YOMEDIA

Giải Lý 12 SGK nâng cao Chương 4 Bài 21 Dao động điện từ

 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Giải bài tập SGK môn Vật lý 12 nâng cao Chương 4 Bài 21 Dao động điện từ . Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện thật tốt các kiến thức lý thuyết nằm trong chương Dao động và sóng điện từ. Chúc các em ôn bài thật tốt. 

ATNETWORK

Bài 1 trang 123 SGK Vật lý 12 nâng cao

Trong bảng phân tích dao động theo từng thời điểm hình 21.3, ta có:

Giải bài tập trang 123 bài 21 dao động điện từ vật lý 12 nâng cao

    A. Năng lượng điện trường cực đại thời điểm số 2.

    B. Năng lượng từ trường cực đại từ thời điểm số 4.

    C. Năng lượng điện trường cực đại tại thời điểm số 6.

    D. Năng lượng từ trường cực đại tại thời điểm số 7.

Hướng dẫn giải:

Năng lượng từ trường cực đại tại thời điểm số 7 vì khi đó cường độ dòng điện i qua cuộn dây đạt cực đại \({i_{\max }}\)

Năng lượng từ trường: \({W_{L\max }} = \frac{1}{2}Li_{\max }^2.\)

Chọn đáp án D.


Bài 2 trang 123 SGK Vật lý 12 nâng cao

Dao động điện từ trong mạch dao động LC là quá trình

    A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện.

    B. biến đổi theo hàm mũ của cường độ dòng diện.

    C. chuyển hóa tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

    D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai cực tụ điện.

Hướng dẫn giải:

Dao động điện từ trong mạch dao động LC là quá trình chuyển hóa tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

Chọn đáp án C


Bài 3 trang 123 SGK Vật lý 12 nâng cao

Trong một mạch dao động LC có điện dung là \(5\mu F\), cường độ tức thời của dòng điện là \(i = 0,05\sin 2000t(A).\). Tìm độ tự cảm và biểu thức cho điện tích của tụ.

Hướng dẫn giải:

Mạch dao động LC có : I0 = 0,05A và ω = 2000 rad/s, \(C = 5(\mu F)\)

\( \Rightarrow {q_0} = \frac{{{I_0}}}{\omega } = \frac{{0,05}}{{2000}} = 2,{5.10^{ - 5}}(C)\)

Ta có: 

\(\begin{array}{l}
\omega  = 2000(rad/s) = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\\
 \Rightarrow {\omega ^2} = \frac{1}{{LC}} \Rightarrow L = \frac{1}{{{\omega ^2}C}} = \frac{1}{{{{(2000)}^2}{{.5.10}^{ - 6}}}}\\
 \Rightarrow L = 0,05(H).
\end{array}\)

Mặt khác vì i sớm pha π/2 so với u nên q trễ pha π/2 so với i. 

Điện tích của tụ có biểu thức :  

\(\begin{array}{l}
q = {q_0}\sin (2000t - \frac{\pi }{2})\\
 \Rightarrow q = 2,{5.10^{ - 5}}\sin (2000t - \frac{\pi }{2})\,\,(C)
\end{array}\)


Bài 4 trang 123 SGK Vật lý 12 nâng cao

Một mạch dao động LC có năng lượng là 36.10-6J và điện dung của tụ điện C là 2,5μF. Tìm năng lượng tập trung tại cuộn cảm khi hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện là 3V.

Hướng dẫn giải:

Khi hiệu điện thế trên tụ điện u = 3V, năng lượng của điện trường ở tụ điện là:

\(\begin{array}{l}
{W_C} = \frac{{C{U^2}}}{2} = \frac{{2,{{5.10}^{ - 6}}{{.3}^2}}}{2}\\
 = 1,{125.10^{ - 5}}(J) = 11,{25.10^{ - 6}}(J)
\end{array}\)

Năng lượng của từ trường tập trung tại cuộn cảm là: 

\(\begin{array}{l}
{W_L} = W - {W_C} = {36.10^{ - 6}} - 11,{25.10^{ - 6}}\\
 = 24,{75.10^{ - 6}}(J).
\end{array}\)

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 12 Chương 4 Bài 21 Dao động điện từ được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON