HỌC247 xin gửi đến quý Thầy Cô và các em tài liệu tham khảo Bộ 5 đề thi THPTQG 2018 môn Sinh học có đáp án và hướng dẫn chi tiết theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT, được sưu tầm và chọn lọc từ các đề thi thử của các trường THPT và chuyên trong cả nước, nhằm giúp các em học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.
Mời các em cùng thực hành làm bài thi trực tuyến tại Trắc nghiệm Online:
1. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1
Đề thi thử THPTQG môn Sinh trường THPT chuyên Bắc Giang - lần 1
Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?
(1)Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 2: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:
A. Axitamin và vitamin B. Nước và các ion khoáng
C. Amit và hoocmôn D. Xitôkinin và ancaloit
Câu 3: Xét các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gen
(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến
(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến
(4) Đột biến gen phát sinh trong pha S của chu kỳ tế bào
(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau
Có bao nhiêu phát biểu đúng
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 4: Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ.Trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần . ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14 . Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỷ lệ:
A. 8,33% B. 75% C. 12.5% D. 16.7%
Câu 5: Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,7Aa: 0,3aa. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 là
A. 60,625% cây hoa đò: 39,375% cây hoa trắng.
B. 39,375% cây hoa đỏ: 60,625 cây hoa trắng
C. 62,5% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa trắng.
D. 37,5% cây hoa đỏ: 62,5% cây hoa trắng
Câu 6: So sánh tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có và không có bao mielin dưới đây, nhận định nào là chính xác ?
A. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin so với sợi thần kinh không có bao mielin tùy thuộc vào vị trí tế bào thần kinh trong hệ thần kinh
B. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin chậm hơn sợi thần kinh không có bao mielin
C. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin nhanh hơn sợi thần kinh không có bao mielin
D. Tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh có bao mielin bằng sợi thần kinh không có bao mielin
Câu 7: Hệ sinh thái nông nghiệp
A. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên
B. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
C. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
D. có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
Câu 8: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu (2) Hồng cầu hình liềm (3) Bạch tạng
(4) Hội chứng Claifento (5) Dính ngón tay 2,3 (6) Máu khó đông
(7) Hội chứng Turner (8) Hội chứng Down (9) Mù màu
Những thể đột biến nào là đột biến NST ?
A. 1,3,7,9 B. 1,2,4,5 C. 4,5,6,8 D. 1,4,7,8
Câu 9: ....Thành phần kiểu gen trong quần thể là 0,49AA: 0,42Aa:0,09aa. Biết rằng tỷ lệ đực cái trong quần thể là 1:1. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quần thể trên ?
A. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1
B. Ở thế hệ (P) tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%
C. Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%
D. Ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỷ lệ 46%
Câu 10: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai
A. Nhờ các enzym tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
D. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ – 5’
Câu 11: Cho các phương pháp sau đây:
(1) Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau.
(2) Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen.
(3) Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hoá học.
(4) Loại bỏ những cá thể không mong muốn.
Có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn giống?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 12: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:
(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
(2) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
(3) dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
(4) Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực cái trong quần thể.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 13: Ở người, bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng; bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong cả hai gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh là
A. 31,25% B. 20,83% C. 41,67% D. 62,5%.
Câu 14: Điều nào sau đây nói về tần số hoán vị gen là không đúng:
A. Các gen nằm xa nhau tần số hoán vị gen càng lớn
B. Tần số hoán vị gen luôn lớn hơn 50%.
C. Có thể xác định được tần số hoán vị gen dựa vào kết quả của phép lai phân tích và phép lai tạp giao
D. Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thực vật có hoa hạt kín có hiện tượng thụ tinh kép.
B. Hạt phấn là giao tử đực và túi phôi là giao tử cái
C. Sau thụ tinh noãn biến đổi thành hạt, bầu phát triển thành quả.
D. Quá trình thụ phấn của hoa có thể nhờ gió, động vật hoặc con người.
Câu 16: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (120g) lai với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2. Cho biết khối lượng quả phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen, cứ 1 alen trội có mặt trong kiểu gen thì cây cho quả nặng thêm 10g.
Xét các kết luận dưới đây:
(1). Đời con lai F2 có 27 kiểu gen và 8 kiểu hình.
(2). Cây F1 cho quả nặng 90g.
(3). Trong kiểu gen của F1 có chứa 3 alen trội (là một trong 20 kiểu gen).
(4). Cây cho quả nặng 70g ở F2 chiếm tỉ lệ 3/32.
(5). Nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thành phần kiểu gen và kiểu hình ở F3 tương tự như F2
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 17: Có bao nhiêu nhận xét đúng về hô hấp ở tế bào thực vật ?
(1) hô hấp hiếu khí ở tế bào gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử
(2) khi không có O2 một số tế bào chuyển sang lên men, sinh ra nhiều ATP
(3) Chuỗi truyền điện tử tạo ra nhiều ATP nhất
(4) hô hấp tạo ra ATP và năng lượng
(5) ATP tổng hợp ở chuỗi truyền điện tử theo cơ chế hóa thẩm
(6) hô hấp ở tế bào gồm cả hô hấp sáng
A. 4 B. 5 C. 3 D. 6
Câu 18: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lý sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thề dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lý xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiêu giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lý luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. (2), (4) B. (1),(5) C. (3), (6) D. (3),(4)
Đáp án
1-D |
2-B |
3-A |
4-D |
5-B |
6-C |
7-C |
8-D |
9-A |
10-D |
11-B |
12-A |
13-B |
14-B |
15-B |
16-A |
17-A |
18-B |
19-A |
20-C |
21-B |
22-A |
23-A |
24-D |
25-C |
26-C |
27-C |
28-A |
29-D |
30-D |
31-C |
32-B |
33-D |
34-D |
35-C |
36-C |
37-B |
38-D |
39-B |
40-B |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Các ý đúng là: (2),(3),(4),(6)
Ý (1) sai vì chỉ có động vật nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn
Ý (5) sai vì thú ăn động vật manh tràng không phát triển
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án A
Các phát biểu đúng là (1),(2),(4)
Ý (3) sai vì đột biến gen có thể do kết cặp sai trong nhân đôi
Ý (5) sai vì đột biến gen ở tế bào sinh dưỡng không truyền cho thế hệ sau
Câu 4: Đáp án D
Số phân tử chứa N15 bằng số mạch của 2 phân tử AND ban đầu : 4
Số phân tử được tạo ra là 24
Số phân tử ADN chứa N15 là 4/24 = 16,7%
Câu 5: Đáp án B
Phương pháp:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
Cách giải:
Tỷ lệ hoa trắng (aa) là:
Câu 6: Đáp án C
Xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin được dẫn truyền theo cách nhảy cóc nên nhanh hơn so với dẫn truyền trên sợi trục không có bao mielin
Câu 7: Đáp án C
Hệ sinh thái nông nghiệp có chuỗi thức ăn ngắn, năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn là lớn
Câu 8: Đáp án D
Các thể đột biến do đột biến NST là: 1 ( mất đoạn NST 21 hoặc 22) ,4 (XXY),7 (XO) ,8 (3 NST 21)
Câu 9: Đáp án A
Câu 10: Đáp án D
Phát biểu sai là D, enzyme ADN polimerase tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ – 3’
Câu 11: Đáp án B
Phương pháp (4) không tạo ra biến dị di truyền
Câu 12: Đáp án A
Ý (3) sai, cấu trúc tuổi của quần thể không thể cho biết thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 13: Đáp án B
Quy ước gen:
A,B- không bị bệnh ; a – bị bạch tạng ; b – bị máu khó đông
Xét người vợ
- Có bố bị máu khó đông nên có kiểu gen XBXb
- Có ông nội và bà ngoại bị bạch tạng → bố mẹ vợ: Aa × Aa → người vợ: 1AA:2Aa
Xét người chồng:
- Không bị máu khó đông nên có kiểu gen XBY
- Bố bị bạch tạng nên có kiểu gen Aa
Cặp vợ chồng này có kiểu gen: (1AA:2Aa) XBXb × Aa XBY
- Xác suất họ sinh con không bị bạch tạng là 1 – xác suất sinh con bị bạch tạng =
- Xác suất họ sinh con trai không bị mù màu: 1/4
Xác suất cần tính là 5/24 = 20,83%
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
2. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2
Đề thi thử trường THPT chuyên Lương Văn Tụy - Ninh Bình - Lần 2
Câu 1: Chim én (Delichon dasypus) thường bay về phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính
A. xã hội B. sinh sản C. lãnh thổ D. di cư
Câu 2: Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xinap → Màng trước xinap → Chùy xinap → Màng sau xinap.
B. Màng sau xinap → Khe xinap → Chùy xinap → Màng trước xinap.
C. Màng trước xinap → Chùy xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.
D. Chùy xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.
Câu 3: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
B. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
C. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống.
D. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
Câu 4: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò
A. cung cấp năng lượng cho lá.
B. cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
C. hạ nhiệt độ cho lá.
D. vận chuyển nước, ion khoáng.
Câu 5: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. B. Lai khác dòng.
C. Lại tế bào xôma khác loài. D. Công nghệ gen
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ vai trò của gen điều hòa là gì?
A. Nơi tiếp xúc enzim ARN polimeraza.
B. Mang thông tin quy định enzim ARN polimeraza.
C. Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa.
D. Nơi liên kết với prôtêin điều hòa.
Câu 7: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
A. 11 nm và 30 nm. B. 30 nm và 300 nm. C. 11nm và 300 nm. D. 30 nm và 11 nm.
Câu 8: Enzim tham gia cố định nitơ phân tử của các vi khuẩn thuộc chi Rhizobiam là:
A. Nitrogenaza. B. Cacboxylaza. C. Restrictaza. D. Oxygenaza.
Câu 9: Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành cây tứ bội?
A. Hai giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau.
B. Hai giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau.
C. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1).
D. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n).
Câu 10: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
A. ADN. B. hoocmôn insulin. C. ADN polimeraza. D. ARN polimeraza.
Câu 11: Ở người, sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào đã phát sinh bệnh hoặc hội chứng nào sau đây?
A. Bệnh hồng cầu hình liềm. B. Hội chứng Đao.
C. Hội chứng Tớcnơ. D. Bệnh ung thư.
Câu 12: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
Câu 13: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định, khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là:
A. AaBB x Aabb. B. AaBb x aabb. C. AABb x aaBb. D. Aabb x aaBb.
Câu 14: Loài nào sau đây hô hấp bằng phổi?
A. Giun đất. B. Chim bồ câu. C. Cá chép. D. Châu chấu.
Câu 15: Cho các loài động vật sau:
(1) Ong. (2) Bướm. (3) Châu chấu. (4) Gián. (5) Ếch.
Trong số các loài trên có bao nhiêu loài phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến lệch bội?
A. Có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
B. Làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
C. Chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li.
Đáp án
1-D |
2-D |
3-D |
4-A |
5-A |
6-C |
7-A |
8-A |
9-B |
10-A |
11-D |
12-C |
13-B |
14-B |
15-D |
16-C |
17-C |
18-B |
19-B |
20-C |
21-A |
22-B |
23-D |
24-C |
25-B |
26-C |
27-B |
28-A |
29-A |
30-D |
31-C |
32-C |
33-B |
34-B |
35-B |
36-D |
37-A |
38-C |
39-C |
40-A |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Đây là ví dụ về tập tính di cư.
Câu 2: Đáp án D
Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự : Chùy xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap
Câu 3: Đáp án D
Phát biểu đúng là: Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau.
Đáp án D.
A sai, tự thụ phấn qua các thế hệ, không có ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa sẽ không làm thay đổi tần số alen
B sai, quần thể tự thụ phấn thường ít đa dạng so với quần thể giao phấn
C sai, tự thụ phấn không nhất thiết dẫn đến thoái hóa giống
Câu 4: Đáp án A
Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò cung cấp năng lượng cho lá
Câu 5: Đáp án A
Tạo giống cây có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp : nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
Câu 6: Đáp án C
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ vai trò của gen điều hòa là mang thông tin quy định prôtêin điều hòa
Câu 7: Đáp án A
Đường kính sợi cơ bản 11nm và sợi nhiễm sắc 30nm
Câu 8: Đáp án A
Enzum tham gia cố định nitơ là nitrogenaza
Câu 9: Đáp án B
Hợp tử tứ bội (4n) được hình thành bởi sự kết hợp 2 giao tử lưỡng bội (2n)
Câu 10: Đáp án A
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên ADN
Đáp án A
ADN polimeraza, ARN polimeraza và hoocmôn insulin đều có bản chất là protein, được cấu thành từ acidamin
Câu 11: Đáp án D
Ở người, sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào đã phát sinh bệnh ung thư
Câu 12: Đáp án C
Kĩ thuật chia cắt và cấy chuyển phôi đã tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất (kiểu gen của phôi ban đầu)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3
Đề thi thử THPTQG môn Sinh trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển - Cà Mau - lần 1
Câu 1: Loại hoocmon nào sau đây có tác dụng làm tăng đường huyết ?
A. Insulin B. Glucagon C. Progesteron D. Tiroxin
Câu 2: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen.
A. AaBbdd B. AaBbDd C. AABBDd D. aaBBDd
Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, enzim ARN polimeraza thường xuyên phiên mã ở loại gen nào sau đây?
A. Gen điều hòa B. Gen cấu trúc Z C. Gen cấu trúc Y D. Gen cấu trúc A
Câu 4: Trong các cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc có đường kính.
A. 11 nm B. 2nm C. 30 nm D. 300 nm
Câu 5: Xét các loại đột biến sau.
1.Mất đoạn NST. 4. Chuyển đoạn không tương hỗ
2.Lặp đoạn NST 5. Đảo đoạn không chứa tâm động
3.Đột biến gen 6. Đột biến thể một
Những dạng đột biến làm thay đổi hình thái của NST là
A. 1,2,5 B. 1,2,4 C. 2,3,4 D. 1,2,6
Câu 6: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây.
A. Khí khổng B. Tế bào nội bì C. Tế bào lông hút D. Tế bào nhu mô vỏ
Câu 7: Gen A có tổng 2 loại nucleotit A và T trên mạch thứ nhất chiếm 40% tổng số nucleotit của mạch, tổng 2 loại nucleotit G và X trên mạch thứ hai là 360 nucleotit. Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a và gen A có chiều dài bằng nhau nhưng gen a kém gen A 1 liên kết hidro. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
1. Chiều dài của gen A là 612 nm
2. Đột biến trên làm thay đổi tối đa 1 bộ ba mã hóa
3. Đột biến trên thuộc dạng thay thế 1 cặp nucleotit A-T bằng 1 cặp nucleotit G-X
4. Khi cặp gen Aa tự nhân đôi môi trường cần cung cấp 2881 nucleotit loại và 719 loại X
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 8: Trong quang hợp, các nguyên tử oxi của CO2 cuối cùng sẽ có mặt ở
A. O2 B. glucozo C. O2 và glucozo D. Glucozo và H2O
Câu 9: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất.
A. Da của giun đất B. Phổi và da của ếch nhái
C. Phổi của bò sát D. Phổi của chim
Câu 10: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn.
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc B. Đảo đoạn
C. Mất đoạn D. Lặp đoạn
Câu 12: Chỉ có 3 loại nucleotit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
A. 3 loại B. 9 loại C. 27 loại D. 8 loại
Câu 14: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì:
A. Làm sai lệch thông tin di truyền di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
B. Làm ngưng trệ quá trình dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
C. Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
D. Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kể vật chất di truyền qua các thế hệ.
Câu 15: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN
B. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có nhiều 5’ – 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
C. Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN trong nhân tế bào
D. Sự nhân đôi của ADN ti thể độc lập so với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào
Câu 16: Ở một loài thực vật tính trạng màu hoa do gen A quy định có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội lặn là A>a>a1. Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết, phép lai ♂ Aaa1a1 × ♀ Aaaa1 cho loại cây có hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ.
A. 3/4 B. 1/4 C. 1/6 D. 2/9
Đáp án
1-B |
2-A |
3-A |
4-C |
5-B |
6-B |
7-C |
8-D |
9-D |
10-D |
11-C |
12-D |
13-C |
14-A |
15-C |
16-A |
17-B |
18-B |
19-B |
20-B |
21-C |
22-B |
23-A |
24-C |
25-A |
26-A |
27-A |
28-B |
29-D |
30-C |
31-D |
32-B |
33-A |
34-D |
35-A |
36-B |
37-A |
38-A |
39-B |
40-B |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Hormone có tác dụng phân giải glicogen thành glucose làm tăng đường huyết là glucagon
Insulin làm giảm đường huyết, chuyển glucose → glycogen tích lũy trong gan
Progesteron là hormone sinh dục do thể vàng tiết ra, kết hợp với estrogen làm biến đổi niêm mạc tử cung.
Tiroxin là hormone tuyến giáp có tác dụng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể
Câu 2: Đáp án A
Kiểu gen A cho 25% giao tử abd ; kiểu gen B cho 1/8 giao tử abd; kiểu gen C và D không cho giao tử abd
Câu 3: Đáp án A
Enzyme ARN polimerase thường xuyên phiên mã ở gen điều hòa trong điều kiện có hay không có lactose.
Các gen cấu trúc chỉ được phiên mã khi môi trường có lactose
Câu 4: Đáp án C
Sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm
Câu 5: Đáp án B
Các đột biến làm thay đổi hình thái của NST là 1,2,4
Câu 6: Đáp án B
SGK Sinh học 11 trang 8
Câu 7: Đáp án C
Phương pháp:
- Sử dụng nguyên tắc bổ sung A-T ; G- X; số liên kết hidro của 1 gen: H=2A+3G
- Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen là đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác
- Công thức tính chiều dài của gen
Cách giải:
Ta có A1 = T2 ; A2 = T1 nên A1 + T1 = A=T → %A=%T =
Tương tự ta có G2 + X2 = G = X = 360 → A=T= 240
Gen A và a cùng chiều dài, nhưng gen a kém gen A 1 liên kết hidro → đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
Xét các phát biểu
1. chiều dài của gen A : → (1)sai
2. đúng.
3. đúng
4. khi cặp Aa nhân đôi, môi trường cung cấp số nucleotit X là
Xmt = XA + Xa = 360 + 360 -1 =719 → (4) đúng
Câu 8: Đáp án D
Oxi cuối cùng của CO2 có mặt ở glucose và nước
Oxi thoát ra có nguồn gốc từ nước nên loại được A,C
Câu 9: Đáp án D
Phổi của chim có hiệu quả trao đổi khí lớn nhất vì có cấu tạo dạng các ống khí
Câu 10: Đáp án D
Lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST đơn
Câu 11: Đáp án C
Phương pháp:
- nếu ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào có thể kết luận đang ở kỳ sau của phân bào ( trong nguyên phân hoặc giảm phân 2)
- nếu ở kỳ sau trong nguyên phân thì số NST đơn trong tế bào là 4n ; trong giảm phân là 2n
Cách giải:
Các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào → tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân hoặc giảm phân 2
Xét các phát biểu:
1. Nếu là trong nguyên phân thì trong tế bào lúc đó có 4n NST đơn → 2n = 6 → (1) đúng
2. sai, đây là các NST đơn không phải kép nên không thể là GP I
3. đúng, nếu ở GP 2 thì trong tế bào có 2n NST đơn, kết thúc sẽ thu được 2 tế bào có n NST đơn, n = 6
4. đúng
Câu 12: Đáp án D
Chỉ có 3 loại nucleotit A,T,G → phân tử ADN chỉ có 2 loại nucleotit (A,T) → số loại mã di truyền là 23 = 8
Chú ý: cách giải bên trên áp dụng khi phân tử ADN đó mạch kép, còn nếu phân tử ADN này mạch đơn thì có 33 = 27 loại
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
4. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4
Đề thi thử THPTQG môn Sinh trường THPT chuyên Hà Giang - lần 1
Câu 1: Sự lên men có thể xảy ra ở cơ thể thực vật trên cạn trong trường hợp nào sau đây?
A. Cây bị ngập úng B. Cây sống nơi ẩm ướt.
C. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. D. Cây bị khô hạn.
Câu 2: Trong cơ thể sống axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?
A. Nhân đôi NST và phân chia tế bào. B. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.
C. Tổng hợp và phân giải các chất. D. Sinh sản và di truyền.
Câu 3: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?
A. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.
B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
C. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày...
D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy
Câu 4: Cho phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂ AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?
A. 18 B. 56 C. 42 D. 24
Câu 5: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen
(3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Các nhận xét đúng là
A. (3) (4), (5). B. (2), (3) (4). C. (2),(4), (5). D. (1), (2) (3)
Câu 6: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là
A. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1 B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.
C. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 7: Nhận định nào sau đây về cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở Opêron Lac là đúng?
A. Gen điều hòa có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển hoạt động của Operon Lac.
B. Khi môi trường không có Lactôzơ thì các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã.
C. Khi gen cấu trúc A bị đột biến thì gen Z và gen Y không được phiên mã.
D. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra một phân tử mARN chung.
Câu 8: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
B. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.
C. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.
D. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
Câu 9: Câu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?
A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm
B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương
D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất
Câu 10: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên 1 NST đơn ?
A. Đảo đoạn B. chuyển đoạn trên 1 NST
C. lặp đoạn D. mất đoạn
Câu 11: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho P: ruồi giấm đực mắt trắng × ruồi giấm cái mắt đỏ thu được F1 100% ruồi giấm mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do thu được F2 có tỷ lệ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng trong đó mắt trắng là con đực. cho mắt đỏ dị hợp F2 lai với đực mắt đỏ được F3. Biết không có đột biến, theo lý thuyết trong tổng số ruồi F3, ruồi đực mắt đỏ chiếm tỷ lệ bao nhiêu ?
A. 100% B. 50% C. 75% D. 25%
Câu 12: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người :
(1) Bệnh phêninkêto niệu, (4) Hội chứng Đao.
(2) Bệnh ung thư máu (5) Hội chứng Tơcnơ.
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (6) bệnh máu khó đông
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là
A. (1),(2),(5) . B. (3), (4), (5), (6). C. (2),(3), (4), (6). D. (1), (2), (4), (6).
Câu 13: Dạng vượn người sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. Đười ươi. B. Tinh tinh. C. Vượn. D. Gôrilia.
Câu 14: Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại cổ sinh là:
A. phát sinh thực vật và các ngành động vật.
B. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú .
C. sự phát triển cực thịnh của bò sát.
D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.
Câu 15: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là:
A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thướC.
B. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
C. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể n = 10 và 4n = 40.
D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
Câu 16: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học ?
A. Hình thành nên các tế bào sơ khai ( tế bào nguyên thủy)
B. từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản,
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
Đáp án
1-A |
2-D |
3-B |
4-C |
5-C |
6-B |
7-D |
8-D |
9-A |
10-C |
11-C |
12-D |
13-B |
14-D |
15-A |
16-A |
17-C |
18-C |
19-B |
20- |
21-B |
22-C |
23-A |
24-A |
25-B |
26-D |
27-A |
28-A |
29-B |
30-C |
31-B |
32-D |
33-C |
34-C |
35-C |
36-A |
37-C |
38-C |
39-D |
40-A |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Sự lên men diễn ra trong điều kiện thiếu oxi khi cây bị ngập úng
Câu 2: Đáp án D
ADN là vật chất di truyền được truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản.
Câu 3: Đáp án B
Động vật trên cạn khi di cư định hướng bằng vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
SGK Sinh 11 trang 130
Câu 4: Đáp án C
Phương pháp:
- Cơ thể bị rối loạn trong giảm phân I sẽ tạo ra giao tử n+ 1 và O
- Tính tích số loại kiểu gen của từng cặp
Cách giải:
Xét cặp Aa:
- Giới đực cho 4 loại giao tử: A,a,Aa, O
- Giới cái cho 2 loại giao tử : A, a
Số kiểu gen bình thường là 3; số kiểu gen đột biến là 4
Xét cặp Bb: Bb × Bb → 3 kiểu gen bình thường
Xét cặp Dd: Dd × dd → 2 kiểu gen bình thường
Số kiểu gen tối đa ở thế hệ sau là: 7×3×2= 42
Câu 5: Đáp án C
Xét các phát biểu :
(1) sai, các phân tử ADN nhân đôi ở pha S trong kỳ trung gian
(2) đúng
(3) sai, chiều dài và số lượng nucleotit của mỗi phân tử là khác nhau
(4) đúng.
(5) đúng
Câu 6: Đáp án B
Phương pháp:
- Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
Cách giải
Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1
Câu 7: Đáp án D
Xét các phương án
A. Sai, gen điều hòa tổng hợp protein ức chế điều hòa gián tiếp hoạt động của Operon Lac
B. sai, khi môi trường có lactose thì gen cấu trúc được phiên mã
C sai, gen cấu trúc A bị đột biến không ảnh hưởng tới sự phiên mã của gen Z và Y
D đúng
Câu 8: Đáp án D
Mức phản ứng của gen là : tập hợp các kiểu hình của cùng 1 gen tương ứng với các môi trường khác nhau
Xét các phương án :
A sai, các hạt của cây này có kiểu gen khác nhau nên không thể xác định mức phản ứng của gen được
B sai
C sai, mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen nên các kiểu gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau
D đúng
Câu 9: Đáp án A
Hướng trọng lực dương : cây sinh trưởng theo hướng trọng lực
A sai
Câu 10: Đáp án C
Câu 11: Đáp án C
Ta thấy ở F2 tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới là khác nhau → gen nằm trên NST giới tính X, mắt đỏ là trội so với mắt trắng
A – mắt đỏ ; a – mắt trắng
P: XAXA × XaY →F1: XAXa × XAY → F2: XAXA :XAXa : XAY: XaY
Cho con dị hợp mắt đỏ lại với con đực mắt đỏ: XAXa × XAY → F3 : XAXA :XAXa : XAY: XaY
trong tổng số ruồi F3, ruồi đực mắt đỏ chiếm tỷ lệ 25%
Câu 12: Đáp án D
Các bệnh, hội chứng có thể xuất hiện ở cả nam và nữ là : (1), (2), (4), (6).
(3) chỉ xuất hiện ở nam, do gen nằm trên NST Y
(5) chỉ xuất hiện ở nữ (XO)
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
5. ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5
Đề thi thử THPTQG môn Sinh trường THPT chuyên KHTN - lần 2
Câu 1: Enzyme nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản của ADN
A. ARN polimerase B. Ligaza C. ADN polimerase D. Restrictaza
Câu 2: Trong các nhận định sau đây về alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong giảm phân, có bao nhiêu nhận định đúng ?
I. Có thể được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến
II. Có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối
III. Không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình
IV. Được nhân lên ở một số mô cơ thể và biểu hiện ra kiểu hình ở một phần cơ thể
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 3: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Chân chuột chũi và chân dế chũi. B. Gai xương rồng và gai hoa hồng.
C. Mang cá và mang tôm. D. Tay người và vây cá voi.
Câu 4: Ở người, bệnh mù màu được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố mẹ không bị bệnh mù màu. Họ có con trai đau lòng bị bệnh mù màu. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái không bị bệnh mù màu là
A. 50% B. 100% C. 25% D. 75%
Câu 5: Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là
A. chu trình Crep. B. Chuỗi truyền electron
C. lên men D. đường phân
Câu 7: Ở hoa phấn kiểu gen DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 đỏ : 1 trắng B. 1hồng : 1 trắng
C. 1 đỏ : 1 hồng D. 1 đỏ : 2 hồng: 1 trắng
Câu 8: Một phụ nữ có có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó thuộc thể
A. tam bội. B. ba nhiễm. C. đa bội lẻ. D. một nhiễm.
Câu 9: Một gen có khối lượng 540000 đơn vị cacbon và có 2320 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng :
A. A = T = 520, G = X = 380 B. A = T = 360, G = X = 540
C. A = T = 380, G = X = 520 D. A = T = 540, G = X = 360
Câu 10: Kiểu phân bố nào thường xuất hiện khi quần thể sống trong điều kiện môi trường đồng nhất?
A. Phân bố đều và phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm,
C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố đều và phân bố theo nhóm.
Câu 11: Trong mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã
A. tất cả các loài đều hưởng lợi.
B. luôn có một loài hưởng lợi và một loài bị hại.
C. ít nhất có một loài hưởng lợi và không có loài nào bị hại.
D. có thể có một loài bị hại.
Câu 12: Hệ mạch của thú có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây?
I. Máu ở động mạch chủ giàu O2 II. Máu ở động mạch phổi nghèo CO2
III. Máu ở tĩnh mạch chủ giàu O2 IV. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu O2
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 13: Các chất được tách ra khỏi chu trình Calvin để khởi đầu cho tổng hợp glucose là
A. AlPG (Aldehit phosphogliceric) B. APG (Acid phosphogliceric)
C. RiDP (Ribulose – 1,5 diphosphaste) D. AM (acid malic)
Câu 14: Trong các đặc điểm sau đây có bao nhiêu đặc điểm đặc trưng cho loài có tốc độ tăng trưởng quần thể chậm
I. Kích thước cơ thể lớn
II. Tuổi thọ cao
III. Tuổi sinh sản lần đầu đến sớm
IV. Dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 15: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:
A. Hoán vị gen. B. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST.
C. Đột biến thể lệch bội. D. Đột biến đảo đoạn NST.
Câu 16: Trong cùng một khu vực địa lí thường có sự hình thành loài bằng con đường sinh thái. Đặc điểm của quá trình này là:
A. Chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
B. Sự hình thành loài mới luôn xảy ra nhanh chóng trong tự nhiên.
C. Không có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
D. Có sự tích lũy các đột biến nhỏ trong quá trình tiến hóa.
Đáp án
1-B |
2-C |
3-D |
4-A |
5-B |
6-D |
7-B |
8-B |
9-C |
10-A |
11-C |
12-C |
13-A |
14-B |
15-B |
16-D |
17-A |
18-A |
19-C |
20-B |
21-D |
22-B |
23-C |
24-A |
25-D |
26-B |
27-C |
28-B |
29-B |
30-A |
31-D |
32-D |
33-A |
34-B |
35-C |
36-C |
37-C |
38-B |
39-A |
40-D |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
A, C là enzyme tổng hợp mạch polinucleotit mới
D là enzyme cắt.
Câu 2: Đáp án C
Xét các phát biểu :
I sai, gen lặn ở trạng thái dị hợp không được biểu hiện ra kiểu hình nên không được coi là thể đột biến
II đúng
III sai, được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp
IV sai, do phát sinh trong giảm phân nên tất cả các tế bào đều chứa alen đột biến
Câu 3: Đáp án D
Cơ quan tương đồng: Là các cơ quan có cùng nguồn gốc mặc dù hiện tại chúng có chức năng khác nhau.
A sai, chân chuột chũi được hình thành từ lá phôi giữa, còn chân dế chũi hình thành từ lá phôi ngoài
B sai, gai xương rồng là lá; gai hoa hồng là biểu bì
C sai.
Câu 4: Đáp án A
Phương pháp: tính trạng do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định di truyền chéo ( mẹ → con trai)
Cách giải:
Người con trai bị mù màu có kiểu gen XaY → Nhận Xa từ mẹ → kiểu gen của P: XAXa × XAY
Xác suất họ sinh đứa con thứ 2 là gái và không bị mù màu là 1/2 (Vì xác suất sinh con gái là 1/2)
Câu 5: Đáp án B
A,D đều tạo ra 2 ATP; C không tạo ra ATP; B tạo ra 34ATP
Câu 6: Đáp án D
Xét các phép lai:
A : Cho tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1
B: 3:1
C: 1
D: 1:2:1
Câu 7: Đáp án B
Dd x dd => 1Dd:1dd hay 1 hồng: 1 trắng
Câu 8: Đáp án B
Người này có 3 NST X: 2n +1 đây là thể ba nhiễm
Câu 9: Đáp án C
Phương pháp :
Áp dụng công thức liên hệ giữa khối lượng gen và số lượng nucleotit của gen : M = N×300 đvC ; Số liên kết hidro : H = 2A + 3G
Cách giải :
Số nucleotit của gen là nucleotit
Ta có hệ phương trình:
Câu 10: Đáp án A
Trong điều kiện môi trường đồng nhất
+ Nếu các cá thể cạnh tranh gay gắt → phân bố đều
+ Nếu các cá thể không cạnh tranh gay gắt → phân bố ngẫu nhiên
Câu 11: Đáp án C
Các mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã: cộng sinh (+ +); hội sinh (+ O); Hợp tác (+ +)
Như vậy ít nhất có một loài hưởng lợi và không có loài nào bị hại.
Câu 12: Đáp án C
Xét các phát biểu:
I,IV đúng
III sai, máu ở tĩnh mạch chủ nghèo oxi
II sai, máu ở động mạch phổi giàu CO2
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Bộ 5 Đề thi thử THPT QG 2018 môn Sinh học . Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Sinh học và đạt thành tích cao hơn trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dao động cơ Vật lý 12 có video lời giải
-
Thi Online: Thi online THPT QG 2018 môn Vật lý chuẩn cấu trúc Bộ Giáo Dục
-
Đề thi thử THPT QG 2018 môn Vật lý - THPT Chuyên KHTN - Hà Nội
Chúc các em học tập tốt !