YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm và bài tập Sinh quyển Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm và bài tập Sinh quyển Sinh học 12 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về Sinh quyển. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

SINH QUYỂN

I. Kiến thức trọng tâm

Sinh quyển là lớp vật chất bao quanh Trái Đất có diễn ra hoạt động sống của sinh giới.

A. Các khu sinh học trong sinh quyển

Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học (biôm) khác nhau, mỗi khu có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau, bao gồm các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển:

Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng lá kim phương Bắc (Taiga), rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu, rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao,..) và khu nước chảy (sông suối).

Khu sinh học biển:

- Theo chiều thẳng đứng: sinh vật nổi, động vật đáy,...

- Theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi.

B. Sinh thái học và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên

Dạng tài nguyên

Khái niệm

Các dạng tài nguyên

Tài nguyên tái sinh

Là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung, khôi phục một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý.

Tài nguyên nước sạch, đất, không khí sạch, đa dạng sinh học...

Tài nguyên không tái sinh

Là tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự khôi phục lại được, sẽ tự mất đi hoặc biến đổi sau quá hình sử dụng.

Nhiên liệu hóa thạch Khoáng sản (than đá, dầu khí, các loại quặng, kim loại...)

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu

Tài nguyên sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.

Năng lượng gió, thủy triều, mặt trời, sóng...

II. Bài tập

Câu 1: Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức sống nào bao gồm các tổ chức sống còn lại?

A. Quần thể

B. Quần xã

C. Hệ sinh thái

D. Sinh quyền

Đáp án:

Tổ chức bao gồm các tổ chức còn lại là Sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức nào ở cấp cao nhất?

A. Sinh quyển

B. Quần xã

C. Hệ sinh thái

D. Quần thể

Đáp án:

Tổ chức bao gồm các tổ chức còn lại là Sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:

A. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.

B. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới,đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.

C. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.

D. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới.

Đáp án:

Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:

Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cho các khu sinh học sau đây:

(1) Đồng rêu hàn đới. (2) Rừng lá kim phương Bắc

(3) Rừng rụng lá ôn đới. (4) Rừng mưa nhiệt đới.

Nếu phân bố theo vĩ độ và mức độ nhiệt tăng dần từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là :

A. (1), (2), (3), (4).

B. (4), (3), (2), (1).

C. (4), (1), (2), (3)

D. (3), (1), (2), (4).

Đáp án:

Phân bố theo vĩ độ và mức nhiệt độ tăng dần từ bắc cực tới xích đạo lần lượt là : (1) → (2) → (3) →(4).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?

A. Tài nguyên sinh vật

B. Tài nguyên khoáng sản

C. Tài nguyên đất.

D. Tài nguyên nước.

Đáp án:

Tài nguyên không tái sinh là Tài nguyên khoáng sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?

A. Đất, nước và sinh vật.

B. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều.

C. Địa nhiệt và khoáng sản

D. Năng lượng mặt trời và năng lượng  gió.

Đáp án:

Tài nguyên không tái sinh là địa nhiệt và khoáng sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

A. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh

B. Bảo tồn đa dạng sinh học.

C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản

D. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp

Đáp án:

Hoạt động của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái là :

Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.

(5) Bảo vệ các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.

A. (1), (2), (3), (4)

B. (2), (3), (4), (6).

C. (2), (4), (5), (6).

D. (1), (3), (4), (5).

Đáp án:

Những hoạt động của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái là: (1) , (3) , (4) , (5)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây?

(1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép

(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.  

(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.

(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,...

A. 2                             B. 4                             C. 3                             D. 5

Đáp án:

Các hành động cần ngăn chặn để bảo vệ các loài quý hiếm là: (1), (3), (5)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng?

A. Nghiêm cấm khai thác tại bãi đẻ và nơi kiếm ăn của chúng.

B. Bảo vệ trong sạch môi trường sống của các loài.

C. Bảo vệ ngay trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia.

D. Bảo vệ bằng cách đưa chúng vào nơi nuôi riêng biệt có điều kiện môi trường phù hợp và được chăm sóc tốt nhất.

Đáp án:

Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng là bảo vệ chúng tại các các khu bảo tồn và vườn quốc gia.,

Vì các khu bảo tồn và vườn quốc gia có điều kiện môi trường tự nhiên có các đặc điểm khí hậu gần giống với sinh cảnh mà chúng đã sống nên khả năng thích nghi tốt

Các khu bảo tồn và vườn quốc gia có hệ  động thực vật đa dạng cung cấp đủ cho chúng thức ăn cần thiết và đảm bảo cho chúng có thể giao phối tự do với các các thể cùng loài → duy trì sự đa dạng trong quần thể

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính ?

A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều,…

B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất.

D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải.

Đáp án:

Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải làm tăng lượng CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Cho các hoạt động sau:

1. Quang hợp ở thực vật.

2. Chặt phá rừng

3. Đốt nhiên liệu hóa thạch.

4. Sản xuất nông nghiệp.

Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính?

A. 4                             B. 2                             C. 1                             D. 3

Đáp án:

Các hoạt động có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính là: (2), (3)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:

A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa

B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia

C. Tăng cường khai thác nguồn thú rừng để bảo vệ cây

D. Phá bỏ các khu rừng già để trồng lại mới.

Đáp án:

Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?

1. Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao

2. Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp

3. Tránh đốt rừng làm nương rẫy

4. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn tự nhiên

5. Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

Đáp án:

Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là : (2), (3), (4)

1 sai , hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử , nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất câng bằng hệ sinh thái .

5 chưa đúng vì xây dựng nhà mấy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất → cần phải nghiên cứu kỹ và xây dựng phương án xử lý phòng khi có sự cố.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Có nhiều giải pháp giúp sự phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, có bao nhiêu giải pháp sau đây đúng?

(1) Thoả mãn nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

(2) Trong khai thác nguồn lợi sinh vật phải duy trì được đa dạng sinh học, không gây nên tình trạng mất cân bằng sinh học của các hệ sinh thái cơ bản.

(3) Tái sử dụng, tái chế và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo phải được xem là một nguyên tắc.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Số phát biểu đúng:

A. 3                             B. 2                             C. 4                             D. 1

Đáp án:

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Đáp án cần chọn là: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm và bài tập Sinh quyển Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF