YOMEDIA

Lý thuyết - Phương pháp giải bài tập Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Lý thuyết - Phương pháp giải bài tập Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2021-2022 giúp các em học sinh lớp có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho các kì thi sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

a. Khái niệm

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

b. Cấu tạo mạch polime

Có ba kiểu cấu tạo mạch polime:

- Mạch không nhánh.

- Mạch có nhánh.

- Mạch mạng không gian.​​​​

c. Khái niệm về các loại vật liệu polime

Thành phần chính của chất dẻo, cao su, tơ, keo dán là polime.

- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

- Cao su là những vật liệu polime có tính đàn hổi.

- Tơ.

- Keo dán.

d. So sánh hai loại phản ứng điều chế polime

Phản ứng

Trùng hợp

Trùng ngưng

Định nghĩa

Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monome) thành phân tử lớn (polime).

Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O,...).

Quá trình

n Monome → Polime

n Monome → Polime + các phân tử nhỏ khác

Sản phẩm

Polime trùng hợp

Polime trùng ngưng

Điều kiện của monome

Có liên kết đôi hoặc vòng kém bền.

Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Bài 1: Người ta tổng hợp poli(metyl metacrylat) từ axit và ancol tương ứng qua hai giai đoạn là este hoá (hiệu suất 60%) và trùng hợp (hiệu suất 80%).

a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

b. Tính khối lượng axit và ancol cần dùng để thu được 1,2 tấn polime

Hướng dẫn giải

a. CH2=C-(CH3)-COOH     +     CH3OH     →     CH2=C-(CH3)-COOCH3    +   H2O

b. Nếu hiệu suất của các giai đoạn đều là 100% thì 

Để tạo ra 100 tấn polime cần 86 tấn axit và 32 tấn ancol.

Hchung = 60% . 80% = 48%.

1,2 tấn polime lượng axit cần dùng = 1,2.86/100 : 48% = 2,15 tấn.

Khối lượng ancol cần dùng là: 1,2.32/100 : 48% = 0,80 tấn.

Bài 2. Để đốt cháy hoàn toàn 6,55 g chất A cần dùng vừa hết 9,24 lít oxi. Sản phẩm cháy gồm có 5,85 g nước và 7,28 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2. Các thể tích đo ở đktc.

a. Xác định công thức phân tử của A biết rằng phân tử khối của A là 131.

b. Viết công thức cấu tạo và tên của A biết rằng A là một ε-amino axit.

c. Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế polime từ chất A.

Hướng dẫn giải

a. Đặt lượng CO2 là a mol, lượng N2 là b mol.

a + b = 7,28/22,4 = 0,325 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng, tổng khối lượng của CO2 và N2 là

6,55 + 9,24/22,4.32 - 5,85 = 13,9g

Do đó: 44a + 28b = 13,9

Giải hệ phương trình đại số, tìm được a = 0,30 ; b = 0,025

Khối lượng C trong 6,55 g A là: 0,30.12 = 3,60 (g)

Khối lượng H trong 6,55 g A là: 2,5.85/18 = 0,65g

Khối lượng N trong 6,55 g A là: 0,025.28 = 0,70 (g)

Khối lượng O trong 6,55 g A là: 6,55 - 3,60 - 0,65 - 0,70 = 1,6 (g)

Từ đó tìm được công thức đơn giản nhất là C6H13NO2. Kết hợp với phân tử khối (131), ta biết được công thức phân tử cũng là C6H13NO2.

b. Công thức cấu tạo: H2N-[CH2]5-COOH axit ε-aminocaproic.

c. Phản ứng trùng ngưng:

nH2N-[CH2]5-COOH   to→\underrightarrow{t^o}to​  (-NH-[CH2]5-CO-)n + nH2O

3. LUYỆN TẬP

Câu 1: Có 1 số chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta-1,3-đien. Những chất nào có thể tham gia p/ư trùng hợp: 

A. (1),(2),(5),(6)       

B. (1),(2),(3),(4)                            

C. (1),(4),(5),(6)               

D. (2),(3),(4),(5)

Câu 2: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?    

A. Tơ tằm và tơ enan.                                                       

B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.                                           

D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 3: Trong số các loại tơ sau:  (1) [-NH–(CH2)6 – NH –OC – (CH2)4 –CO-]n ,(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n, (3)[C6H7O2(OOC-CH3)3]n  Tơ thuộc loại sợi poliamit là: 

A. (1), (3)              

B. (1), (2)                                        

C. (1),(2),(3)                      

D. (2), (3)

Câu 4: Chất nào sau đây có k/năng trùng hợp thành cao su . Biết khi hiđrô hóa chất đó thu được isopentan?

A. CH3-C(CH3)=CH=CH2                                             

C. CH3-CH2-C≡CH    

B. CH2=C(CH3)-CH=CH2                                             

D. Tất cả đều sai

Câu 5: Các tơ sau :  (1)[-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n ; (2)[-NH-(CH2)5-CO-]n (3)[C6H7O2(OOC-CH3)3]n Tơ nilon là    

A. (1), (2)              

B.(1),(2),(3)                                       

C.(3)                                  

D.(2) 

Câu 6: Tơ nilon – 6,6 là: 

A.  Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin 

B.Hexacloxiclohexan         

C.  Poliamit của -aminocaproic     

D. Polieste của axit adipic và etylenglycol

Câu 7: Nilon – 6,6 có công thức cấu tạo là:       

A. [ – NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)4 – C O– ]n  

B. [ – NH – ( CH2)5 – CO – ]n        

C. [– NH – (CH2)6 – NH – CO – (CH2)6 – CO – ]n

D. Công thức khác

Câu 8: Polime nào có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. poli isopren                                  

B. PVC                      

C. Amilopectin của tinh bột  

D. PE

Câu 9: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PVC.                                

B. nhựa bakelit.          

C. PE.                                       

D. amilopectin.

Câu 10: Miêu tả không đúng về cấu trúc mạch của các polime là

A. poli(vinyl clorua) có dạng mạch thẳng               

B. amilopectin có dạng mạch phân nhánh

C. poli(vinyl axetat) có dạng mạch phân nhánh      

D. cao su lưu hoá có dạng mạng không gian

Câu 11: Các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Các polime có cấu trúc mạch thẳng là           

A. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá

B. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ, cao su lưu hoá

C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ

D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ

Câu 12: Bản chất của quá trình lưu hoá cao su là tạo ra

A. cầu nối –O-O-                   

B. cầu nối –S-S-         

C. cầu nối –C-S-                    

D. cầu nối –C-C-

Câu 14: Sự kết hợp các p.tử nhỏ (monome) thành các p.tử lớn (polime) đồng thời loại ra các p.tử nhỏ như H2O, NH3, HClđược gọi là:  

A. sự tổng hợp          

B. sự polime hóa        

C. sự trùng hợp          

D. sự trùng  ngưng

Câu 15: Phân tử polime bao gồm sự lặp đi lặp lại của rất nhiều các:

A. monome                

B. Đoạn mạch            

C. nguyên tố              

D. mắt xích cấu trúc

Câu 16: Protêin có thể mô tả như:

A. chất polime                                                

B. chất polieste          

C. polime đồng trùng hợp                            

D. polime tr.ngưng

Câu 17: Tính chất hoá học nào sau đây không phải tính chất hoá học của polime ?

A. Phản ứng phân cắt mạch cacbon               

B. Phản ứng giữ nguyên mạch polime

C. Phản ứng tăng mạch polime                      

D. Phản ứng trùng hợp

Câu 18: Phân tử monome tham gia phản ứng trùng hợp thì về mặt cấu tạo có điều kiện cần là

A. có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng                          

B. phải có liên kết bội

C. phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền có thể mở ra

D. phải có vòng kém bền có thể mở ra hoặc có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng

Câu 19: Cấu tạo của monome tham gia được phản ứng trùng ngưng là

A. trong phân tử phải có liên kết chưa no hoặc vòng không bền.

B. thỏa điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.

C. có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng.

D. các nhóm chức trong phân tử đều có chứa liên kết đôi.

Câu 20: Polime được tổng hợp bằng 2 PP là trùng hợp và trùng ngưng. Vậy 2 PP này có điểm chung là

A. đều giải phóng phân tử nhỏ như nước                              

B. quá trình cộng nhiều phân tử nhỏ

C. các monome có đặc điểm cấu tạo giống nhau                  

D. Đều có xúc tác kim loại Na

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết - Phương pháp giải bài tập Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON