YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập củng cố dạng bài tập Xác định dạng đột biến gen Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về đột biến gen trong chương trình Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố dạng bài tập Xác định dạng đột biến gen Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN GEN

A. LÝ THUYẾT

- Để xác định được các dạng đột biến các em cần chú ý:

+ Đột biến thêm, mất sẽ làm thay đổi chiều dài của chuỗi nucleotit, chuỗi polipeptit.

+ Đột biến đảo vị trí các cặp nuclêôtit hoặc thay thế cặp A — T bằng T — A; thay cặp G-X bằngX-Gkhông làm thay đổi chiều dài gen đột biến và tỉ lệ nuclêôtit.

+ Đột biến thay thế không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng thay đổi số liên kết hidro.

+ Thuật ngữ đột biến điểm là đột biến thường chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit. Đột biến điểm gồm đột biến thêm, mất và thay thế một cặp nucleotit.

+ Đột biến thêm, mất một cặp nuclêôtit sẽ tạo đột biến dịch khung, tức là toàn bộ các axit amin từ vị trí đột biến trở về sau sẽ bị thay đổi.

+ Đột biến tạo ra bộ ba kết thúc sẽ làm chuỗi polipeptit ngắn đi đột ngột.

- Khi biết dạng đột biến ta sắp xếp trở lại các mã di truyền, từ đó suy ra được sự thay đổi của cấu trúc phân tử prôtêin.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứu 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?

A. Thay thế các nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

B. Mất 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

C. Thêm 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.

D. Thay thế hoặc mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.

Câu 2: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến điểm dạng

A. thêm một cặp G – X.

B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.

C. mất một cặp A – T.

D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.

Câu 3: Một gen dài 3060A° có tỉ lệ A/G = 4/5. Đột biến xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỉ lệ A/G ≈ 79,28%. Loại đột biến đó là

A. thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X.

B. thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.

C. thay thế 2 nucleotit loại A bằng 2 nucleotit loại G.

D. đảo vị trí cặp A – T và G – X ở 2 bộ ba khác nhau.

Câu 4: Một đoạn ADN mạch kép có 4050 liên kết hidro, biết rằng trong đó hàm lượng nucleotit loại T chiếm 15%. Khi gen bị đột biến, tỉ lệ A/G của gen là 43,27%. Nếu chiều dài của gen đột biến không đổi so với gen bình thường thì đột biến gen thuộc dạng

A. thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A - T

B. thay thế 2 cặp G – X bằng 2 cặp A - T

C. thay thế 3 cặp G – X bằng 3 cặp A - T

D. thay thế 4 cặp G – X bằng 4 cặp A – T

Câu 5: Gen có 1170 nucleotit và có G=4A. Sauk hi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:

A. 11417               B. 13104                            C. 11466               D. 11424

Câu 6: Một đột biến làm giảm chiều dài của gen đi 10,2A° và mất 8 liên kết hidro. Khi gen ban đầu và gen đột biến đồng thời nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến giảm đi so với gen ban đầu là:

A. A=T=8; G=X=16.

B. A=T=16; G=X=8

C. A=T=7; G=X=14

D. A=T=14; G=X=7

Câu 7: Gen  A có 90 vòng xoắn và có 20% ađênin, bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit loại A-T nằm trọn vẹn trong 1 bộ ba của mỗi mạch. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là

A.   A = T = 357; G = X = 540

B.   A = T = 360; G = X = 537

C.   A = T = 363; G = X = 540

D.   A = T = 360; G = X = 543

Câu 8: Một gen có  tổng số 1200 nuclêôtit và chứa 15% xitôzin. Sau khi bị đột biến điểm, gen đã tiến hành nhân đôi bình thường 5 lần và đã sử dụng của môi trường 12.989 ađênin và 5580 xitôzin.Dạng đột biến gen đã xảy ra là:

A.   Mất 1 cặp G-X

B.   Thêm 1 cặp G-X

C.   Mất 1 cặp A-T

D.   Thêm 1 cặp A-T

ĐÁP ÁN

1 - B

2 - D

3 - A

4 - C

 5 - A

6 - C

7 - A

8 - C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập củng cố dạng bài tập Xác định dạng đột biến gen Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON