Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 32910
Cho phản ứng hạt nhân \(X + _9^{19}F \to _2^4He + _8^{16}O\). Hạt X là
- A. anpha
- B. đơteri
- C. prôtôn
- D. nơtron
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 32912
Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp
- A. Bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp
- B. Có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trong cuộn sơ cấp
- C. Luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp
- D. Luôn luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 32914
Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc 100π rad/s quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Số vòng dây của khung là 100 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là \(\frac{{{{4.10}^{ - 3}}}}{\pi }\) Wb, ở thời điểm t=0, vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung hợp với vectơ cảm ứng từ một góc bằng \(\frac{\pi }{3}\). Biểu thức suất điện động của khung là
- A. \(e = 40\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right){\mkern 1mu} V\)
- B. \(e = 40\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right){\mkern 1mu} V\)
- C. \(e = 40\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right){\mkern 1mu} V\)
- D. \(e = 40\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right){\mkern 1mu} V\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 32915
Khi tăng khối lượng vật nặng của con lắc đơn lên 2 lần và giữ nguyên điều kiện khác thì
- A. chu kì dao động bé của con lắc tăng 2 lần
- B. biên độ dao động tăng lên 2 lần
- C. năng lượng dao động của con lắc tăng 4 lần
- D. tần số dao động của con lắc không đổi
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 32919
Cho bước sóng vạch quang phổ khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng N về L là 0,487 μm. Trong nguyên tử hiđrô, electron chuyển từ quỹ đạo L (n = 2) lên quỹ đạo N (n = 4) là do
- A. nguyên tử bức xạ phôtôn có năng lượng 2,55 eV
- B. nguyên tử hấp thụ phôtôn có năng lượng 2,55 eV
- C. nguyên tử hấp thụ phôtôn có năng lượng 0,85 eV
- D. nguyên tử bức xạ phôtôn có năng lượng 0,85 eV
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 32921
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại VTCB lò xo giãn 3 cm. Đưa vật tới vị trí lò xo bị nén 7 cm rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Biên độ dao động của con lắc là
- A. 7 cm
- B. 4 cm
- C. 10 cm
- D. 3 cm
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 32923
Pha dao động của một vật dao động điều hòa
- A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian
- B. tỉ lệ bậc nhất với thời gian
- C. là hàm bậc hai theo thời gian
- D. không đổi theo thời gian
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 32925
Dung kháng của một mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch, ta cần điều chỉnh theo hướng
- A. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây
- B. giảm điện trở
- C. giảm tần số dòng điện
- D. tăng điện dung của tụ điện
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 32926
Trong ba tia phóng xạ α, β, γ thì tia phóng xạ nào lệch nhiều nhất trong điện trường ?
- A. β
- B. α
- C. γ
- D. Cả ba tia lệch như nhau
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 32929
Một vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 4 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
- A. 80 cm
- B. 16 cm
- C. 25 cm
- D. 5 cm
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 32930
Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
- A. hệ số lực cản của môi trường
- B. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
- C. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
- D. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 32933
Trong hệ thống phát thanh và hệ thông thu thanh hiện đại đều phải có bộ phận
- A. khuếch đại
- B. tách sóng
- C. biến điệu
- D. chuyển tín hiệu âm tần thành tín hiệu điện
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 32934
Đồ thị biểu diễn suất điện động cảm ứng qua một mạch điện theo thời gian có dạng như hình vẽ. Từ thông qua mạch điện là
- A. hàm bậc nhất theo thời gian
- B. hàm mũ theo thời gian
- C. một hằng số
- D. hàm bậc hai theo thời gian
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 32935
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện trường biến thiên và từ trường biến thiên ?
- A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện điện trường xoáy
- B. Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
- C. Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện từ trường xoáy
- D. Dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn lệch pha nhau π/2
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 32936
Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin Vôn ta là
- A. chất dùng làm hai cực khác nhau
- B. sự tích điện khác nhau ở hai cực
- C. sử dụng dung dịch điện phân khác nhau
- D. phản ứng hóa học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 32937
Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn dây thuần cảm, khi dòng điện tức thời đạt giá tri cực đại thì điện áp tức thời hai đầu mạch có giá trị
- A. cực đại
- B. bằng 0
- C. bằng 1/2 giá trị cực đại
- D. bằng 1/4 giá trị cực đại
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 32938
Dựa vào tác dụng nào của tia tử ngoại mà người ta có thể tìm được vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại ?
- A. gây ra hiện tượng quang điện
- B. kích thích phát quang
- C. hủy diệt tế bào
- D. nhiệt
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 32939
Dòng điện chạy trong dây dẫn AB đặt trong từ trường của nam châm chịu tác dụng của lực từ \(\overrightarrow F \) như hình vẽ. Cực S của nam châm ở vị trí
- A. 2
- B. 4
- C. 1
- D. 3
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 32940
Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng mảnh, hẹp đi từ thuỷ tinh ra không khí theo hướng vuông góc với mặt phân cách thì
- A. chùm sáng bị tán sắc và góc khúc xạ tia tím lớn hơn góc khúc xạ tia đỏ
- B. chùm sáng bị tán sắc và góc lệch của tia đơn sắc lục lớn hơn góc lệch tia đơn sắc chàm
- C. chùm sáng không bị tán sắc, vẫn là chùm sáng trắng
- D. chùm sáng bị tán sắc thành dải màu từ đỏ đến tím
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 32941
Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
Ánh sáng huỳnh quang
- A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
- B. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích
- C. do các tinh thể phát ra, sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp
- D. có bước sóng nhỉnh hơn bước sóng ánh sáng kích thích
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 32943
Khi nói về sóng âm phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Sóng âm trong không khí là sóng dọc
- B. Độ to của âm là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào mức cường độ âm
- C. Âm sắc là một đặc trưng vật lí của âm
- D. Sóng âm truyền được trong chân không
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 32944
Trạng thái dừng của nguyên tử là
- A. trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân
- B. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại
- C. trạng thái đứng yên của nguyên tử
- D. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 32946
Đại lượng nào sau đây của dòng điện xoay chiều biến thiên điều hòa theo thời gian
- A. Cường độ dòng điện
- B. Tần số
- C. Pha dao dộng
- D. Chu kì
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 32948
Một mạch dao động điện từ lí tưởng có \(C = 5\mu F\) mắc với một cuộn cảm có \(L = 0,5mH\). Đặt giữa hai bản của tụ điện một nguồn điện không đổi có suất điện động E = 3V và điện trở trong \(r = 5\Omega \). Khi dòng điện qua cuộn cảm ổn định thì ngắt nguồn điện khỏi mạch, để mạch thực hiện dao động. Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu cuộn cảm trong khi mạch dao động là
- A. 3 V
- B. 4 V
- C. 6 V
- D. 5 V
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 32954
Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng vì các hạt nhân của các nguyên tố khác nhau có
- A. điện tích khác nhau
- B. số khối khác nhau.
- C. khối lượng khác nhau.
- D. độ hụt khối khác nhau.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 32955
Một vật dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời gian như hình vẽ . Phương trình dao động của vật là
- A. \(x = 3\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\)
- B. \(x = 3\cos \left( {\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\)
- C. \(x = 3sin\left( {2\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\)
- D. \(x = 3sin\left( {\frac{{2\pi }}{3}t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 32957
Phương trình sóng dừng của một phần tử M trên một sợi dây có dạng u = 40sin(2,5πx)cosωt (mm), (x đo bằng mét, t đo bằng giây). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để một điểm trên bụng sóng có độ lớn của li độ bằng biên độ của điểm N cách một nút sóng 10 cm là 0,125 s. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là
- A. 320 cm/s
- B. 80 cm/s
- C. 160 cm/s
- D. 100 cm/s
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 32959
Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng dao động cùng tần số và vuông pha với nhau trên phương vuông góc với mặt chất lỏng và gây ra hiện tượng giao thoa. Nhận xét nào dưới đây là đúng ?
- A. Tổng số vân cực đại giao thoa là một số lẻ
- B. Đường trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn trên mặt nước là một vân cực đại
- C. Tổng số vân cực đại bằng tổng số vân cực tiểu
- D. Tổng số vân cực tiểu giao thoa là một số lẻ
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 32961
Hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha tại hai điểm A và B theo phương vuông góc với mặt nước tạo ra hai sóng với bước sóng 1,6 cm. Biết AB = 12 cm. Gọi C là một điểm trên mặt nước cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động ngược pha với hai nguồn trên đoạn CO là
- A. 3
- B. 5
- C. 4
- D. 2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 32962
Trong mạch dao động LC lí tưởng có i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại thời điểm t; I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa i, u và I0 là
- A. \(\left( {I_0^2 + {i^2}} \right)\frac{C}{L} = {u^2}\)
- B. \(\left( {I_0^2 + {i^2}} \right)\frac{L}{C} = {u^2}\)
- C. \(\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\frac{C}{L} = {u^2}\)
- D. \(\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)\frac{L}{C} = {u^2}\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 32970
Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k và vật nặng có khối lượng 100 g, dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm. Chọn mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Biết tốc độ trung bình lớn nhất của chất điểm giữa hai thời điểm động năng bằng thế năng là 40 cm/s. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo khi động năng của chất điểm bằng 1/3 lần thế năng là
- A. 0,171 N
- B. 0,217 N
- C. 0,347 N
- D. 0,093 N
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 32971
Một tấm nhôm có công thoát electron là A = 3,7 eV. Khi chiếu vào tấm nhôm bức xạ ánh sáng có λ = 0,085 μm rồi hướng các electron quang điện dọc theo đường sức của điện trường có chiều trùng với chiều chuyển động của electron. Nếu cường độ điện trường có độ lớn E = 500 V/m thì quãng đường tối đa electron đi được là
- A. 72,5 mm
- B. 2,18 cm
- C. 7,25 dm
- D. 0,725 mm
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 32972
Chiếu một tia sáng từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới bằng 45o thì góc khúc xạ là 30o. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i, để có tia khúc xạ ra ngoài không khí thì i cần thỏa mãn
- A. \(i < 30^\circ \)
- B. \(i \ge 45^\circ \)
- C. \(i < 45^\circ \)
- D. \(i \ge 30^\circ \)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 32975
Một tia sáng vàng được chiếu vào mặt bên của một lăng kính dưới góc tới nhỏ. Biết vận tốc của tia sáng vàng trong lăng kính là 1,98.108 m/s. Sau khi qua lăng kính, tia ló lệch so với tia tới một góc 5o. Góc chiết quang của lăng kính là
- A. 7,5o
- B. 9,7o
- C. 11,8o
- D. 6,8o
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 32977
Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau và cường độ dòng điện trong mạch lệch pha π/12 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Hệ số công suất ở hai đầu đoạn mạch AM bằng
- A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
- B. 0,26
- C. \(\frac{1}{2}\)
- D. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 32978
Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, các khe S1,S2 được chiếu sáng bởi nguồn sáng trắng S có bước sóng trong khoảng 0,38m 0,76m. Khoảng cách hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,6m. Vùng giao nhau giữa quang phổ bậc 2 và quang phổ bậc 3 có bề rộng là
- A. 1,04 mm
- B. 0,304 mm
- C. 0,608 mm
- D. 6,08 mm
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 32979
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,48 μm, trên màn quan sát người ta đếm được trên bề rộng MN có 13 vân sáng mà tại M và N là hai vân sáng. Giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, ta thay ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 bằng ánh sáng đơn sắc với bước sóng λ2 = 0,64 μm thì tại M và N bây giờ là hai vân tối. Số vân sáng trong miền MN ở điều kiện thí nghiệm mới là
- A. 10
- B. 8
- C. 11
- D. 9
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 32980
Hai chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, quanh vị trí cân bằng chung là gốc tọa độ O với biên độ dao động bằng nhau. Chu kỳ dao động của hai chất điểm lần lượt là 1 s và 0,8 s. Thời điểm ban đầu, t = 0, được chọn là lúc hai chất điểm đồng thời ở biên dương. Từ sau thời điểm ban đầu, trong 5 s đầu tiên, số lần hai chất điểm gặp nhau khi đang chuyển động cùng chiều nhau là
- A. 2 lần
- B. 0 lần
- C. 22 lần
- D. 24 lần
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 32982
Một đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R = 100 mắc nối tiếp với tụ điện C. Nối hai đầu đoạn mạch với hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha, bỏ qua điện trở các cuộn dây trong máy phát. Khi rô to của máy quay đều với tốc độ 200 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là I. Khi rô to của máy quay đều với tốc độ 400 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là \(2\sqrt 2 I\). Nếu rô to của máy quay đều với tốc độ 800 vòng/phút thì dung kháng của đoạn mạch là
- A. \(100\sqrt 2 \)
- B. \(25\sqrt 2 \)
- C. \(200\sqrt 2 \)
- D. \(50\sqrt 2 \)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 32985
Một chất phóng xạ được khảo sát bằng ống Geiger – Muller gắn với một máy đếm xung. Kết quả được ghi lại như bảng dưới đây.
Vì sơ ý nên một trong các số ghi lại bị sai, số sai đó nằm ở phút thứ mấy ?
Thời gian (phút)
1
2
3
4
5
6
7
8
Số ghi
5015
8026
9016
9401
9541
9802
9636
9673
- A. 4
- B. 6
- C. 8
- D. 2