Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 tư liệu văn mẫu nghị luận xã hội bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn của Lâm Ngữ Đường: Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
b. Thân bài
-
Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường
- Sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi.
- Khả năng tiếp nhận khi đọc sách (tác phẩm văn học) tùy thuộc vào điều kiện, trình độ, và năng lực chủ quan của người đọc.
-
Bình luận, chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề
- Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc.
- Ví dụ: Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Tuổi thanh niên: Có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người.
- Lớn hơn: Hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, hiểu được ý nghĩa xã hội to lớn của "Truyện Kiều"
- Người lớn tuổi: Cảm nhận thêm về ý nghĩa triết học của "Truyện Kiều".
- Ví dụ: Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý, của người đọc.
-
Bình luận bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề
- Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,…)
- Ví dụ: Những bài luận đạt giải cao của các bạn học sinh giỏi về tác phẩm văn học (tự học, ham đọc, sưu tầm sách, nâng cao kiến thức)
- Không phải ai từng trải cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, có những người trẻ tuổi nhưng vẫn hiểu sâu sắc tác phẩm (do tự nâng cao vốn sống, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, ham học hỏi,…)
c. Kết bài
- Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc:
- Muốn đọc sách tốt, tự trang bị sự hiểu biết về nhiều mặt
- Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu
Bài văn mẫu
Đề bài: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn, 1965). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Gợi ý làm bài
Đọc sách là việc vô cùng bổ ích đối với mỗi con người. Vì thế người ta coi đọc sách như một nghệ thuật ngắm trăng. Và ai cũng có thể đọc sách nhưng đọc như thế nào để cảm nhận được cái hay, cái đẹp, trong giá trị từng cuốn sách thì lại là một nghệ thuật. Vì thế có câu: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, người già đọc sách như thưởng thức trăng trên đài”.
Câu nói này thật hay nó giúp con người ta hiểu hơn về tầm quan trọng của việc đọc sách và thưởng thức nghệ thuật ở mỗi lứa tuổi. Đầu tiên ta thấy “tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá” nghĩa là tuổi trẻ sự hiểu biết rất là nông cạn khi đọc sách thì giống như việc nhìn trăng qua kẽ lá chỉ thấy những viền sáng của trăng mà không thể thấy được sự chiếu sáng toàn vẹn của ánh trăng. Vì thế tuổi trẻ đọc sách còn hời hợt không hiểu hết được giá trị của cuốn sách mang lại.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Và mỗi người hãy chọn cho mình những cuốn sách tốt để đọc khi đó bạn sẽ thấy sách đang mở ra một chân trời mới, cuộc sống mới với nhiều niềm vui tiếng cười và bạn sẽ thấy cuộc sống bạn có ý nghĩa hơn. Nếu bạn đang mắc phải những chuyện buồn không có lỗi thoát bạn hãy tìm đến sách những cuốn sách những cuốn sách dạy đời từ đó bạn đọc từ từ bạn sẽ hiểu bạn cần làm gì để thoát ra khỏi buồn sầu và bắt đầu xây dựng tiếp của sống tốt đẹp của bản thân.
Câu nói thật hay giúp ta nhìn nhận đúng hơn về giá trị của sách và cách thưởng thức sách ở mội lứa tuổi. Để từ đó chúng ta học được nhiều điều bổ ích từ sách và làm cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn. Và mỗi người hãy tìm cho mình một phương pháp đọc sách có ích nhé! Có câu: “Đọc một cuốn sách hay cũng như ngắm trăng là cả một nghệ thuật cần phải có cái tâm của người đọc sách”.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận xã hội trình bày ý kiến bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Dẫn theo Lâm Ngữ Đường, Sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Tao đàn, Sài Gòn, 1965) sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)