YOMEDIA

Nghị luận về về biết ơn thầy cô giáo

Tải về
 
NONE

Nghị luận về về biết ơn thầy cô giáo được Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em nắm được cách triển khai các luận điểm: giải thích, bàn luận và mở rộng vấn đề để làm rõ vấn đề cần nghị luận. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí để nắm vững nội dung bài học hơn.  

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
  • Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp.

2.  Thân bài

  • Giải thích
    • Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh.
  • Bàn luận
    • Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo
      • Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ.
      • Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được.
    • Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo:
      • Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô.
      • Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô.
      • Có thái độ yêu quý, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình.
      • Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại.
  • Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?
    • Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động:
      • Nói lời cảm ơn thầy cô.
      • Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô.
      • Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô.
    • Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, cả nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam - ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô.
  • Mở rộng vấn đề
    • Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng.
    • Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.
  • Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Nghị luận về về biết ơn thầy cô giáo

Gợi ý làm bài:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lý đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh nhân nghĩa là lòng biết ơn. Trong cuộc sống này, chúng ta hằng ngày phải chịu ơn biết bao nhiêu người. Từ bát cơm ta ăn, từ hình hài ta có rồi đến cuộc sống tinh thần từ đâu ta có? Phải chăng là do quả của biết bao con người từ nông dân vất vả một nắng hai sương, từ sự tần tảo hi sinh của cha mẹ và gần ta nhất là sự tần tụy hết lòng của thầy cô.

“Nhất tự vi sư. Bán tự vi sư”, “Không có thầy đố mày làm nên” là những lời khuyên sâu sắc của cha ông nhắc nhở chúng ta ghi nhớ công ơn thầy cô. Thầy cô giáo có vai trò rất to lớn trong sự thành đạt của học sinh. Thầy cô là bậc đàn anh đi trước, là người có trình độ hiểu biết cao, có khả năng sư phạm dạy học cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Đằng sau một học trò giỏi là một người thầy giỏi. Bởi thế, khi đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta phải ghi nhớ công ơn họ.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Chúng ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ cái xấu đang phát triển. Chúng ta cần phải tìm hiểu lý do nào dẫn đến hiện tượng ấy? Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu đang len lỏi dần để đầu độc tư tưởng vốn trong sáng của người học sinh để tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô.

Ngoài việc học ở thầy cô, người học sinh có thể học ở bạn bè, ở những người xung quanh, ở cuộc sống, ở những tiến bộ văn minh trong xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải luôn xác định vai trò của thầy cô vẫn là quyết định. Bạn bè, xã hội chỉ đóng vai trò hỗ trợ tiếp sức. Vì thế, chúng ta phải phải luôn quý trọng tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, nền khoa học kỹ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Chúng ta phải luôn khẳng định trọng thầy, biết ơn thầy cô là một những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người học sinh.

Người có tài mà không có đức không những là người vô dụng như Bác Hồ đã nói mà còn có thể gây hại cho xã hội và đất nước. Để sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những thành quả lao động của người khác không có gì khác ngoài phải biết sống chân thành, sống vì người khác, hăng say học tập, bồi dưỡng nhân phẩm từng ngày, xây dựng ước mơ, khát vọng cao đẹp, hướng đến tương lai.

Biết ơn thầy cô là một trong việc học lễ. Việc học lễ là việc của một đời người. Đừng nghĩ đơn giản rằng, tôi chỉ trọng thầy, khi thầy dạy bảo tôi nên người. Có thành đạt, tôi mới nhớ ơn thầy. Chúng ta phải luôn biết kính trọng thầy, biết ơn thầy dạy dỗ: học thật tốt, thành đạt trong cuộc đời là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào, một cái cúi đầu, vâng dạ của người học sinh… đủ làm thầy cô thấy ấm lòng. Thầy cô là người đưa đò đến bến. Khi trưởng thành và thành đạt, một lúc nào đó hãy nhớ về thầy cô. Đó cũng là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn.

Nhưng hiện nay lại tồn tại những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phê phán và lên án những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.

 “Muốn sang phải bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người chỉ lối, là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô.

Trên đây là bài văn mẫu Nghị luận về về biết ơn thầy cô giáo, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm:

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF