YOMEDIA

Lý thuyết Sinh học 12: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu tổng hợp kiến thức Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Sinh Học 12. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt 

ATNETWORK
YOMEDIA

ÔN TẬP LÝ THUYẾT SINH HỌC 12

CHƯƠNG 2: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Bài 8. QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI

I. Phương pháp nghiên cứu DT học của Menđen:

            * Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng DT là phân tích các thế hệ lai qua thực nghiệm và định lượng trên đậu Hà Lan.

             

            - Cho các cây F2 tự thụ phấn rồi phân tích tỷ lệ phân li ở F3 Menđen thấy tỷ lệ 3 : 1 ở F2 thực chất là tỷ lệ 1:2:1.

II. Hình thành học thuyết khoa học:

  

            - Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.

            - Mỗi GT chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố DT do đó sẽ hình thành 2 loại GT và mỗi loại chiếm 50% (0,5).

* Nội dung quy luật phân li:

            - Mỗi tính trạng do 1 cặp alen (nhân tố DT) quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

            - Các alen của bố và mẹ tồn tại trong TB cơ thể con 1 cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau.

            - Khi hình thành GT các alen phân li đồng đều về các GT cho ra 50% số GT chứa alen này và 50% số GT chứa alen kia.

III. Cơ sở TB học của quy luật phân li:

    - Là sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân

    - Trong TB sinh dưỡng các gen và NST luôn tồn tại thành từng cặp :

            + Một gen có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau (A, a) và mỗi trạng thái đó gọi là alen (A).

            + Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên NST được gọi là locut.

Bài 9. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. Lai hai tính trạng:

1. Thí nghiệm:            Pt/c :  Hạt vàng, trơn  x  Hạt xanh, nhăn

F1  :      100% hạt vàng, trơn

F2   :       315 hạt vàng, trơn : 108 hạt vàng, nhăn:

101 hạt xanh, trơn : 32 hạt xanh, nhăn.

            Tỉ lệ này  9 : 3 : 3 : 1. Trong đó từng tính trạng đều có tỉ lệ xấp xỉ 3 : 1.

             → Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập : Khi các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành GT (sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác).

            * Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập được nghiệm đúng là mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác nhau.

2. Giải thích

    

  + Tỷ lệ KG : 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb  (có 9 KG)

   + Tỉ lệ KH : 9/16 (A-B-) vàng, trơn : 3/16 (A-bb) vàng, nhăn : 3/16 (aaB-) xanh, trơn : 1/16 (aabb) xanh, nhăn.              (có 4 KH).

II. Cơ sở TB học

            Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau khi giảm phân, các gen sẽ phân li độc lập.

III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen

            - Là cơ sở khoa học giả thích sự đa dạng phong phú của SV trong tự nhiên.

            - Bằng phương pháp lai có thể tạo ra các BD tổ hợp mong muốn trong trồng trọt và chăn nuôi.

           

Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

I. Tương tác gen là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành KH.

            - Bản chất của tương tác gen là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen trong quá trình hình thành KH.

            - Hiện tượng DT phân li độc lập chỉ khác với tương tác gen ở tỉ lệ phân li KH của thế hệ con lai.

1. Tương tác bổ sung là kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động sẽ hình thành một KH mới.

Một số tỉ lệ KH của tương tác bổ sung :    9 : 7,        9 : 6 : 1,        9 : 3 : 3 : 1 (tối đa-4),    13 : 3.

Ví dụ :  

 2. Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác trong đó các gen trội cùng chi phối mức độ biểu hiện của KH.

Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3 gen (A,B,C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi phối.

            - Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp quy định.

            - Nếu tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì sự khác biệt về KH giữa các KG càng nhỏ.

II. Tác động đa hiệu của gen là hiện tượng một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

            Do đó, giúp giải thích hiện tượng 1 gen bị ĐB tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

Bài 11. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. Liên kết gen

1. Thí nghiệm với ruồi giấm

Pt/c :  Thân xám, cánh dài  X  Thân đen, cánh cụt

F1 :            100% thân xám, cánh dài.

Lai phân tích :  ♂ F1 thân xám, cánh dài    X    ♀ thân đen, cánh cụt

Fa :                              1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

2. Giải thích

3. Ý nghĩa

            - Bảo đảm sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng (hạn chế xuất hiện BD tổ hợp) → hạn chế tính đa dạng của SV.

            - Trong chọn giống có thể gây ĐB chuyển đoạn : chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST tạo ra các giống có các đặc điểm mong muốn.

II. Hoán vị gen

1. Thí nghiệm của Moocgan

            Lai phân tích :    ♀ F1 thân xám, cánh dài        X       ♂ thân đen, cánh, cụt

            Fa :                               495 thân xám, cánh dài : 944 thân đen, cánh cụt :

                                                 206 thân xám, cánh cụt : 185 thân đen, cánh dài.

2. Cơ sở TB học

            - Gen quy định màu thân và kích thước cánh nằm trên cùng 1 NST.

      

            - Tần số hoán vị gen (f%£ 50%) = % GT hoán vị = % số cá thể sinh ra do hoán vị.

            - Các gen càng gần nhau trên NST thì f % càng nhỏ và ngược lại.

            - Phương pháp chủ yếu xác định f % là lai phân tích.

3. Ý nghĩa

            - Làm tăng các BD tổ hợp.

            - Các gen quí nằm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau thành nhóm liên kết mới.

            - Ứng dụng lập bản đồ DT - bản đồ gen.

            - Căn cứ vào tần số hoán vị gen ® vị trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST (xây dựng được bản đồ DT).

            - Quy ước 1% hoán vị gen =1 cM (centimoocgan).

            - Bản đồ DT giúp dự đoán tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong công tác chọn giống và nghiên cứu khoa học.

Bài 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. DT liên kết với giới tính

1. NST giới tính

a. NST giới tính là NST chứa các gen quy định giới tính.

            - Cặp NST giới tính (có trong tất cả các TB) có thể tương đồng ( XX) hoặc không tương đồng (XY).       - Trên cặp NST giới tính XY có những đoạn tương đồng (giống nhau giữa 2 NST) và những đoạn không tương đồng (chứa các gen khác nhau đặc trưng cho mỗi NST)

b. Một số số kiểu NST giới tính

Cơ sở TB học của giới tính là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

2. DT liên kết với giới tính (dạng ♀ XX, ♂ XY)

            Cơ sở TB học của hiện tượng DT liên kết với giới tính là sự phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính.

a. Gen trên NST X

+ Con đực (XY) chỉ có 1 gen lặn là được biểu hiện ra KH.

+ Tính trạng xuất hiện ở cả 2 giới nhưng tỷ lệ không đều nhau.

+ Có hiện tượng DT chéo (Bố truyền cho con gái)

b. Gen trên NST Y

+ Tính trạng chỉ biểu hiện ở một giới (chứa NST Y).

+ Có hiện tượng di truyển thẳng (Bố truyền cho con trai)

c. Ý nghĩa của sự DT liên kết với giới tính:

- Giải thích được một số bệnh, tật DT liên quan đến NST giới tính.

- Sớm phân biệt được cá thể đực, cái để nuôi giới có giá trị.

II. DT ngoài nhân (DT theo dòng mẹ). Coren là người đầu tiên phát hiện

1. Ví dụ: cây hoa phấn

                        Lai thuận:        ♀ lá đốm X ♂ lá xanh ® F1 100% lá đốm.

                        Lai nghịch:      ♀ lá xanh X ♂ lá đốm ® F1 100% lá xanh.

2. Giải thích

            - Khi thụ tinh GT đực chỉ truyền nhân cho trứng.

            - Các gen nằm trong TB chất (TV: ti thể hoặc lục lạp; ĐV: ti thể) chỉ được mẹ truyền cho con qua TB chất của trứng ® KH của đời con luôn giống mẹ.

- Ở loài giao phối cơ sở vật chất chủ yếu quy định tính trạng của mỗi cá thể là tổ hợp NST trong nhân của hợp tử.

 

Bài 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

II. Sự tương tác giữa KG (giống) và MT

            - Thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Do những TB ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn ® tổng hợp được sắc tố melanin làm lông đen.

            - Các cây hoa cẩm tú trồng trong MT đất có độ pH khác nhau cho màu hoa có độ đậm nhạt khác nhau giữa tím và đỏ.

            - Ở trẻ em bệnh phêninkêto niệu gây thiểu năng trí tuệ và hàng loạt những rối loạn khác. Nếu phát hiện sớm, có chế độ ăn khoa học thì bệnh không biểu hiện .

III. Mức phản ứng của KG

1. Khái niệm

            - Tập hợp các KH khác nhau của cùng 1 KG tương ứng với các MT khác nhau là mức phản ứng của KG.

- Hiện tượng KH của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện MT khác nhau được gọi là sự mềm dẻo KH (thường biến).

2. Đặc điểm

            - Tính trạng có hệ số DT thấp (tính trạng số lượng: năng suất, sản lượng trứng...) có mức phản ứng rộng

            - Tính trạng có hệ số DT cao (tính trạng chất lượng: tỷ lệ prôtêin trong sữa, gạo...) có mức phản ứng hẹp

            - Mức phản ứng do KG qui định (KG qui định giới hạn năng suất của 1 giống và có thể DT).

3.Thường biến là những biến đổi đồng loạt về KH của cùng 1 KG.

            VD. + Cây rau mác trên cạn có lá hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm lá hình bản dài

                   + Mạch máu co và da tím tái khi trời rét.

            - Đặc điểm: Đồng loạt, định hướng, không DT                                 

            - Ý nghĩa: Giúp SV thích nghi với những thay đổi của MT.             

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Chuyên đề Tổng hợp kiến thức Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh Học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON