YOMEDIA

Một số bài toán nhiệt nhôm trong các đề thi THPT QG môn Hóa

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức môn Hóa 12 HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu Một số bài toán nhiệt nhôm trong các đề thi THPT QG môn Hóa. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm số thật cao trong các kì thi.

ADSENSE
YOMEDIA

MỘT SỐ BÀI TOÁN NHIỆT NHÔM TRONG CÁC ĐỀ THI THPT QG MÔN HÓA HỌC

 

Bài 1. Nung hỗn hợp (Al, Fe2O3) trong điều kiện không có không khí. Để nguội hỗn hợp sau phản ứng rồi nghiền nhỏ, trộn đều chia thành 2 phần. Phần 2 có khối lượng nhiều hơn phần 1 là 59 gam. Cho mỗi phần tác dụng với NaOH dư thu được lần lượt là 40,32 lít và 60,48 lít H2 (đktc). Biết hiệu suất các phản ứng là 100%. Khối lượng Al trong hỗn hợp đầu là:

A. 135 gam

B. 220,5 gam

C. 270 gam

D. 101,25 gam

Bài 2. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là

A. Fe3O4 ; 2,76 gam.

B. Fe3O4 ; 6,96 gam.

C. FeO ; 7,20 gam.

D. Fe2O3 ; 8,00 gam.

Bài 3. X là hỗn hợp chứa Al và sắt oxit FexOy. Sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu X thu được 92,35 gam chất rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư thấy có 8,4 lít (đktc) khí bay ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/4 lượng chất Z bằng H2SO4 đặc nóng, thấy tiêu tốn 60 gam H2SO4 98%. Số mol Al2O3 có trong chất rắn Y là:

A. 0,14 mol

B. 0,40 mol

C. 0,44 mol

D. 0,20 mol

Bài 4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 53,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chât rắn Y. Lấy toàn bộ Y cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thấy thoát ra 22,4 lít H2 (đktc). Hiệu suất các phản ứng là 100%. Thành phần phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X là:

A. 20,15%

B. 40,3%

C. 59,7%

D. 79,85%

Bài 5. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và FexOy (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,03 mol H2, dung dịch Y và 4,48 gam chất rắn không tan. Cho từ từ dung dịch HCl vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Giá trị m và công thức FexOy lần lượt là

A. 11,2 ; Fe3O4

B. 9,1 ; Fe2O3

C. 8,5 ; FeO.

D. 10,2 ; Fe2O3.

 Bài 6. Nung a gam hỗn hợp bột Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau :

 - Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư được 0,15 mol H2

 - Phần 2 : Cho tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,55 mol H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí, lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn Z. Giá trị a, b lần lượt là

A. 45,5 ; 32,0.

B. 91,0 ; 32,0.

C. 59,0 ; 14,4.

D. 77,5 ; 37,1.

 Bài 7. Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:

 - Phần 1: Cho vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m1 gam chất không tan.

- Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc).

Thành phần chất rắn Y gồm các chất nào ?

A. Al, Fe2O3, Fe, Al2O3

B. Al, Fe, Al2O3

C. Fe, Al2O3

D. Fe2O3, Fe, Al2O3

Bài 8. Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 có khối lượng mol trung bình của hỗn hợp là M1. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với hiệu suất H%, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y có khối lượng mol trung bình là M2. Quan hệ giữa M1 và M2 là:

A. M1 > M2

B. M1 = M2

C. M2 = H.M1

D. M1 < M2

Bài 9. Nung nóng hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong môi trường không có không khí (phản ứng hoàn toàn). Các chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 6,72 lít khí H2 (đktc), cũng lượng chất này nếu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 26,88 lít khí H2 (đktc). % khối lượng Al và Fe3O4 trong hỗn hợp đầu lần lượt là:

A. 43,69%; 56,31%

B. 27,95%; 72,05%

C. 21,85%; 78,15%

D. 60,81%; 39,19%

Bài 10. Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 ở nhiệt độ cao sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần V lít dung dịch H2SO4 0,7M loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 9,846 lít khí (27oC; 1,5 atm). Cho NaOH dư vào Z được kết tủa T. Nung T trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn E. Khử hoàn toàn E bằng H2 dư thu được 11,7 gam nước. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và thể tích V lần lượt là

A. 75%; 2 lít.

B. 80%, 2 lít.

C. 75%; 1,7 lít.

D. 80%, 1,7 lít.

...

Trên đây là phần trích dẫn Một số bài toán nhiệt nhôm trong các đề thi THPT QG môn Hóa, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF