Tài liệu 56 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề 5. Địa lí dân cư địa lý 12 có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi ôn tập chủ đề Địa lí dân cư Địa lý 12 sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài đồng thời giúp các em kiểm tra kiến thức về Địa lý đã học. Mời các em tham khảo tại đây!
56 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5. ĐỊA LÍ DÂN CƯ ĐỊA LÝ 12
Câu 340. Nguyên nhân không dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế trong thời gian qua là
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
B. sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
C. chính sách của Nhà nước.
D. chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.
Câu 341. Vấn đề tạo việc làm ở khu vực nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng, bởi tỉ lệ lao động làm nông nghiệp và dân cư ở nông thôn của nước ta năm 2005 lần lượt là
A. 57,3% và 73,1% B. 58,8% và 74,2%
C. 60,3% và 75,8% D. 63,1% và 80,5%
Câu 342. Đặc điểm nào sau đây đúng với vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay ?
A. Nền kinh tế nước ta mỗi năm tạo thêm được khoảng 1,5 triệu việc làm.
B. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại hiện nay ở nước ta.
C. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn.
D. Lao động thiếu việc làm tập trung ở thành thị nhiều hơn khu vực nông thôn.
Câu 343. Bình quân mỗi năm, nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng:
A. hơn nửa triệu người. B. gần 1 triệu người.
C. hơn 1 triệu người. D. hơn 2 triệu người.
Câu 344. Lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta (năm 2005) vào khoảng
A. 25,0%. B. 31,0%.
C. 41,0%. D. 51,0%.
Câu 345. Đặc điểm không đúng về chất lượng nguồn lao động của nước ta là
A. cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.
B. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
C. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.
D. chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng lên.
Câu 346. Mặt mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
B. có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 347. Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. số lượng quá đông đảo.
B. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.
D. tập trung chủ yếu ở nông thôn.
Câu 348. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng lao động của các ngành dịch vụ.
B. tăng tỉ trọng lao động của ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
C. tăng tỉ trọng lao động của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
D. giảm tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp - xây dựng.
Câu 349. Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành
A. nông, lâm, ngư nghiệp. B. công nghiệp.
C. xây dựng. D. dịch vụ.
Câu 350. Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp vì
A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.
B. thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ở nông thôn.
C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.
D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.
Câu 351. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ (năm 2005) lần lượt theo thứ tự là
A. 24,0 - 16,4 - 59,6. B. 24,0 - 59,6 - 16,4.
C. 16,4 - 24,0 - 59,6. D. 53,7 - 18,2 - 24,5.
Câu 352. Hiện nay, lực lượng lao động của nước ta đang chuyển từ khu vực kinh tế Nhà nước sang
A. khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B. khu vực công nghiệp, xây dựng.
C. khu vực dịch vụ.
D. khu vực ngoài Nhà nước.
Câu 353. Ở nước ta, tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực
A. đồng bằng. B. nông thôn.
C. trung du. D. miền núi.
Câu 354. Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do
A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.
D. ngành dịch vụ kém phát triển.
Câu 355. Dòng người chuyển cư tạm thời từ nông thôn ra thành thị xuất phát chủ yếu từ động cơ
A. lối sống ở nông thôn đơn điệu.
B. tình cảm gắn bó với nông thôn đã giảm sút.
C. sử dụng thời gian nông nhàn để có thêm thu nhập.
D. hiểu biết hơn về thành thị.
Câu 356. Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực
A. đồng bằng. B. nông thôn.
C. thành thị. D. miền núi.
Câu 357. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của nước ta hiện nay vào khoảng:
A. 3,5%. B. 4,4%.
C. 5,3%. D. 6,0%.
Câu 358. Thu nhập bình quân của người lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do
A. năng suất lao động thấp.
B. lao động nước ta chỉ chuyên sâu một nghề.
C. phần lớn lao động làm trong ngành dịch vụ.
D. đa số hoạt động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Đáp án trắc nghiệm từ câu 340-358 chủ đề 5. Địa lí dân cư Địa lý 12
Câu |
Đáp án |
340 |
D |
341 |
C |
342 |
C |
343 |
C |
344 |
A |
345 |
C |
346 |
D |
347 |
D |
348 |
C |
349 |
A |
350 |
D |
351 |
D |
352 |
D |
353 |
B |
354 |
A |
355 |
C |
356 |
C |
357 |
C |
358 |
A |
Câu 378. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.
D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.
Câu 379. Yếu tố nào không phải là một trong ba yếu tố chính được xét đến trong chỉ số phát triển con người ?
A. GDP bình quân theo đầu người. B. Chỉ số giáo dục.
C. Tuổi thọ bình quân. D. Chỉ số y tế.
Câu 380. Năm 2005, trong bảng xếp hạng về HDI, Việt Nam đứng thứ
A. 110 trên thế giới. B. 109 trên thế giới.
C. 133 trên thế giới. D. 118 trên thế giới.
Câu 381. Vùng có bình quân thu nhập theo đầu người đứng cao nhất ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 382. So với thế giới, thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam thuộc nhóm
A. thu nhập thấp.
B. thu nhập trung bình thấp.
C. thu nhập trung bình cao.
D. thu nhập cao.
Câu 383. Trong việc đánh giá tình trạng đói nghèo ở Việt Nam, chỉ tiêu nào được coi là quan trọng nhất ?
A. Số bác sĩ/1 vạn dân.
B. Sản lượng bình quân lương thực có hạt/người/năm (kg).
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
D. Thu nhập bình quân theo đầu người trong năm.
Câu 384. Vùng có tỉ lệ nghèo cao nhất cả nước là
A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Bắc.
Câu 385. Tỉ lệ số lượng trẻ ở độ tuổi Tiểu học đến trường hằng năm ở nước ta khoảng
A. 80%. B. 86%.
C. 96%. D. 99%.
Câu 386. Biểu hiện của sự phát triển về văn hoá - giáo dục trong thời gian qua là
A. hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh.
B. các hình thức tổ chức ngày càng đa dạng.
C. việc trao đổi văn hoá, nghệ thuật giữa các dân tộc, địa phương được phát triển mạnh.
D. tất cả các phương án trên.
Câu 387. Tuổi thọ trung bình của người dân nước ta năm 2005 là
A. 65 tuổi. B. 68 tuổi.
C. 71 tuổi. D. 75 tuổi.
Câu 388. Tỉ lệ các xã có trạm y tế ở nước ta năm 2005 là
A. 80%. B. 85%.
C. 95%. D. 99%.
Câu 389. Chất lượng cuộc sống của một cộng đồng dân cư được đánh giá qua mức độ
A. khai thác tài nguyên phục vụ cuộc sống.
B. ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.
C. thoả mãn các nhu cầu ăn mặc, học hành, chữa bệnh,…
D. tốc độ tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 390. Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta là
A. tỉ lệ người lớn biết chữ cao.
B. tỉ suất tử vong trẻ em giảm.
C. tỉ suất sinh giảm.
D. mức thu nhập bình quân theo đầu người cao.
Câu 391. Tỉ lệ người lớn biết chữ của nước ta hiện nay là
A. 80,9%. B. 79,0%.
C. 90,3%. D. 86,2%.
Câu 392. Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nước ta giảm là do
A. chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt.
B. kết hợp cả đông và tây y để chữa bệnh.
C. xây dựng được nhiều cơ sở khám bệnh.
D. đào tạo được nhiều y, bác sỹ.
Câu 393. Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta có sự phân hoá rõ rệt giữa
A. các tỉnh vùng đồng bằng và các tỉnh miền núi.
B. khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
C. giữa các nhóm thu nhập thấp và nhóm thu nhập cao.
D. giữa các vùng, các khu vực và các nhóm thu nhập.
Câu 394. Trong bảng xếp hạng các quốc gia trên thế giới, thứ hạng HDI của nước ta cao hơn thứ hạng GDP là do
A. giảm tốc độ gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình cao.
B. kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
C. có những thành tựu nổi bật về phát triển giáo dục và y tế.
D. chính sách xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.
Câu 395. Sự phát triển của mạng lưới giáo dục nước ta được biểu hiện ở
A. có các loại hình trường công lập, bán công, dân lập.
B. có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến bậc trên đại học.
C. nhiều tỉnh hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
D. tất cả các xã, thôn bản đều có các trường tiểu học.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !