YOMEDIA

Lý thuyết Thế mạnh ngành ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Lý thuyết Thế mạnh ngành ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức cơ cấu ngành ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

THẾ MẠNH NGÀNH NGƯ NGHIỆP VÙNG BẮC TRUNG BỘ

I. Lý thuyết

+ Điều kiện phát triển

- Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều hải sản quý

- Nhiều sông lớn (sông Cả, Sông Mã…)

– Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điều kiện phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ. Việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.

+ Hiện trạng phát triển

– Nghệ An là tỉnh trọng điểm đánh bắt cá biển.

– Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn đang được phát triển khá mạnh.

– Tuy nhiên, tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt.

+ Ý nghĩa

- Việc khai thác và nuôi trồng thủy sản vừa góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội, vừa khai thác thế mạnh của vùng.

- Việc nuôi tôm trên cát cho phép tận dụng các diện tích đất khác nhau.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông — lâm — ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

Hướng dẫn giải

Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp của vùng

– Bắc Trung Bộ có lãnh thổ trải dài và hẹp ngang, ở hàng loạt các huyện, trên bề mặt ngang chỉ vài chục km theo chiều Đông – Tây ta đã đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải. vượt qua vùng đồi chuyển tiếp hẹp và tới vùng núi thật sự ở phía tây.

– Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ, chúng ta có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông – ngư nghiệp hay nông – lâm – ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng từ mô hình kết hợp nông – lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi.

Câu 2: Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

Hướng dẫn giải

Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ là do khai thác được tối đa các lợi thế về nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:

– Cấu trúc lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông – tây, nhưng lại kéo dài theo chiều bắc – nam.

– Phía Tây là vùng đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía Đông là vùng biển rộng lớn.

– Có nguồn tài nguyên (lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản) khá đa dạng, nhưng về cơ bản vẫn ở dạng tiềm năng chưa khai thác hiệu quả.

– Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc, lịch sử…cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế để khai thác lãnh thổ hợp lý và hiệu quả nhất.

– Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp góp phần hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian và giữ cân bằng sinh thái.

– Trong khi cơ cấu kinh tế công nghiệp còn nhỏ bé thì việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH của vùng.

=> Việc hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, góp phần tạo ra cơ cấu ngành và tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Câu 3: Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là:

A. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.

B. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

C. hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.

D. ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.

Hướng dẫn giải

Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven  bờ của vùng đang bị suy giảm

⇒ Biện pháp: cần khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp cở vùng Bắc Trung Bộ góp phần

A. Tạo sự phân hóa giữa các vùng

B. Tọa cơ cấu kinh tế chung và tạo thể liên hoàn giữa các vùng

C. Tạo liên kết với các vùng khác

D. Hình thành các đô thị mới ở vùng miền núi

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 5: Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ không phải do

A. Lãnh thổ kéo dài hẹp ngang

B. Đồng bằng nhỏ hẹp, một bên là núi, một bên là biển

C. Phát huy được thế mạnh của các khu vực và bảo vệ được tài nguyên

D. Hạn chế được sự phân hóa giữa các khu vực

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 6: Việc nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì

A. Tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa

B. Giải quyết được nhiều việc làm

C. Phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh

D. Tận dụng được thời gian rảnh rỗi

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Việc nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn ven biển của Bắc Trung Bộ vì tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng mang tính hàng hóa, có khả năng xuất khẩu thu lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhân dân.

Câu 7: Tỉ trọng điểm nghề cá ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Thanh Hóa

B. Nghệ An

C. Hà Tĩnh

D. Quảng Bình

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

A. Nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt.

B. Việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn ít được chú trọng.

C. Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.

D. Đánh bắt thủy hải sản ven bờ phát triển.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 9: Đâu không đúng về ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Tạo nên một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng.

B. Cơ sở để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.

C. Tạo điều kiện giao lưu kinh tế với nước Lào.

D. Khai thác thế mạnh sẵn có về nông – lâm – ngư.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 10:  Vùng Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm - ngư nghiệp vì :

A. Có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng.

B. Khai thác các thế mạnh sẵn có của vùng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Vừa tạo cơ cấu ngành vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

D. Vùng có thế mạnh để phát triển trong khi tỉ trọng công nghiệp còn rất thấp so với cả nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 11:  Ở Bắc Trung Bộ, vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư góp phần

A. đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

B. giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế du canh du cư.

C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác có hiệu quả tiềm năng.

D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 12:  Tỉ trọng điểm nghề cá ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Thanh Hóa

B. Nghệ An

C. Hà Tĩnh

D. Quảng Bình

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 13:  Cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển vùng BTB đang có sự thay đổi khá rõ nét, chủ yếu là do

A. phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

B. phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.

C. phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

D. phát triển vốn rừng, mở rộng các vùng thâm canh.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 14: Việc nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì

A. Tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa

B. Giải quyết được nhiều việc làm

C. Phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh

D. Tận dụng được thời gian rảnh rỗi

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 15:  Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với BTB là do

A. phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khan.

B. lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam.

C. lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển.

D. không có khả năng phát triển công nghiệp.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 16:  Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm  - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa

A. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.

B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư.

C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền.

D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 17:  Ở Bắc Trung Bộ, vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư góp phần

A. đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

B. giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế du canh du cư.

C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác có hiệu quả tiềm năng.

D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 18:  Vùng Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm - ngư nghiệp vì :

A. Có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng.

B. Khai thác các thế mạnh sẵn có của vùng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Vừa tạo cơ cấu ngành vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

D. Vùng có thế mạnh để phát triển trong khi tỉ trọng công nghiệp còn rất thấp so với cả nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Thế mạnh ngành ngư nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON