Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tư liệu ôn tập, bồi dưỡng kiến thức chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên môn Sinh học tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào THPT chuyên môn Sinh học năm 2020 trường THCS Cát Hanh có đáp án. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
TRƯỜNG THCS CÁT HANH
|
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC (Môn chuyên) Thời gian: 120 phút |
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm)
a. Đột biến gen là gì? Hãy cho mỗi loại 1 ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên và loại đột biến gen do con người tạo ra?
b. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể là (2n +1) và (2n – 1)?
Câu 2: (2 điểm)
a. Thế nào là hiện tượng giao phối gần ? Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần nhằm mục đích gì?
b. Trong 1 quần thể thực vật, tại thế hệ L0 có 100% thể dị hợp về kiểu gen Aa, nếu tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ L4 có tỉ lệ thể dị hợp và tỉ lệ thể đồng hợp là bao nhiêu %?
Câu 3: (2 điểm)
a. Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:
-Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?
- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào?
b. Một quần xã có các sinh vật: cỏ, bọ rùa, ếch, rắn, châu chấu, đại bàng, vi khuẩn, chó sói, gà rừng, hươu, sư tử.
- Vẽ lưới thức ăn của quần xã?
- Người ta có kế hoạch tiêu diệt toàn bộ số sư tử và đại bàng trong quần xã nêu trên. Em có ý kiến gì về vấn đề này?
Câu 4: (2 điểm)
Đem lai giữa đậu hoa tím, quả dài với đậu hoa trắng, quả ngắn thu được F1đồng loạt hoa tím, quả dài. Tiếp tục cho F1giao phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình theo số liệu sau: 3597 cây hoa tím, quả dài : 1202 cây hoa tím, quả ngắn : 1198 cây hoa trắng, quả dài : 398 cây hoa trắng , quả ngắn. Biết mỗi gen qui định một tính trạng.
a. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai trên?
b. Cho cây đậu hoa tím, quả dài , thân cao dị hợp tử 3 cặp gen lai với cây dị hợp tử 2 cặp gen có kiểu hình hoa trắng, quả dài, thân cao. Biết các gen nằm trên các NST khác nhau, phân li độc lập, tổ hợp tự do. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định:
- Số kiểu gen ở F1?
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1?
- Tỉ lệ kiểu gen A-B-D- ở F1?
- Tỉ lệ kiểu gen A-bb-D- ở F1?
Câu 5: (2 điểm)
- Trong kỳ sau của giảm phân I, nhiễm sắc thể đã diễn biến theo cơ chế nào để hình thành nên các tế bào con ( n ) có nguồn gốc khác nhau ? Giải thích ( bằng cách cho ký hiệu bằng chữ thay cho nhiễm sắc thể) ?
- . Ở gà có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78, một nhóm tế bào cùng loại gồm tất cả 2496 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực tế bào.
* Nhóm tế bào đó đang ở thời kì phân bào nào?
*Số lượng tế bào là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN
Câu 1
a.
Đột biến gen là: những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotit do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN , xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra
VD đột biến tự nhiên: Đột biến bạch tạng ở lúa làm giảm khả năng quang hợp, gen gây chết ở lợn sinh tai xẻ thùy, chân dị dạng…
VD đột biến nhân tạo: các đột biến có lợi được con người tạo ra trên cà chua, đậu tương, ngô…có liên quan đến tính trạng năng suất, phẩm chất và khả năng thích nghi.
b.
Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST là (2n +1) và (2n – 1)
+ Là do sự phân li khôngbình thường của 1 cặp NST tương đồng nào đó trong giảm phân hình thành giao tử ® kết quả là 1 giao tử có cả 2 NST của một cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó
+ Sựthụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội.
Câu 2
a.
- Giao phối gần: là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố, mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái
- Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống:
+ Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
+ Tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp),thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng
+ Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
b.
Thế hệ L4:
Aa = 1/16 = 6,25%
AA = aa = 93,75% /2 = 46,875%
Câu 3
a) Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới.
Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
b) + Vẽ đúng lưới thức ăn của quần xã
+ Không nên tiêu diệt toàn bộ số sư tử và đại bàng trong quần xã: Vì
-Nên để 1 số lượng nhất định để tiêu diệt các cá thể bệnh, tật, ốm yếu(là thức ăn của chúng) trong quần xã, điều này có lợi cho sự tồn tại và phát triển của loài.
- Mặt khác, sự tồn tại của chúng góp phần tạo nên sự cân bằng sinh học của hệ sinh thái
Câu 4
a)
- → hoa tím, quả dài là tính trạng trội, hoa trắng, quả ngắn là tính trạng lặn
Qui định gen:
A: hoa tímB:quả dài
a: hoa trắngb: quả ngắn
Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:
+ màu sắc hoa → tím/ trắng = (3597 +1202)/ ( 1198+398) = 3:1
+ hình dạng quả → dài/ ngắn = (3597 +1198)/ ( 1202+398) = 3:1
Xét chung 2 cặp tính trạng ở F2: xuất hiện 4 loại kiểu hình theo số liệu sau: 3597 cây hoa tím, quả dài: 1202 cây hoa tím, quả ngắn : 1198 cây hoa trắng, quả dài : 398 cây hoa trắng , quả ngắn = 9: 3: 3: 1 = (3:1).(3:1)
→ Sự di truyền cặp tính trạng trên tuân theo quy luật phân li độc lập của MenDel.
b)
Qui định gen:
A: hoa tím, B:quả dài, D: thân cao
a: hoa trắng, b:quả ngắn, d: thân thấp
- Số kiểu gen ở F1 = 2.3.3 = 18
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1 = (1:1).(3:1).(3:1)
- Tỉ lệ kiểu gen A-B-D- ở F1 = 1/2. 3/4. 3/4 = 9/32
- Tỉ lệ kiểu gen A-bb-D- ở F1 = 1/2 .1/4 .3/4 = 3/32
Câu 5
a.
- Cơ chế: Do hiện tượng phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể ở kỳ sau của giảm phân I.
- Ký hiệu: 2 cặp NST tương đồng là A, a và B, b. ở kỳ giữa NST ở trạng thái kép: (AA) (aa), (BB) (bb).
- Do sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng khi về 2 cực của tế bào, cho nên tổ hợp NST kép ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc lần phân bào I có 2 khả năng:
1. (A A) (B B), (a a) (b b)
2. (A A) (b b), (a a) (B B)
- Vì vậy qua giảm phân có thể tạo ra 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB và ab.(Nếu tế bào có n cặp NST tương đồng thì số loại giao tử có thể được tạo ra là 2n )
b. * Thời kì phân bào của nhóm tế bào
- Nhóm tế bào đó đang ở kì sau nguyên phân hoặc giảm phân II.
* Số lượng tế bào (x):
+ Trường hợp 1: nếu tế bào đang ở kì sau nguyên phân
x = 2496 : (78 x 2) = 16 tế bào
+ Trường hợp 2: nếu tế bào đang ở kì sau giảm phân II
x = 2496 : 78 = 32 tế bào
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: