Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 12 SGK nâng cao Chương 6 Bài 35 Luyện tập được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 12 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
Bài 1 trang 183 SGK Hóa 12 nâng cao
Biến đổi hóa học nào là do Al(OH)3 có tính axit?
A. Al(OH)3 (r) → Al3+(dd)
B. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)
C. Al(OH)3 (r) → [AL(OH)4]- (dd)
D. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)→ Al(r)
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Bài 2 trang 183 SGK Hóa 12 nâng cao
Hòa tan hoàn toàn l0g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là:
A. 48%.
B. 50%.
C. 52%.
D. 54%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
nH2= 0,3 mol
Theo pt: nAl = 2/3 . nH2 = 0,2 mol
⇒ mAl = 27. 0,2 = 5,4
%mAl = 5,4/10 . 100% = 54%
Bài 3 trang 183 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy tự chọn hai hóa chất dùng làm thuốc thử nhận biết mỗi kim loại sau:Al, Ag, Mg. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm và viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải:
Chia kim loại thành các mẫu thử, đánh số thứ tự
- Hòa tan từng kim loại bằng dung dịch NaOH, mẫu thử nào tan và có khí đó là Al.
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2 ↑
- Loại mẫu thử nhôm đã nhận ra. cho hai mẫu thử còn lại tác dụng với dung dịch HCl. mẫu nào tan ra là Mg, còn lại là Ag.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Bài 4 trang 183 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy cho biết:
a. Cấu hình electron của các nguyên tử Na, Ca, Al và của các ion Na3+, Ca2+, Al3+.
b. Tính chất hóa học chung của các kim loại này.
c. Tính chất hóa học chung của những ion kim loại này.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Cấu hình electron các nguyên tử và ion tương ứng
Na: 1s22s22p63s1
Na+: 1s22s22p6
Ca: 1s22s22p63s23p64s2
Ca2+: 1s22s22p63s23p6
Al: 1s22s22p63s23p1
Al3+: 1s22s22p6
Câu b:
Tính chất hóa học chung của Na, Ca, Al: tính khử mạnh.
Câu c:
Tính chất hóa học chung của các ion trên: tính oxi hóa yếu, chỉ bị khử khi điện phân nóng chảy.
Bài 5 trang 183 SGK Hóa 12 nâng cao
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?
a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Các kim loại Al, Mg, Ca, Na,
* Hòa tan 4 kim loại vào nước ta được 2 nhóm:
- Nhóm kim loại tan: Ca, Na
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Sục khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có tạo ra kết tủa là Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Nhóm hai kim loại không tan trong nước là Mg và Al
Đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra Al do bị tan ra còn Mg thì không.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Câu b:
Các dung dịch muối.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 dung dịch muối, nhận ra AlCl3 vì có kết tủa.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CaCl2 vì có kết tủa:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Còn lại là NaCl.
Câu c:
Các oxit CaO, MgO, Al2O3
- Hòa tan vào H2O thì CaO tan.
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Hòa tan 2 mẫu còn lại vào dung dịch kiềm thấy mẫu tan là Al2O3.
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
- Còn lại là MgO.
Câu d:
Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
- Hòa tan các mẫu thử vào nước: Al(OH)3 không tan.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch, nhận ra Ca(OH)2 vì tạo CaCO3 kết tủa
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
- Còn lại là NaOH
Bài 6 trang 183 SGK Hóa 12 nâng cao
Tìm công thức hóa học dạng phân tử và dạng chất kép của những chất có thành phần như sau:
a. Hợp chất A: 32,9% Na; 12,9% Al; 54,2% F;
b. Hợp chất B: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Đặt công thức chất NaxAlyFz.
\(x:y:z = \frac{{32,9}}{{23}}:\frac{{12,9}}{{27}}:\frac{{54,2}}{{19}}\)
= 1,43 : 0,48 : 2,85 = 3 :1 : 6
Vậy công thức là Na3AlF6
Công thức kép 3NaF.AlF3 (Criolit)
Câu b:
Đặt công thức KxAlySizOt
\(x:y:z:t = \frac{{14}}{{39}}:\frac{{9,7}}{{27}}:\frac{{30,5}}{{28}}:\frac{{45,8}}{{16}}\)
= 0,36 : 0,36 : 1,09 : 2,86 = 1 : 1 : 3 : 8
Công thức chất KAlSi3O8
Công thức kép K2O.Al2O3.6SiO2 (Thủy tinh)
Bài 7 trang 183 SGK Hóa 12 nâng cao
Có 4 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, CuSO4, HCl, NaOH.
a. Trình bày cách nhận biết từng chất trong mỗi lọ trên, với điều kiện không dùng thêm thuốc thử nào khác.
b. Hãy tự chọn một thuốc thử để sự nhận biết các chất trở nên đơn giản hơn Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Hướng dẫn giải:
Câu a:
Nhận ra dung dịch CuSO4 do có màu xanh.
- Nhỏ dd CuSO4 vào 3 mẫu thử còn lại
- Nhận ra NaOH vì tạo kết tủa Cu(OH)2 với CuSO4
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
- Lấy kết tủa cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra HCl do HCl hòa tan kết tủa
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
- Còn lại là NaCl
Câu b:
Thuốc thử lựa chọn: quỳ tím.
HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
Lấy NaOH cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CuSO4 do tạo kết tủa Cu(OH)2.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Chất còn lại là NaCl
Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao môn Hóa 12 Chương 6 Luyện tập, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập thật tốt!