YOMEDIA

Đề thi thử vào THPT chuyên Sinh năm 2020 trường THCS Trường Yên có đáp án

Tải về
 
NONE

Để đáp ứng nhu cầu tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tư liệu ôn tập, bồi dưỡng kiến thức chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi thử vào THPT chuyên Sinh năm 2020 trường THCS Trường Yên có đáp án. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

 

TRƯỜNG THCS TRƯỜNG YÊN

 

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC (Môn chuyên)

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2,0 điểm).

1.1

     Ở lúa, gen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen d quy định thân thấp. Gen T quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với gen t quy định hạt chín muộn. Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, không xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Không cần viết sơ đồ lai minh hoạ, hãy tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 cặp tính trạng theo tỉ lệ kiểu hình:

a. 1:1:1:1.

b. 9:3:3:1.

1.2. (1,0 điểm)

Mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.

Cho phép lai P: AaBbDdEe × AaBbDdEe. Hãy xác định:

- Số kiểu gen ở F1.

- Số kiểu hình ở F1.

- Số loại biến dị tổ hợp xuất hiện ở F1.

- Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.

Câu 2: (2,0 điểm)

2.1. (1,0 điểm)

Khi quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể trong tế bào của một cơ thể động vật có vú (2n) bình thường, thấy các nhiễm sắc thể như hình vẽ bên dưới.

Cho biết hình vẽ này chỉ cho thấy tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào gì? Vào giai đoạn nào? Bộ nhiễm sắc thể (2n) của loài động vật kia là bao nhiêu? Giải thích.

Biết rằng không có đột biến phát sinh trong quá trình phân bào.

2.2. (1,0 điểm)

a. Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêôtit có vai trò như thế nào trong tự nhân đôi (sao chép) ADN?

b. Một đoạn ADN nhân đôi trong môi trường chứa toàn bộ các nuclêôtit tự do được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Cuối quá trình đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch thì không. Mạch thứ nhất chứa các nuclêôtit không đánh dấu chứa 600T và 150X, mạch thứ 2 chứa các nuclêôtit không đánh dấu chứa 450T và 300X. Hãy xác định:

- Số lần nhân đôi của đoạn ADN trên.

- Số nuclêôtit mỗi loại trong đoạn ADN ban đầu.

Câu 3: (2,0 điểm)

3.1. (1,0 điểm)

Quan sát tiêu bản một tế bào, người ta thấy tế bào này mang bộ nhiễm sắc thể bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất, người ta chỉ quan sát nhiễm sắc thể số 3 và thấy có 3 chiếc.

a. Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên.

b. Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể lưỡng bội.

3.2. (1.0 điểm)

Một gen có chiều dài 5100 A0. Trên mạch 2 của gen có 250 nuclêôtit loại A và 650 nuclêôtit loại T. Đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit xảy ra không làm thay đổi tổng số nuclêôtit của gen và dẫn đến số liên kết hiđrô sau đột biến là 3600 liên kết.

a. Xác định dạng đột biến.

b. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại.

Câu 4: (2,0 điểm)

4.1. (1,0 điểm) Phân biệt đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.

4.2. (1,0 điểm)

a. Tại sao ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thấy xảy ra sự thoái hoá giống, trong khi ở các cây tự thụ phấn khá nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến thoái hoá giống?

b. Cho thế hệ P0 có 4 cây, trong đó 1 cây có kiểu gen AA, 2 cây có kiểu gen Aa, 1 cây có kiểu gen aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào?

Câu 5: (2,0 điểm)

5.1. (1,0 điểm).

a. Các sinh vật trong cùng một loài cạnh tranh nhau trong điều kiện nào?  

b. Trong thực tiễn sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi) cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật?

5.2. (1,0 điểm)

Một bạn học sinh cùng lớp đi tham quan rừng Cúc Phương, phát hiện có nhiều cây phong lan và cây tầm gửi sống bám trên các thân cây gỗ. Bạn học sinh thấy lạ và thắc mắc tại sao phong lan và tầm gửi lại có thể sống trên thân cây gỗ mà không cần bám đất để lấy nước và các chất dinh dưỡng khác để sống.

Bằng kiến thức của mình, em hãy giải thích cho bạn học sinh đó hiểu:

a. Tên mối quan hệ giữa cây phong lan với thân cây gỗ, mối quan hệ giữa cây tầm gửi với thân cây gỗ?

b. Em hãy nêu đặc điểm của các mối quan hệ trên?

ĐÁP ÁN

Câu 1

1.1

a.

Theo đề bài, để F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 = (1:1) (1:1).

Nếu xét từng cặp tính trạng thì đây là kết quả của phép lai phân tích.

Khi tổ hợp hai cặp tính trạng có 2 trường hợp xảy ra:

P: DdTt (thân cao, hạt chín sớm)   ×  ddtt (thân thấp, hạt chín muộn).

P: Ddtt (thân cao, hạt chín muộn)   ×   ddTt (thân thấp, hạt chín sớm).

b.

Theo đề bài F1 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1= (3:1)(3:1)

Khi tổ hợp hai cặp tính trạng.

® P : DdTt (thân cao, hạt chín sớm)  ×  DdTt (thân cao, hạt chín sớm)

1.2

Mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.

       Cho phép lai P: AaBbDdEe × AaBbDdEe

Số kiểu gen ở F1: 3×3×3×3 = 34 = 81

Số kiểu hình ở F1: 2×2×2×2 = 24 = 16

Số loại biến dị tổ hợp xuất hiện ở F1= Số loại kiểu hình ở F1 – Số loại kiểu hình ở thế hệ P =16 -1=15

+ A- B- D- ee: 3/4 × 3/4 × 3/4 × 1/4 = 27/256

   + A- B- ddE- : 3/4 × 3/4 × 1/4 × 3/4 = 27/256

   + A- bbD- E- : 3/4 × 1/4 × 3/4 × 3/4 = 27/256

   + aaB- D-  E- : 1/4 × 3/4 × 3/4 × 3/4 = 27/256

Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội:  4 × 27/256 = 108/256 = 27/64

Câu 2

2.1

Hình vẽ này chỉ cho thấy tế bào trên đang tiến hành hình thức phân bào giảm nhiễm (giảm phân).

Kì giữa của giảm phân II

Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài là 10

Các nhiễm sắc thể kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo thành 1 hàng ngang và số nhiễm sắc thể trong tế bào là 5 (một số lẻ - n)

2.2

- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nulêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.

Nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit đảm bảo cho hai phân tử ADN con được tạo ra giống nhau và giống ADN mẹ.

b. Cuối quá trình đã tạo ra số gen con gồm 6 mạch có đánh dấu và 2 mạch thì không có đánh dấu = 8 mạch, tương ứng với 4 gen = 22

Số lần nhân đôi của gen là: 2

Hai loại mạch mới (mạch có đánh dấu) được bổ sung từ hai mạch của đoạn mạch ADN ban đầu. Nên số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu là:

A = T = 600 + 450 = 1050 nuclêôtit.

G = X = 150 + 300 = 450 nuclêôtit.

Câu 3

3.1

a.

- Nếu đột biến xảy ra ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể thì đây là đột biến thể tam bội (3n).

- Nếu biến đổi chỉ xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể số 3 thì đây là dạng đột biến dị bội (đột biến thể ba hoặc 2n+1)

b.

- Dựa vào đặc điểm hình thái: Nếu là thể tam bội (3n)  thì cơ quan phát triển mạnh hơn, to hơn bình thường. Còn nếu là thể dị bội thì biểu hiện các tính trạng không bình thường và có thể gây hại cho sinh vật

- Làm tiêu bản nhiễm sắc thể: đếm số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cần xác định và so sánh với dạng bình thường.

3.2

a.

NGen = 2.L : 3,4 = ( 2 x 5100) : 3,4 = 3000 nuclêôtit.

Trên mạch 2 có 250 nuclêôtit loại A và 650 nuclêôtit loại T.

→ AGen = TGen = 250 + 650 = 900 nuclêôtit.

GGen = XGen = 1500 – 900 = 600 nuclêôtit.

→ HGen = 2A + 3G = ( 2 x 900) + ( 3 x 600) = 3600 liên kết.

Vậy  HGen = Hđb = 3600 liên kết.

Theo đề bài tổng số nuclêôtit của gen không đổi, do đó đây là dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.

b.

Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp là:

Amt = Tmt = A (23 – 1) = 900 x 7 = 6300 nuclêôtit.

Gmt = Xmt = G (23 – 1) = 600 x 7 = 4200 nuclêôtit.

Câu 4

4.1 So sánh đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.

Đồng sinh cùng trứng

Đồng sinh khác trứng

- Là trường hợp một trứng được thụ tinh với một tinh trùng tạo 1 hợp tử, qua những lần phân bào đầu tiên của hợp tử tách hai hoặc nhiều tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể.

- Do hai hoặc nhiều trứng rụng cùng một lúc, được các tinh trùng khác nhau thụ tinh vào cùng một thời điểm tạo các hợp tử khác nhau. Mỗi hợp tử phát triển thành một cơ thể.

- Cùng giới tính, cùng kiểu gen.

- Có thể có cùng giới tính, cùng kiểu gen, hoặc khác giới tính, khác kiểu gen.

4.2

a.

- Ở các cây giao phấn, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp qua nhiều thế hệ thấy xảy ra sự thoái hoá giống vì tỷ lệ thể đồng hợp tăng, tỷ lệ thể dị hợp giảm, các gen lặn có hại gặp nhau ở thể đồng hợp gây hại, gây sự thoái hoá giống.

- Ở các cây tự thụ phấn khá nghiêm ngặt khi tự thụ phấn không dẫn đến thoái hoá giống vì ở các cây tự thụ phấn nghiêm ngặt thì sự tự thụ phấn là phương thức sinh sản tự nhiên nên các cá thể đồng hợp trội và lặn đã được giữ lại thường ít hoặc không ảnh hưởng gây hại đến cơ thể sinh vật, không gây sự thoái giống.

b.

Tỉ lệ kiểu gen của P0: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa.

Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể là:

F4 = 31/64AA : 2/64Aa : 31/64aa.

Câu 5

5.1

- Các sinh vật trong cùng loài cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở chật chội…Ngoài ra, trong cuộc sống bầy đàn của các cá thể động vật còn cạnh tranh nhau trong quan hệ đực cái (con đực tranh giành nhau con cái).

- Để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các sinh vật người ta áp dụng các biện pháp:

+ Cần trồng cây và nuôi vật nuôi ở mật độ hợp lý.

+ Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối đối với thực vật và tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp đầy đủ thức ăn và vệ sinh môi trường sạch sẽ.

5.2

- Mối quan hệ giữa cây phong lan với thân cây gỗ: quan hệ hội sinh.

- Mối quan hệ giữa cây tầm gửi với thân cây gỗ: quan hệ kí sinh – nửa kí sinh

- Hội sinh là sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi (phong lan) còn bên kia không lợi, cũng không có hại (thân cây gỗ)

- Kí sinh – nửa kí sinh: Sinh vật này (tầm gửi) sống nhờ vào sinh vật khác (thân cây gỗ), lấy các chất dinh dưỡng từ sinh vật đó để sống và cũng có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để nuôi bản thân (tầm gửi).

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi thử vào THPT chuyên Sinh năm 2020 trường THCS Trường Yên có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON