YOMEDIA

5 Đề thi thử THPT QG 2018 môn Lý các trường chuyên có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin gửi đến quý Thầy Cô và các em tài liệu tham khảo Bộ 5 đề thi THPTQG 2018 môn Vật Lý  có đáp án và hướng dẫn chi tiết theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT, được sưu tầm và chọn lọc từ các đề thi thử của các trường THPT chuyên trong cả nước, nhằm giúp các em học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ATNETWORK

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2018 TRƯỜNG THPT CHUYÊN

MÔN :  VẬT LÝ

 

1. Đề thi thử THPT QG môn Lý Chuyên Phan Bội Châu- Nghệ An

Câu 1: Hai dao động điều hòa cùng tần số, ngược pha nhau. Độ lệch pha giữa hai dao động bằng

     A. 2π.                            B. π.                              C. 0,5π.                         D. 0,25π.

Câu 2:

Điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,V\)  có giá trị hiệu dụng bằng

     A.  \(110\sqrt 2 V\)                 B. 220 V.                      C. 440 V.                      D. \(220\sqrt 2 V\)

Câu 3: Một nguồn âm gây ra cường độ âm tại M là IM và tại N là IN. Mối liên hệ giữa mức cường độ âm tại M và N là

A.   \({L_M} - {L_N} = 10\log \frac{{{I_N}}}{{{I_M}}}\left( {dB} \right)\)                          

B.  \(\frac{{{L_M}}}{{{L_N}}} = 10\log \frac{{{I_N}}}{{{I_M}}}\left( {dB} \right)\)

C.      \(\frac{{{L_M}}}{{{L_N}}} = 10\log \frac{{{I_M}}}{{{I_N}}}\left( {dB} \right)\)                               

D.  \({L_M} - {L_N} = 10\log \frac{{{I_M}}}{{{I_N}}}\left( {dB} \right)\)

Câu 4: Dòng điện xoay chiều i = I0cos(ωt + φ) chạy qua điện trở thuần R. Trong thời gian t, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở được tính bằng công thức

A.    \(Q = 0,5I_0^2Rt\)          B.     \(Q = \sqrt 2 I_0^2Rt\)        

C.      \(Q = I_0^2Rt\)             D.  \(Q = 2I_0^2Rt\)

Câu 6: Sóng điện từ do các đài vô tuyến truyền thanh phát ra lan truyền trong không gian là

     A. sóng mang đã được biến điệu.                       B. sóng âm tần đã được biến điệu.

     C. sóng điện từ có tần số của âm thanh.            D. sóng cao tần chưa được biến điệu.

Câu 7: Vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại v0. Chu kỳ dao động của vật là

A.    \(\frac{{2\pi {v_0}}}{A}\)                    B.       \(\frac{A}{{2\pi {v_0}}}\)                

C.    \(\frac{{{v_0}}}{{2\pi A}}\)                     D.  \(\frac{{2\pi A}}{{{v_0}}}\)

Câu 9: Nếu giảm điện dung của tụ điện 4 lần, tăng độ tự cảm của cuộn cảm 9 lần thì tần số riêng của mạch dao động điện từ lí tưởng LC sẽ

     A. tăng 1,5 lần.             B. giảm 1,5 lần.             C. tăng 2,25 lần.           D. giảm 2,25 lần.

Câu 10: Phần cảm của máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực, rô to quay với tốc độ n vòng/s thì dòng điện do máy phát ra có tần số

     A. f = 60np.                  B. f = np.                      C. f = 0,5np.                 D. f = 2np.

Câu 11: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Tần số góc của vật là

     A. ω.                             B. A.                             C. ωt + f.                      D. f.

Câu 12: Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ thuộc vào

     A. pha của ngoại lực.                                          B. biên độ của ngoại lực.

     C. tần số của ngoại lực.                                      D. tần số riêng của hệ.

Câu 14: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai ?

     A. Tại mỗi điểm có sóng truyền qua, cảm ứng từ và cường độ điện trường luôn cùng pha.

     B. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó không truyền được trong chất lỏng.

     C. Sóng điện từ truyền được cả trong chân không.

     D. Sóng điện từ được sử dụng trong thông tin liên lạc được gọi là sóng vô tuyến.

Câu 15: Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức e = E0cos(ωt + φ). Khung dây gồm N vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là

A.   \(\frac{{N\omega }}{{{E_0}}}\)                        B.     \(N\omega {E_0}\)                 

C.   \(\frac{{N{E_0}}}{\omega }\)                      D. \(\frac{{{E_0}}}{{N\omega }}\)

Câu 16: Tần số riêng của mạch dao động LC được tính theo công thức

A.    \(f = 2\pi \sqrt {LC} \)          B.    \(f = \sqrt {LC} \)              

C.   \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)           D.  \(f = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

Câu 18: Sóng dừng trên một sợi dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng

     A. 0,25λ.                       B. 2λ.                            C. 0,5λ.                         D. λ.

Câu 19: Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong mặt phẳng vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều. Nếu vận tốc của ion tăng gấp ba thì bán kính quỹ đạo là

     A. R/3                            B. 9R                            C. 3R                            D.

Câu 20: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình dao động x = 6cos(2πt + 0,5π) trong đó t tính bằng s. Tại thời điểm t = 1 s, pha dao động của vật là

     A. 2π.                            B. 0,5π.                         C. 2,5π.                         D. 1,5π.

 

Đáp án

1-B

2-B

3-D

4-A

5-D

6-A

7-D

8-A

9-B

10-B

11-A

12-A

13-C

14-B

15-D

16-C

17-B

18-C

19-C

20-C

21-D

22-D

23-C

24-D

25-C

26-B

27-D

28-C

29-A

30-C

31-D

32-A

33-B

34-D

35-A

36-C

37-B

38-A

39-C

40-D

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 1: Đáp án B

+ Độ lệch pha giữa hai dao động ngược pha  \( \to \Delta \varphi  = \pi .\)

Câu 2: Đáp án B

+ Giá trị hiệu dụng của điện áp \(U = 220\,\,V\)

Câu 3: Đáp án D

+ Mối liên hệ giữa mức cường độ âm tại M và tại N là  \({L_M} - {L_N} = 10\log \frac{{{I_M}}}{{{I_N}}}.\)

Câu 4: Đáp án A

+ Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở được tính bằng công thức  \(Q = 0,5I_0^2Rt\).

Câu 5: Đáp án D

+ Công của lực điện được xác định bởi biểu thức \(A = qE{\rm{d}}\).

Câu 6: Đáp án A

+ Sóng điện từ do các đài vô tuyến truyền thanh phát ra lan truyền trong không gian là sóng mang đã được biến điệu.  

Câu 7: Đáp án D

+ Chu kì dao động của vật  \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi A}}{{{v_0}}}\) .

Câu 8: Đáp án A

+ Cảm kháng của cuộn dây \({Z_L} = L\omega \).

Câu 9: Đáp án B

+ Tần số của mạch LC lí tưởng \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} \to \) giảm C lên 4 lần và tăng L 9 lần thì f giảm 1,5 lần.

Câu 10: Đáp án B

+ Dòng điện dao máy phát ra có tần số f=pn

Câu 12: Đáp án A

+ Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào pha của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 13: Đáp án C

+ Hệ số công suất của đoạn mạch  \(\cos \varphi  = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {C\omega } \right)}^{ - 2}}} }}\).

Câu 14: Đáp án B

+ Sóng điện từ truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và cả chân không  B sai.

Câu 15: Đáp án D

+ Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây \({\Phi _0} = \frac{{{E_0}}}{{N\omega }}\) .

Câu 16: Đáp án C

+ Tần số riêng của mạch LC được tính theo công thức \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\) .

 

2. Đề thi thử THPT QG môn Lý Chuyên Thái Nguyên lần 1

Câu 1:

Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L, mắc nối tiếp theo thứ tự đó. Biết tụ điện có điện dung C có thể thay đổi được, điện áp hai đầu đoạn mạch \(u = 150\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\,V\) , khi  \(C = {C_1} = \frac{{62,5}}{\pi }\mu F\)  thì mạch tiêu thụ công suất cực đại Pmax= 93,75 W . Khi  \(C = {C_2} = \frac{1}{{9\pi }}\,mF\) thì điện áp hai đầu đoạn mạch chứa điện trở thuần R và tụ điện C (uRC) và cuộn dây (ud) vuông pha với nhau, điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây khi đó là :

     A. 75 V.                        B. 120 V.                      C. 90 V.                        D. \(75\sqrt 2 \,V.\)

Câu 2: Để tích điện cho tụ một điện lượng là 10 μC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V. Để tụ tích điện một điện lượng là 0,05 mC thì phải thay đổi hiệu điện thế bằng cách

     A. Tăng thêm 20 V.      B. Giảm 4 V.                C. Giảm 2 V.                D. Tăng thêm 25 V.

Câu 3: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm  \(L = \frac{2}{\pi }mH\) và \(C = \frac{{0,8}}{\pi }\mu F\). Tìm tần số riêng của dao động trong mạch

     A. 12,5 kHz.                 B. 10 kHz.                    C. 20 kHz.                    D. 7,5 kHz.

Câu 4: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang. Khi vật nặng của con lắc đi qua vị trí cân bằng thì nó va chạm và dính vào một vật nhỏ đang đứng yên. Sau đó :

     A. Biên độ dao động của con lắc tăng.              B. Chu kì dao động của con lắc giảm.

     C. Tần số dao động của con lắc giảm.                D. Năng lượng dao động của con lắc tăng.

Câu 5: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng

     A. Cường độ âm.                                                B. Biên độ dao động âm.

     C. Tần số của âm.                                               D. Mức cường độ âm.

Câu 6: Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7 A. Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là

     A. 1,2 A.                       B. 1 A.                          C. 0,83 A.                     D. 0 A.

Câu 8: Tại một nơi, chu kỳ dao động điều hòa của một con lắc đơn là 2,0 s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kỳ dao động điều hòa của nó là 2,2 s. Chiều dài ban đầu của con lắc này là

     A. 101 cm.                    B. 98 cm.                      C. 99 cm.                      D. 100 cm.

Câu 9: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz và truyền đi với vận tốc 0,4 m/s theo phương Ox. Trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó là PQ = 15 cm. Cho biên độ của sóng a = 1 cm và biên độ này không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1 cm thì li độ tại Q là

     A. 0 cm.                        B. –1 cm.                      C. 0,5 cm.                     D. 1 cm.

Câu 10: Chiếu một tia sáng với góc tới i = 300 đi từ thủy tinh ra ngoài không khí. Cho biết suất của thủy tinh \(n = \sqrt 2 \).  Góc khúc xạ của tia sáng bằng

     A. 20,70.                        B. 27,50.                        C. 450.                           D. Giá trị khác.

Câu 11: Ta cần truyền một công suất điện 1 MW dưới một điện áp hiệu dụng 10 kW đi xa bằng đường dây một pha. Mạch điện có hệ số công suất là 0,8. Muốn cho tỉ lệ công suất hao phí trên đường dây không quá 5% công suất truyền đi thì điện trở R của đường dây phải có giá trị

     A. R ≤ 3,2 Ω.                B. R ≤ 6,4 Ω.                C. R ≤ 3,2 kΩ.              D. R ≤ 6,4 kΩ.

Câu 12: Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định, bước sóng dài nhất bằng

     A. Hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.

     B. Khoảng cách giữa hai bụng.

     C. Hai lần độ dài của dây.

     D. Độ dài của dây.

Câu 13: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acosωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2 = 10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng

     A. 50 N/m.                    B. 200 N/m.                  C. 100 N/m.                  D. 25 N/m.

Câu 14: Trong mạch dao động LC, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0, khi cường độ dòng điện trong mạch có giá trị bằng 0,25 giá trị cực đại thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là

A.    \(\frac{{{U_0}\sqrt {10} }}{2}\)                B.    \(\frac{{{U_0}\sqrt {12} }}{2}\)                

C.    \(\frac{{{U_0}\sqrt {15} }}{2}\)                 D. \(\frac{{{U_0}\sqrt {5} }}{2}\)

Câu 16: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = 3\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\) và \({x_2} = 7\cos \left( {10\pi t + \frac{{13\pi }}{6}} \right)\,cm\). Dao động tổng hợp có phương trình là

A.    \(x = 4\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)                            

B.  \(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{{7\pi }}{3}} \right)\,cm\)

C.     \(x = 10\cos \left( {20\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)                         

D.  \(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)

Câu 17: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi với hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị R1 và R2

     A. R1 = 50 Ω, R2 = 100 Ω.                                  B. R1 = 50 Ω, R2 = 200 Ω.

     C. R1 = 25 Ω, R2 = 100 Ω.                                 D. R1 = 40 Ω, R2 = 250 Ω.

Câu 19: Một sóng truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = acos(4πt – 0,02πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là

     A. 1 m/s.                       B. 150 m/s.                    C. 2 m/s.                        D. 20 m/s.

Câu 20: Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m, vật nặng có khối lượng 100 g, dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Cho con lắc dao động với biên độ góc 0,2 rad trong môi trường có lực cản không đổi thì nó chỉ dao động trong thời gian 150 s thì dừng hẳn. Người ta duy trì dao động bằng cách dùng hệ thống lên dây cót, biết rằng 70% năng lượng dùng để thắng lực ma sát do hệ thống các bánh răng. Lấy π2 = 10. Công cần thiết tác dụng lên dây cót để duy trì con lắc dao động trong 2 tuần với biên độ 0,2 rad là

     A. 522,25 J.                  B. 230,4 J.                     C. 161,28 J.                   D. 537,6 J.

 

Đáp án

1-B

2-A

3-A

4-C

5-D

6-B

7-B

8-D

9-A

10-C

11-A

12-C

13-A

14-C

15-B

16-D

17-B

18-B

19-C

20-D

21-B

22-C

23-C

24-C

25-D

26-B

27-A

28-D

29-B

30-B

31-B

32-B

33-C

34-D

35-B

36-C

37-D

38-D

39-B

40-C

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --} 

Câu 2: Đáp án A

+ Ta có \(q\~U \to \) để tích được lượng điện tích gấp 5 lần ta cần tăng thêm 20 V.

Câu 3: Đáp án A

+ Tần số dao động riêng của mạch  \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {\frac{2}{\pi }{{.10}^{ - 3}}\frac{{0,8}}{\pi }{{.10}^{ - 6}}} }} = 12,5\,\,kH{\rm{z}}.\)

Câu 4: Đáp án C

+ Sau va chạm khối lượng  của vật tăng → tần số dao động của vật giảm.

Câu 5: Đáp án D

+ Độ to của âm được đặc trưng bởi mức cường độ âm.

Câu 6: Đáp án B

+ Khi mắc cả hai bóng đèn  \(I = \frac{\xi }{{2{\rm{R}} + r}} \leftrightarrow \frac{{12}}{7} = \frac{\xi }{{0,5.5 + 1}} \to \xi  = 6\,\,V.\)

Cường độ dòng điện trong mạch khi chỉ có một bóng đèn  \(I = \frac{\xi }{{R + r}} = \frac{6}{{5 + 1}} = 1\,\,A.\)

Câu 7: Đáp án B

+ Chu kì dao động riêng của mạch  \(T = 2\pi \sqrt {LC}  = 2\pi \sqrt {{{1.10.10}^{ - 6}}}  = 0,02\,\,s.\)

Khoảng thời gian ngắn nhất để điện tích giảm từ cực đại đến một nửa giá trị cực đại là    \(\Delta t = \frac{T}{6} = \frac{{0,02}}{6} = \frac{1}{{300}}\,\,s.\)

Câu 8: Đáp án D

+ Ta có:  

\(\left\{ \begin{array}{l}
T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \\
T' = 2\pi \sqrt {\frac{{l + 21}}{g}} 
\end{array} \right. \to \frac{{l + 21}}{l} = {\left( {\frac{{2,2}}{2}} \right)^2} \to l = 100\,\,cm.\)

Câu 9: Đáp án A

+ Độ lệch pha giữa hai điểm P và Q:  \(\Delta {\varphi _{PQ}} = \frac{{2\pi \Delta {x_{PQ}}f}}{v} = \frac{{2\pi .0,15.10}}{{0,4}} = 7,5\pi rad.\)

 → P và Q dao động vuông pha nhau → khi P có li độ bằng biên độ thì Q có li độ bằng 0.

Câu 10: Đáp án C

+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng  \(\sin r = n\sin i \to \sin r = \sqrt 2 \sin 30^\circ  \to r = 45^\circ .\)

 

3. Đề thi thử THPT QG môn Lý Chuyên Hạ Long- Quảng Ninh lần 1

Câu 1: Mối liên hệ giữa bước sóng λ , vận tốc truyền sóng v, chu kỳ T và tần số f của một sóng là

A.  \(\lambda  = \frac{T}{v} = \frac{f}{v}\)               B.    \(\lambda  = \frac{v}{T} = v.f\)          

C.   \(v = \frac{1}{f} = \frac{T}{\lambda }\)              D.  \(f = \frac{1}{T} = \frac{v}{\lambda }\)

Câu 2: Hạt tải điện trong kim loại là

     A. ion dương.                                                     B. electron tự do.         

     C. ion âm.                                                           D. ion âm và ion dương.

Câu 3: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 = 5 cm; A2 = 12 cm và lệch pha nhau 0,5π rad. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng:

     A. 6 cm.                        B. 7 cm.                        C. 2,4 cm.                     D. 13 cm.

Câu 4:

Một dòng điện xoay chiều có biểu thức là \(i = 4\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \pi } \right)\,A\) . Giá trị cực đại của dòng điện này bằng

     A. 4 A.                          B. 8 A.                          C.    \(4\sqrt 2 A\)                   D.  \(2\sqrt 2 A\)

Câu 5: Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua R có cường độ I. Công suất tỏa nhiệt ở điện trở nàykhông thể tính bằng công thức nào trong các công thức sau đây:

     A. P = U2/R                  B. P = I2R.                    C. P = 0,5I2R.               D. P = UI.

Câu 6: Điện trở suất của một vật dẫn kim loại phụ thuộc vào

     A. nhiệt độ và bản chất của vật dẫn.                  B. chiều dài và tiết diện của vật dẫn.

     C. chiều dài của vật dẫn.                                    D. tiết diện của vật dẫn.

Câu 7: Một tụ điện có điện dung C, hiệu điện thế U và điện tích Q. Người ta tăng hiệu điện thế của tụ điện lên thành 2U, điện tích của tụ khi đó bằng

     A. Q.                             B. 4Q.                           C. 2Q.                           D. 0,5Q.

Câu 8: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp theo phương dọc theo sợi dây bằng

     A. một phần tư bước sóng.                                B. nửa bước sóng.

     C. hai bước sóng.                                               D. một bước sóng.

Câu 9: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

     A. li độ và tốc độ.                                               B. biên độ và gia tốc.

     C. biên độ và tốc độ.                                          D. biên độ và năng lượng.

Câu 10: Một điện tích q được đặt tại một điểm trong điện trường có cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) . Lực điện trường tác dụng lên điện tích q là

A.    \(\overrightarrow F  = \frac{{\overrightarrow E }}{q}\)                  

B.   \(\overrightarrow F  =  - \frac{{\overrightarrow E }}{q}\)                 

C.       \(\overrightarrow F  =  - q\overrightarrow E \)            

D.  \(\overrightarrow F  = q\overrightarrow E \)

Câu 12: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động với tần số góc là:

A.    \(\omega  = \sqrt {\frac{m}{k}} \)               B.    \(\omega  = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)          

C.    \(\omega  = \sqrt {\frac{k}{m}} \)               D.  \(\omega  = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

Câu 13: Để đo cường độ dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng cỡ 50 mA thì vặn núm xoay của đồng hồ đa năng đến vị trí

     A. ACA 20 m.              B. ACA 200 m.            C. DCA 20 m.              D. DCA 200 m.

Câu 14: Điện năng tiêu thụ được đo bằng

     A. vôn kế.                     B. ampe kế.                   C. công tơ điện.            D. tĩnh điện kế.

Câu 16: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\). Dao động điều hòa có biên độ là 

     A. 5 cm.                        B. 10 cm.                      C. 2 cm.                        D. 20 cm.

Câu 17: Đặt vào hai đầu mạch điện chỉ có cuộn thuần cảm một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)V\).Pha ban đầu của cường độ dòng điện trong mạch bằng 

     A. 0,5π.                         B. 0.                              C. –π.                            D. –0,5π.

Câu 18: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức

A. \(L\left( B \right) = \lg \frac{{{I_0}}}{I}\)            B.      \(L\left( {dB} \right) = 10\lg \frac{{{I_0}}}{I}\)

C.    \(L\left( {dB} \right) = \lg \frac{I}{{{I_0}}}\)       D.  \(L\left( B \right) = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}}\)

Câu 19: Trong máy phát điện xoay chiều một pha nếu tăng số cặp cực lên 2 lần và tăng tốc độ quay của rôto lên 10 lần thì tần số của suất điện động do máy phát ra

     A. giảm 20 lần.             B. tăng 5 lần.                C. tăng 20 lần.              D. giảm 5 lần.

Câu 20: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-4 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng

     A. 8 dB.                        B. 0,8 dB.                     C. 80 dB.                      D. 80 B.

 

Đáp án

1-D

2-B

3-D

4-C

5-C

6-A

7-C

8-B

9-D

10-D

11-C

12-C

13-B

14-C

15-B

16-B

17-C

18-C

19-C

20-C

21-B

22-D

23-D

24-A

25-D

26-D

27-C

28-D

29-B

30-A

31-B

32-D

33-B

34-D

35-D

36-B

37-B

38-D

39-C

40-C

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 2: Đáp án B

+ Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.

Câu 3: Đáp án D

+ Biên độ tổng hợp của hai dao động vuông pha  \(A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2}  = \sqrt {{5^2} + {{12}^2}}  = 13\,\,cm.\)

Câu 4: Đáp án C

+ Giá trị cực đại của dòng điện \({I_0} = 4\sqrt 2 \,\,A\) .

Câu 5: Đáp án C

+ Công suất không được tính bằng biểu thức \(P = 0,5{I^2}R.\) 

Câu 6: Đáp án A

+ Điện trở suất của vật dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ, bản chất của vật dẫn.

Câu 7: Đáp án C

+ Ta có \(Q = CU \to \)  tăng điện áp lên 2 lần thì điện tích tích được trên tụ là 2Q.

Câu 8: Đáp án B

+ Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp là nửa bước sóng.

Câu 9: Đáp án D

+ Một vật dao động tắt dần thì biên độ và năng lượng của vật giảm dần theo thời gian.

Câu 10: Đáp án D

+ Lực điện tác dụng lên điện tích q được xác định bằng biểu thức  \(\overrightarrow F  = q\overrightarrow E .\)

Câu 11: Đáp án C

+ Điều kiện để xảy ra cộng hưởng với mạch RLC mắc nối tiếp  \({\omega ^2} = \frac{1}{{LC}}\)

Câu 12: Đáp án C

+ Tần số góc dao động của con lắc lò xo  \(\omega  = \sqrt {\frac{k}{m}} .\)

Câu 13: Đáp án B

+ Để đo dòng điện xoay chiều cỡ  50 mA ta xoay núm vặn đến ACA 200 mA.

Câu 14: Đáp án C  

+ Điện năng tiêu thụ được đo bằng công tơ điện.

Câu 15: Đáp án B

+ Ta có  \(\omega  = \frac{{{v_{\max }}}}{A} \to T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi A}}{{{v_{\max }}}}\)

Câu 16: Đáp án B

+ Biên độ dao động của vật A=10cm

 

4. Đề thi thử THPT QG môn Lý Chuyên Thái Bình lần 3 

Câu 1: Khi có sóng dừng trên dây AB với tần số dao động là 27 Hz thì thấy trên dây có 5 nút (kể cả hai đầu cố định A, B). Bây giờ nếu muốn trên dây có sóng dừng và có tất cả 11 nút thì tần số dao động của nguồn là

     A. 67,5 Hz.                   B. 10,8 Hz.                   C. 135 Hz.                    D. 76,5 Hz.

Câu 2: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 Ω được mắc với điện trở 4,8 Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 V. Suất điện động của nguồn điện là:

     A. E = 12,00 V.            B. E = 11,75 V.            C. E = 14,50 V.            D. E = 12,25 V.

Câu 3: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn quan sát là 1,14 mm. Trên màn, tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 5,7 mm có

     A. vân tối thứ 6.           B. vân sáng bậc 5.         C. vân sáng bậc 6.         D. vân tối thứ 5.

Câu 4: Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

     B. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau.

     C. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau.

     D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

Câu 5: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I= 5 A, dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 A ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là:

     A. 5,0.10-6 T.                 B. 7,5.10-6 T.                 C. 5,0.10-7 T.                 D. 7,5.10-7 T.

Câu 6: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 đp và cách thấu kính một khoảng 30 cm. ảnh A'B' của AB qua thấu kính là:

     A. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.

     B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.

     C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 cm.

     D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.

Câu 7: Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, r , rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là

     A. rđ < rl < rt.                 B. rt < rđ < rl .                C. rt < rl  < rđ.                D. rl = rt = rđ.

Câu 8: Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Điện tích trên bản tụ này có giá trị bằng nửa giá trị cực đại ở thời điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là

A.      \(\frac{T}{8}\)                        B.       \(\frac{T}{2}\)                      

C.     \(\frac{T}{6}\)                         D.  \(\frac{T}{4}\)

Câu 10: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 300 V. Nếu giảm bớt một phần ba số vòng dây của cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng hai đầu của nó là :

     A. 100 V.                      B. 220 V.                      C. 200 V.                      D. 110 V.

Câu 11: Đặt điện áp u = 220cos100πt V vào hai đầu đoạn mạch gồm một bóng đèn dây tóc loại 110V – 50W mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để đèn sáng bình thường. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch lúc này là:

A.    \(\frac{\pi }{2}\)                          B.     \(\frac{\pi }{3}\)                        

C.    \(\frac{\pi }{6}\)                          D.  \(\frac{\pi }{4}\)

Câu 12: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng vân trên màn là i. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng

     A. 3i.                             B. 2,5λ.                         C. 2,5i.                          D. 3λ.

Câu 14: Tần số của dao động điện từ trong mạch LC lí tưởng được xác định bởi biểu thức

A.    \(\frac{1}{{\sqrt {2\pi LC} }}\)                B.     \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)              

C.    \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)                    D.  \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)

Câu 15: Tụ điện phẳng không khí có điện dung là 5 nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà chất điện môi trong tụ điện có thể chịu được là 3.105 V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm. Điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ là

     A. 3. 10-6 C.                  B. 4. 10-6 C.                  C. 2.10-6 C.                   D. 2,5.10-6 C.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng?

     A. Sóng dọc là sóng có các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

     B. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường vật chất.

     C. Sóng ngang là sóng có các phần tử môi trường chỉ dao động theo phương ngang.

     D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì dao động của sóng.

Câu 18: Các hạt tải điện của chất khí là

     A. các ion âm, electron.                                      B. các ion dương, ion âm và các electron.

     C. electron.                                                         D. các ion dương, electron.

Câu 19: Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,V\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}H\). Ở thời điểm điện áp ở hai đầu cuộn cảm là \(100\sqrt 2 \,V\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm :

A.      \(i = 2\sqrt 3 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)A\)                      

B.  \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)A\)

C.    \(i = 2\sqrt 3 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)A\)                        

D.  \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)A\)

Câu 20: Nếu m là khối lượng của vật, k là độ cứng của lò xo thì \(\left( {2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} } \right)\) có đơn vị là: 

     A. s (giây).                    B. N (niutơn) .              C. rad/s.                        D. Hz (hec).

Câu 21: Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hoà

     A. có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

     B. luôn ngược chiều với véc tơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

     C. có chiều luôn hướng ra xa vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

     D. luôn cùng chiều với véc tơ vận tốc và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

Câu 22: Một hệ dao động có tần số riêng fo thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hoà với tần số f trong môi trường có lực cản. Khi ổn định, hệ sẽ dao động với tần số

     A. f + fo.                       B. f.                               C. f0.                             D. 0,5(f + f0).

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

     B. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

     C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

     D. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

Câu 24: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 A cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6 T. Đường kính của dòng điện đó là:

     A. 10 cm.                      B. 20 cm.                      C. 22 cm.                      D. 26 cm.

Câu 25: Một sóng cơ truyền trên phương Ox theo phương trình u = 2cos(10t – 4x)mm, trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử M có vị trí cân bằng cách gốc O một đoạn x (x tính bằng m; t tính bằng s). Tốc độ sóng là

     A. 2 m/s.                       B. 4 m/s.                        C. 2,5 mm/s.                  D. 2,5 m/s.

Câu 26: Chọn đáp án đúng. Sóng điện từ :

     A. là sóng dọc.                                                   B. là sóng ngang.

     C. không mang năng lượng.                               D. không truyền được trong chân không.

 

Đáp án

1-A

2-D

3-B

4-D

5-B

6-C

7-C

8-C

9-D

10-C

11-D

12-B

13-A

14-B

15-A

16-C

17-A

18-B

19-C

20-A

21-A

22-B

23-C

24-B

25-D

26-B

27-D

28-B

29-A

30-D

31-A

32-D

33-A

34-A

35-A

36-B

37-D

38-C

39-B

40-C

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 2: Đáp án D

+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch \(I = \frac{{{U_N}}}{{{R_N}}} = \frac{{12}}{{4,8}} = 2,5\,\,A\).

. \( \to {U_N} = \xi  - Ir \leftrightarrow 12 = \xi  - 2,5.0,1 \to \xi  = 12,25\,\,V\)

Câu 3: Đáp án B

+ Xét tỉ số \(\frac{{{x_M}}}{i} = \frac{{5,7}}{{1,14}} = 5 \to \) tại M là vân sáng bậc 5.

Câu 4: Đáp án D

+ Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 

Câu 5: Đáp án B

+ Cảm ứng từ do hai dòng điện gây tại M có chiều tuân theo quy tắc nắm tay phải, có độ lớn:

\(\left\{ \begin{array}{l}
{B_1} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}}}{{{r_1}}}\\
{B_2} = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_2}}}{{{r_2}}}
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
{B_1} = {2.10^{ - 7}}\frac{5}{{0,16}} = 6,{25.10^{ - 6}}\\
{B_2} = {2.10^{ - 7}}\frac{1}{{0,16}} = 1,{25.10^{ - 6}}
\end{array} \right.T.\)

+ Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta thấy rằng tại M cảm ứng từ của hai dòng điện cùng phương, cùng chiều nhau:

\( \to {B_M} = {B_1} + {B_2} = 7,{5.10^{ - 6}}\,\,T\).

Câu 7: Đáp án C

+ Ánh sáng có chiết suất với nước càng lớn thì góc khúc xạ lại càng nhỏ  \( \to {r_t} < {r_l} < {r_d}\).

Câu 8: Đáp án C

+ Khoảng thời gian gần nhất từ khi điện tích trên một bản tụ cực đại đến khi điện tích trên bản tụ bằng một nửa điện tích cực đại là \(\Delta t = \frac{T}{6}\).

Câu 12: Đáp án B

+ Tại M là vân tối bậc 3 thì hiệu đường đi \(\Delta  = 2,5\lambda \) .

Câu 13: Đáp án A

+ Giá trị cực đại của suất điện động \({E_0} = 220\sqrt 2 \,\,V\) .

 

5. Đề thi thử THPT QG môn Lý Chuyên Lê Khiết- Quảng Ngãi lần 1

Câu 1: Tại một điểm xác định trong không gian có sóng điện từ truyền qua thì vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)  của sóng điện từ đó dao động 

     A. vuông pha nhau       B. ngược pha nhau       C. cùng pha nhau          D. lệch pha nhau

Câu 2: Một sóng cơ học truyền theo trục Ox với phương trình sóng tại một điểm có tọa độ x là \(u = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{{2\pi x}}{3}} \right)\left( {cm} \right)\), trong đó tính đơn vị mét và t tính theo đơn vị giây. Tốc độ truyền sóng là 

     A. 150 cm/s                   B. 200 cm/s                   C. 150 m/s                     D. 200 m/s

Câu 3: Trên vành kính lúp có ghi 10 x . Tiêu cự của kính lúp này là

     A. 10 cm                       B. 2,5 cm                      C. 5 cm                         D. 10 cm

Câu 4: Trong y học, tia X được dùng để chụp điện là do nó có khả năng đâm xuyên và

     A. ion hóa không khí                                          B. làm phát quang nhiều chất

     C. tác dụng sinh lý                                             D. làm đen kính ảnh

Câu 5: Trong chân không ánh sáng nhìn thấy có tần số

     A. từ 0,38.108 Hz đến 0,76.108 Hz                    B. từ 3,94.108 Hz đến 7,89.108 Hz

     C. từ 0,38.1014 Hz đến 0,76.1014 Hz                  D. từ 3,94.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz

Câu 6: Trên một bóng đèn sợi đốt có ghi 220 V – 110 W cường độ dòng điện định mức đi qua bóng đèn là

     A. 440 A                       B. 2 A                           C. 0,5 A                        D. 4,4 A

Câu 7: Từ không khí, một tia sáng đơn sắc được chiếu xiên góc đến gặp mặt nước bới góc tới I thì cho tia sáng khúc xạ vào nước với góc khúc xạ r. Kết luận nào sau đây là đúng ?

     A. i = r                          B. i < r                           C. i > r                           D. i ≤ r

Câu 8: Hệ thống giảm xóc ở ôtô , môtô, … được chế tạo dựa vào ứng dụng của

     A. Hiện tượng cộng hưởng                                B. dao động duy trì     

     C. dao động tắt dần                                           D. dao động cưỡng bức

Câu 9: Hai dao động điều hòa có cùng phương có phương trình li độ lần lượt là \({x_1} = 6\cos \pi t(cm);{x_2} = 8\sin \pi t(cm)\). Dao động tổng hợp của hai dao đông này có biên độ là 

     A. 2 cm                         B. 10 cm                       C. 14 cm                       D. 7 cm

Câu 10: Chọn câu đúng khi nói về điện áp ở hai đầu ra của sạc pin điện thoại ghi 5 V

     A. Điện áp một chiều 5 V                                  B. Điện áp một chiều \(2,5\sqrt 2 V\)

     C. Điện áp xoay chiều có giá trị cực đại 5 V     D. Điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 5 V

Câu 12: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với vị trí cân bằng trùng gốc tọa độ O. Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương của trục Ox thì li độ x  và vận tốc v của nó là

     A. x > 0 và v < 0.          B. x < 0 và v < 0           C. x > 0  và v > 0          D. x < 0  và v > 0

Câu 13: Một vật dao điều hòa với phương trình li độ \(x = 5\cos \pi t(cm)\) với t tính bằng giây. Độ lớn vận tốc cực đại của vật là 

     A. 5π cm/s                     B. 5 cm/s                       C. π cm/s                       D. 5 m/s

Câu 14: Trong bài hát “ Tiếng đàn bầu “ của nhạc sỹ Nguyễn Đình Phúc có đoạn: Tiếng đàn bầu của ta cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha, ngân nga em vẫn hát, tích tịch tình tang . “ Thanh”và “ trầm” ở đây nói đến đặc trưng nào của âm?

     A. Độ cao                     B. Âm sắc                     C. Độ to                        D. Cường độ âm

Câu 15: Vật nhỏ của một con lắc đơn có khối lượng 200g dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2 . Khi vật nhỏ đi qua vị trí có li độ góc là 40 thì lực kéo về có độ lớn

     A. 6,28 N                      B. 0,137 N                    C. 7,846 N                    D. 0,257 N

Câu 16: Hạt tải điện trong chất bán dẫn là

     A. ion dương,ion âm,electron và lỗ trống          B. ion dương và ion âm

     C. ion dương, ion âm và electron                       D. electron và lỗ trống

Câu 17: Đặt điện áp xoay chiều  vào hai đầu điện trở thuần R = 100Ω. Công suất tỏa nhiệt trên R là

     A. 200W                       B. 400 W                      C. 100 W                      D. 800 W

Câu 18: Một sóng cơ có tần số 2Hz lan truyền với tốc độ 3 m/s thì sóng này có bước sóng là

     A. 1 m                           B. 1,5 m                        C. 0,7 m                        D. 6 m

Câu 19: Trong máy thu thanh bộ phận nào biến dao động điện thành dao động âm

     A. mạch tách sóng        B. mạch chọn sóng       C. anten thu                  D. loa

Câu 23: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang. Trong quá trình dao động, chiều dài của lò xo biến thiên từ 22 cm đến 30 cm. Biết lò xo của con lắc có độ cứng 100 N/m. Khi vật cách vị trí biên 3cm thì động năng của vật là

     A. 0,045 J                     B. 0,0375J                     C. 0,075J                       D. 0,035 J

Câu 24: Coi cường độ âm chuẩn gần như nha, hỏi tiếng la hét có mức cường độ âm 80 dB có cường độ âm gấp bao nhiêu lần tiếng thì thầm có mức cường độ âm 20 dB?

     A. Ba lần                       B. Sáu mươi lần            C. Một triệu lần            D. Một trăm lần

 

Đáp án

1-C

2-C

3-B

4-D

5-D

6-C

7-C

8-C

9-B

10-A

11-C

12-D

13-A

14-A

15-B

16-D

17-B

18-B

19-D

20-A

21-A

22-C

23-D

24-C

25-D

26-B

27-B

28-A

29-D

30-D

31-A

32-A

33-C

34-D

35-A

36-B

37-B

38-C

39-B

40-B

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Câu 2: Đáp án C

Từ phương trình ta có \(\lambda  = 3m;f = 50Hz =  > v = \lambda f = 3.50 = 150m/s\)

Câu 3: Đáp án B

Áp dụng công thức tính độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực ta có

\({G_\infty } = \frac{{0,25}}{f} = 10 =  > f = 0,025m = 2,5cm\)

Câu 4: Đáp án D

Câu 5: Đáp án D

Ánh sáng nhìn thấy trong chân không có tần số trong khoảng 3,94.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz

Câu 6: Đáp án C

Áp dụng công thức tính công suất ta có cường độ dòng điện hiệu dụng được xác định bởi biểu thức

\(P = U.I =  > I = \frac{P}{U} = \frac{{110}}{{220}} = 0,5A\)

Câu 8: Đáp án C

Hệ thống giảm xóc ở ô tô, mô tô,…. Được chế tạo dựa vào ứng dụng của dao động tắt dần

Câu 9: Đáp án B

Ta có \({x_1} = 6\cos \pi t;{x_2} = 8\sin \pi t = 8\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)cm\)

Ta thấy hai dao động vuông pha  nên biên độ dao động được xác định bởi biểu thức

\(A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2}  = \sqrt {{6^2} + {8^2}}  = 10cm\)

Câu 10: Đáp án A

Câu 12: Đáp án D

Câu 13: Đáp án A

Tốc độ cực đại của vật là \({v_{max}} = \omega A = \pi .5 = 5\pi \,\,cm/s\)

Câu 14: Đáp án A

Câu 15: Đáp án B

Phương pháp giải: Sử dụng công thức tính lực kéo về  của con lắc đơn dao động điều hòa

Đổi \(\alpha  = {4^0} = \frac{\pi }{{45}}\,rad\)

\(F = m{\omega ^2}s = m{\omega ^2}\alpha l = m\frac{g}{l}.\frac{\pi }{{45}}.l = 0,137N\)

Câu 16: Đáp án D

Câu 17: Đáp án B

Áp dụng công thức tính công suất tỏa nhiệt trên R ta có \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = \frac{{{{200}^2}}}{{100}} = 400W\)

Câu 18: Đáp án B

Áp dụng công thức tính bước sóng trong sóng cơ ta có \(\lambda  = \frac{v}{f} = \frac{3}{2} = 1,5m\)

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

6. Thi trắc nghiệm trực tuyến: Đề thi THPT QG môn Vật lý

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Bộ 5 Đề thi thử THPT QG 2018 môn Vật lý các trường THPT Chuyên . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Vật lý và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON