YOMEDIA

Nghị luận xã hội bàn về mục đích của việc học

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu lớp 12 nghị luận về ý kiến "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” sẽ giúp các em thấy được tầm quan trọng, đúng đắn của mục đích học tập có tính chất toàn cầu mà UNESCO đề xướng đồng thời nắm vững hơn trình tự làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Gợi ý làm bài nghị luận xã hội bàn về mục đích của việc học

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Học tập là nhiệm vụ suốt đời của con người “người không học như ngọc không mài”. Đúng vậy nếu không học tập con người sẽ không có tri thức, không tiếp thu, theo kịp được những tiến bộ của thế giới.
  • Tuy nhiên để học tập một cách khoa học và hiệu quả cần phải xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Hiểu được điều đó UNESCO đã từng đề xướng : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

b. Thân bài

  • Giải thích và làm rõ từng nội dung trong đề xướng của UNESCO:
    • Học là gì:
      • Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời”.
    • Học để biết:
      • “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. “Biết” là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người. Con người từ chỗ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, biết sơ sài đến biết sâu sắc, biết một lĩnh vực đến hiểu biết về nhiều lĩnh vực đời sống…
      • Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, tự làm giàu kho tri thức khoa học của mình, tạo được vốn sống sâu sắc…
      • Quan trọng hơn, qua những tri thức đó, con người có khả năng hiểu biết về bản chất con người và tự nhận thức bản thân, “biết người”, “biết mình”, biết giao tiếp, ứng xử với nhau sao cho “Đắc nhân tâm”…
    • Học để làm:
      • “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học. “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống. Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – “Học đi đôi với hành”.
      • Làm để tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và góp phần tạo nên của cải cho xã hội.
      • Ví dụ: Người nông dân, kĩ sư, bác sĩ… đều mang kiến thức đã học được áp dụng vào thực tế, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
      • Học mà không làm thì kiến thức có được không có ích, không bền vững, không được sàng lọc.
    • Học để chung sống:
      • Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học. “Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử… để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người trong quá trình sống để không bị tụt hậu, lạc lõng. Đây là hệ quả tất yếu của việc “biết”, “làm”.
      • Bởi lẽ, “con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Bản chất, giá trị, nhân cách của con người được hình thành, nuôi dưỡng, khẳng định, thử thách trong các mối quan hệ đó.
    • Học để tự khẳng định mình:
      • Là mục đích sau cùng của việc học. “Tự khẳng định mình” là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.
      • Từ việc học, mỗi người có cơ hội khẳng định tri thức mình tích lũy được; khẳng định khả năng lao động, sáng tạo; khẳng định nhân cách, phẩm chất…
  •  Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
    • Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện.
    • Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu.
    • Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa…
  •  Bài học về nhận thức và hành động của bản thân:
    • Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy “làm người”…
    • Mục đích học tập này giúp người học:
      • Xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ học tập.
      • Ra sức học tập và rèn luyện, trang bị kiến thức về mọi mặt để có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập quốc tế.
      • Học phải đi đôi với hành để khẳng định mình. Sống có ích cho cuộc đời và cho gia đình, xã hội.

c. Kết bài

  • Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại.
  • Liên hệ bản thân: Đã xác định được mục đích đúng đắn cho việc học của mình chưa? Cần phải làm gì để đạt được mục tiêu ấy?

Bài văn mẫu

Đề bài: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Gợi ý làm bài:

Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và chóng mặt, con người cũng không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức của mình để hòa nhập và không bị lạc hậu. Một trong những điều làm nên thành công và là tiền đề vững chắc để ta vươn lên đạt được những mục tiêu đề ra đó chính là con đường học tập. Đối với cuộc đời mỗi người học tập là một trong những điều quan trọng nhất. Đã có biết bao câu hay ý đẹp nói về việc học tập. Trong đó, mục đích học tập mà UNESCO đề xướng: “ Học để tự khẳng định mình” để lại ấn tượng nhiều nhất với tuổi trẻ ngày nay. Vậy thế hệ thanh niên chúng ta có ý nghĩ gì về quan niệm trên.

Học tập là con đường muôn đời, không bao giờ ngừng phát triển. Trước hết ta cần tìm hiểu cho thấu đáo “học” là gì và có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong cuộc sống? Học là quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng để phát triển tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. Ở bất cứ nơi đâu ta cũng có thể học hỏi, học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, từ những thế hệ trước và cả ở ngoài đời sống xã hội. Học tập còn là sự tích lũy, nâng cao và tìm tòi thêm nhiều tri thức xung quanh ta. Đó là sự tự nguyện xuất phát từ chính bản thân ta làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, đem lại nhiều thú vị và ý nghĩa cho cuộc sống. Học để tự khẳng định mình là học để nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực trong đởi sống xã hội. Từ đó rèn luyện cho mình bản lĩnh trong mọi tình huống, có phương pháp giải quyết mọi việc một cách phù hợp, khoa học nhất. Sự khẳng định mình chính là khẳng định “ cái tôi” của mỗi người có cá tính riêng, bản lĩnh riêng, tài năng riêng, không ai giống mình và mình không giống ai. Đó còn là học để biết đúng, biết sai, thế nào là tốt và xấu để ta từng bước hoàn thiện nhân cách bản thân mình.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Đã có biết bao người đã khẳng định được cái tôi của mình, được nhiều người biết đến và đem lại niềm tự hào, hạnh phúc cho bản thân, gia đinh và xã hội. Nhờ những nỗ lực, đóng góp của họ mà xã hội này, thế giới này toàn diện và tốt đẹp hơn. Những người ấy sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng và lấy đó làm gương. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những người chưa xác định cho mình mục đích học tập rõ ràng. Họ không biết nhiều kiến thức, không có khả năng vận dụng vào cuộc sống, khó chung sống với mọi người và khó thành công. Hơn nữa, còn có nhiều người quan niệm rằng học để kiếm điểm, để lấy bằng mà không cần nắm kiến thức. Những “tiến sĩ giấy” ấy sẽ bị mọi người khinh rẻ, xem thường và phê phán. Họ cần xem xét lại động cơ học tập của mình và học hành nghiêm túc hơn nữa.

Để thực hiện mục đích học tập trên chúng ta cần có những mục tiêu như thế nào? Trước hết, ta cần phải xác định mục đích, xây dựng lí tưởng một cách đúng đắn, cao đẹp vì có lí tưởng cao đẹp và những kiến thức mình biết ta mới có thể đặt chân lên con đường mang tên thành công. Nếu mục đích không đúng đắn sẽ dẫn đến nhưng hậu quả khôn lường và hủy diệt cả nhân loại. Xã hội ngày càng vươn lên và vươn cao, càng có nhiều cơ hội và điều kiện để mỗi người có thể tự khẳng định chính mình. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng cơ hội ngàn vàng ấy để khẳng định cái tôi cá nhân của chính chúng ta. Riêng em, em sẽ học hành thật tốt, rèn luyện nhân cách, đạo đức và xác định mục tiêu đúng đắn cho bản thân để từ đó tự khẳng định bản thân mình.

Một nhà văn nào đó đã viết: “Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng”, việc xác định mục đích học tập của mỗi người cũng quan trọng như việc xác định lí tưởng sống. Phương châm: “ Học để tự khẳng định mình” của UNESCO đề xướng thật sự là kim chỉ nam, là con đường để dẫn dắt tôi, bạn và chúng ta đi tới thành công.

-- MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON