viên đã nói giúp chúng ta niềm xúc động và lòng biết ơn với tình mẹ bao la.
    • Gợi mở vấn đề.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn 1 bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Gợi ý làm bài:

Con cò là một hỉnh ảnh thân thuộc trên mọi nẻo đường làng quê việt Nam, chính vì thế mà từ lúc nào không biết hình ảnh con cò lặn lội dưới bò ruộng, bay lả bay la trên bầu trời đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam một cách hết sức bình dị nhưng lại mang một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc về người phụ nữ Việt Nam biết chịu thương chịu khó. Hình ảnh con cò trong ca dao Việt còn được ví như hình ảnh người phụ nữ Việt, là hình ảnh thấp bé, chịu thương chịu khó trong xã hội thời bấy giờ. Từ những cảm hứng về hình ảnh con cò trong ca dao, bài thơ con cò của Chế Lan Viên đã thể hiện được tình mẹ giành cho con thiêng liêng cao cả, sự khó nhọc của người me khi nuôi con khôn lớn. Bài thơ là một tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ, nhất là trong đoạn thơ đầu tiên đã thể hiện được điều đó.

“Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ ru

Có cánh cò đang bay”

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Điệp ngữ ngủ yên được nhắc lại ba lần trong đoạn khiến cho chúng ta thấy được tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ giành cho con thật ngọt ngào và bình yên biết bao nhiêu. Bên cạnh đó người mẹ như muốn nhắc nhờ rằng con hãy yên tâm vì cuộc đời con lớn lên đã có mẹ chở che, con cứ ngủ yên, sữa mẹ nhiều con đừng lo lắng, đến đây ta có thể cảm nhận tình cảm sâu sắc, tình cảm người mẹ luôn vỗ về kể từ khi con mới chào đời cho đến khi lớn lên.

Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Cổng Phủ

Con cò Đồng Đăng...

Hình ảnh con cò bay từ Cổng Phủ cho tới Đồng Đăng được miêu tả rất nhẹ nhàng, phù du. Ý muốn nói ở đây con cò bay lượn tự do khắp mọi nẻo đường, trở thành một biểu tượng gắn bó với cánh đồng quê Việt Nam. Hình ảnh con cò sợ xáo măng, sợ gặp phải cành mềm trong đêm tối gợi lên một hình ảnh cò lẻ loi một mình trong tăm tối có muôn vàn những cạm bẫy đang chực chờ. Ngoài ra, không chỉ là hình ảnh con cò mà tác giả còn muốn nói tới thân phận của người phụ nữ thời xưa luôn phải lam lũ và yếu đuối trước cuộc sống mưu sinh.

Mặc dù con còn bé nằm trong nôi chưa thể hiểu được gì nhưng điều đáng nói ở đây đó chính là tình yêu thương của người mẹ dành cho con, người mẹ muốn hình thành cho con mình tình yêu thương quê hương đất nước, yêu những lời ru, những cánh cò trong ca dao. Đến đây ta thật cảm động về tình mẫu tử, tình mẹ có thể che chở cho con của mình từ lúc đang còn tấm bé.

Như vậy chỉ với đoạn thơ đầu ta đã có thể cảm nhận được tình yêu thương của người mẹ dành cho con và hình ảnh thân thuộc cánh cò trên khắp mọi nẻo đường.

 

Trên đây là dàn ý bài Phân tích đoạn 1 bài thơ Con cò của Chế Lan ViênNgoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF