Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về di truyền quần thể trong chương trình Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Luyện tập dạng Xác định tần số kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình trong quần thể Sinh học 12. Mời các em cùng tham khảo!
XÁC ĐỊNH TẦN SỐ KIỂU GEN DỊ HỢP BIẾU HIỆN KIỂU HÌNH TRONG QUẦN THỂ
I. Phương pháp
Khi kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình phụ thuộc giới tính và quần thế cân bằng di truyền thì tỉ lệ kiểu hình đúng bằng tần số alen quy định kiểu hình đó.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Ở cừu AA quy định có sừng, aa quy định không sừng, kiểu gen Aa quy định có sừng ở đực, không sừng ở cái. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tỉ lệ kiểu hình là 60% có sừng : 40% không sừng. Hãy xác định tần số alen A, a.
Hướng dẫn giải
Theo công thức giải nhanh, ta có tần số A = 0,6; a = 0,4.
Chứng minh:
Gọi x là tần số alen A; => Tần số alen a = 1 - x.
Kiểu gen AA có tỉ lệ = x2; Kiểu gen Aa có tỉ lệ = 2.x(l-x).
Con đực có sừng có kiểu gen là AA + Aa có tỉ lệ = x2 + 2.x(l-x).
Con cái có sừng có kiểu gen AA có tỉ lệ = x2.
Kiểu hình có sừng có tỉ lệ kiểu gen:
\(\frac{{{x^2} + 2.x.(1 - x) + {x^2}}}{2} = \frac{{2{x^2} + 2.x - 2{x^2}}}{2} = x\)
Như vậy, kiểu hình có sừng có tỉ lệ đúng bằng tần số của alen A.
Câu 2: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA:26Aa:169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:
A. A = 0,30 ; a = 0,70
B. A = 0,50 ; a = 0,50
C. A = 0,25 ; a = 0,75
D. A = 0,35 ; a = 0,65
Hướng dẫn giải
Cách 1: Toàn bộ quần thể có 260 cây chứa 260 × 2 = 520 alen khác nhau của gen quy định màu hoa, trong đó có 65 cây có kiểu gen AA, 26 cây có kiểu gen Aa và 169 cây có kiểu gen aa.
Tổng số alen A trong quần thể: (65 × 2) + 26 = 156
Tổng số alen a trong quần thể: 26 + (169 × 2) = 364
Tần số alen A = 156/520 = 0,3
Tần số alen a = 364/520 = 0,7
Cách 2: Tỉ lệ các kiểu gen
AA = 65/260 = 0,25
Aa = 26/260 = 0,1
aa = 169/260 = 0,65
Tần số kiểu gen: 0,25 AA:0,1 Aa:0,65aa.
Tần số alen A = \(0,25 + \frac{{0,1}}{2} = 0,3\)
Tần số alen a = \(0,65 + \frac{{0,1}}{2} = 0,7\)
Đáp án A
Câu 3: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Bb là 0,4. Sau hai thế hệ tự thu phấn thì tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể sẽ là:
A. 0,4
B. 0,2
C. 0,1
D. 0,3
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Tần số kiểu gen dị hợp Bb sau 2 thế hệ là: \(\frac{{0,4}}{{0,{2^2}}} = 0,1\)
Câu 4: Xét một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là: 0,1 AA : 0,8 Aa : 0,1 aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, thành phần kiểu gen của quần thể đó là:
A. 0,45 AA : 0,1 Aa : 0,45 aa.
B. 0,1 AA : 0,8 Aa : 0,1 aa.
C. 0,35 AA : 0,1 Aa : 0,55 aa.
D. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Sau 3 thế hệ: \(Aa = \frac{{0,8}}{{{2^3}}} = 0,1 \Rightarrow AA = aa = 0,1 + \frac{{0,8 - 0,1}}{2} = 0,45\)
Câu 5: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,3Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA : 0,15Aa : 0,325aa.
B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,4aa.
C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
- Thành phần kiểu gen trong quần thể tham gia vào sinh sản là 0,6AA : 0,4Aa.
- Sau một thế hệ tự thụ phấn 0,6AA ⇒ 0,6AA.
- Sau một thế hệ tự thụ phấn 0,4Aa ⇒ 0,1AA : 0,2Aa : 0,1aa.
- Thành phần kiểu gen trong quần thể thu được ở F1 là 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.
III. Bài tập tự luyện
Câu 1: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là
A. 0,96%.
B. 3,25%.
C. 0,04%.
D. 1,92%.
Câu 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là
A. 96%.
B. 32%.
C. 90%.
D. 64%.
Câu 3: Xét quần thể tự thụ phấn có thành phân kiểu gen ở thế hệ P là: 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phân kiểu gen F1 như thế nào?
A.0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1
B.0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1
C.0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1
D.0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
Câu 4: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,7AA + 0,3Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối người ta thu được ở đời con 4000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là:
A. 90
B. 2890
C. 1020
D. 7680
Câu 5: Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ, sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ các cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến, không có di nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau:
A. 0,0525
B, 0,60
C. 0,06
D. 0,40
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Luyện tập dạng Xác định tần số kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình trong quần thể Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !