YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập minh họa ôn tập chuyên đề - Địa lí dân cư Việt Nam Địa lí 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập các kiến thức liên quan đến Địa lí dân cư với tài liệu Lý thuyết và bài tập minh họa ôn tập chuyên đề - Địa lí dân cư Việt Nam Địa lí 12 có đáp án tài liệu gồm 2 phần kiến thức cơ bản và các câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập tốt để chuản bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHUYÊN ĐỀ 2. ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

1. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

  • Năm 2006 dân số nước ta là 84,1 triệu người, thứ 3 Đông Nam Á, 13 trên thế giới.

=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Có 54 dân tộc, đông nhất là người Kinh (86.2%)

=> Các dân tộc đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, sự đa dạng văn hoá…, nhưng vẫn còn chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, nhất là đối với các dân tộc ít người, mức sống còn thấp.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

* Dân số tăng nhanh, đặc biệt là nửa cuối thế kỷ XX: 1965-75: 3%, 1979-89: 2.1%.  Thời kỳ 2000-2005 còn 1,32%: giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.

* Dân số trẻ: 2005: nhóm 1:  27% ; nhóm 2:  64,0% ; nhóm 3: 9,0%

  • Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh kĩ thuật và công nghệ tiên tiến.
  • Khó khăn: hằng năm có thêm hơn 1,1 triệu lao động mới, khó khăn về việc làm => Sức ép lên phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Dân cư phân bố chưa hợp lí

  • Giữa đồng bằng và miền núi (đồng bằng chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm 80% dân  số).
  • Giữa thành thị và nông thôn (thành thị ≈ 27%; nông thôn chiếm > 73% dân số).
  • Trong nội bộ từng vùng.

* Nguyên nhân: ĐKTN, KT-XH, lịch sử khai thác lãnh thổ.

* Hậu quả: Sử dụng sức lao động không hợp lý, khó khăn trong khai thác tài nguyên.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động

  • Tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả chính sách kế hoạch hóa gia đình.
  • Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
  • Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
  • Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

II. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM; ĐÔ THỊ HOÁ

1. Lao động và việc làm

a. Nguồn lao động

Mặt mạnh:

  • Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân => Nguồn lao động dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. => Là lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước.
  • Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất gắn với truyền thống dân tộc.
  • Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0%.

Hạn chế:

  • Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao, cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
  • Chất lượng lao động giữa các vùng; giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch nhiều.

b. Cơ cấu lao động  (nêu đặc điểm và sự thay đổi)

  • Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
    • Tỉ trọng lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp cao nhất, chiếm trên 50%.
    • Đang thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông - lâm  - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
  • Cơ cấu lao động theo thành phần  kinh tế
    • Lao động nước ta tập trung phần lớn trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
    • Đang thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng lao động
  • Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

c. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết

* Việc làm là một vấn đề kinh tế- xã hội ở nước ta.

* Nguyên nhân (mối quan hệ dân số- lao động- việc làm)

* Hướng giải quyết

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .
  • Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
  • Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, đẩy mạnh phát triển dịch vụ.
  • Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

III. ĐÔ THỊ HÓA

1. Đặc điểm

  • Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp
  • Tỉ lệ dân thành thị tăng
  • Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng

2. Mạng lưới đô thị

Mạng lưới đô thị của nước được phân thành 6 loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh)

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển KT-XH

Tích cực:

  • Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước và địa phương
  • Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng trong nước. .
  • Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo động lực phát triển kinh tế.
  • Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở…

B.  CÂU HỎI LUYỆN TẬP

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Thành phố trực thuộc trung ương ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Đà Nẵng.              B. Quy Nhơn.                        C. Nha Trang.                        D. Tuy Hòa.

Câu 2. Dân tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân số nước ta?

A. Kinh.                     B. Tày.                                   C. Mường.                  D. Ê – đê.

Câu 3. Dân số đông đem lại thuận lợi nào sau đây cho nền kinh tế nước ta?

A. Chất lượng lao động cao.                                   B. Nguồn lao động dồi dào.

C. Có nhiều việc làm mới.                                       D. Thu nhập người dân tăng.

Câu 4. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là:

A. Tây Nguyên.        B. Tây  Bắc.              C. Đông Bắc.             D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 5. Quá trình đô thị hóa ở nước ta

A. diễn ra chậm.                                                 

B. có điểm xuất phát thấp nhưng đang phát triển nhanh.

C. mới phát triển từ khi đổi mới kinh tế-xã hội. 

D. chủ yếu là tự phát.

Câu 6. Quá trình đô thị hóa gây ra hậu quả gì?

A. Gia tăng dân số quá nhanh.                   B. Ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội phức tạp.

C. Khó nâng cao chất lượng cuộc sống.    D. Bão lụt, nước biển dâng cao.

Câu 7. Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là:

A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.                      B. ô nhiễm môi trường.

C. gây lãng phí nguồn lao động.                                      D. giải quyết vấn đề việc làm.

Câu 8. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn:

A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.

B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.

D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

Câu 9. Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là:

A. Nông, lâm nghiệp.                      B. Thuỷ sản.              C. Công nghiệp.        D. Xây dựng.

Câu 10. Ý nào không thể hiện vai trò của đô thị với phát triển kinh tế-xã hội?

A. Đóng góp lớn vào GDP                                                 

B. Có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn

C. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân                 

D. Tạo ra môi trường tự nhiên trong lành

2.  Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về việc làm ở nước ta hiện nay?

A. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.

B. Tình trạng thiếu viêc làm và thất nghiệp còn gay gắt.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn.

D. Là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm chủ yếu của nguồn lao động nước ta?

A. Tính kỷ luật của người lao động rất cao.        

B. Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên.

C. Có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.           

D. Lực lượng lao động trình độ cao còn ít.

Câu 3. Tuy gia tăng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Quy mô dân số lớn.                                              B. Tuổi thọ ngày càng cao.

C. Cơ cấu dân số già.                                               D. Gia tăng cơ học cao.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân tộc của nước ta?

A. Các dân tộc sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng.

B. Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.

C. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng dân số.

D. Có nhiều thành phần dân tộc, bản sắc văn hóa đa dạng.

Câu 5. Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng gây khó khăn lớn nhất cho việc:

A. nâng cao tay nghề cho lao động.                                   B. bảo vệ tài nguyên và môi trường.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.                                    D. sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.

Câu 6. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố:

A. điều kiện tự nhiên.                                                          B. trình độ phát triển kinh tế.

C. tính chất của nền kinh tế.                                                D. lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 7. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm

A. hạ tỉ lệ tăng dân số ở khu vực này.

B. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

C. tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.

D. phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Câu 8. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do:

A. loài người định cư khá sớm.                             

B. nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.

C. có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.           

D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

Câu 9. Tỉ lệ dân đô thị nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số nước ta đã chứng tỏ:

A. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.                                  B. điều kiện sống ở thành thị thấp.

C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.                                 D. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.

Câu 10. Biểu hiện rõ rệt nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là:

A. cạn kiệt tài nguyên.                                                       B. làm ô nhiễm môi trường.

C. giảm tốc độ phát triển kinh tế.                                       D. giảm GDP bình quân đầu người.

3. Câu hỏi vận dụng thấp

{-- Nội dung đề và đáp án phần câu hỏi vận dụng thấp của tài liệu Ôn tập chuyên đề - Địa lí dân cư Việt Nam Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. Câu hỏi vận dụng cao

{-- Nội dung đề và đáp án phần câu hỏi vận dụng cao của tài liệu Ôn tập chuyên đề - Địa lí dân cư Việt Nam Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập minh họa ôn tập chuyên đề - Địa lí dân cư Việt Nam Địa lí 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON