YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em ôn tập chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ và THPT QG sắp tới. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.  

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ THI HK I

NĂM HỌC: 2019 - 2020

MÔN: SINH 12

Câu 1: Đặc điểm chung của đột biến gen là:

     A. Xảy ra đồng loạt và vô hướng.                       B. Xảy ra đồng loạt và có hướng.

     C. Xảy ra ngẫu nhiên và vô hướng                      D.  Xảy ra ngẫu nhiên và có hướng.

Câu 2: Tự đa bội là đột biến:

     A. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

     B. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

     C. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khac nhau và lớn hơn 2n.

     D. Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của 2 loài khac nhau và lớn hơn 2n.

Câu 3: Một gen có tổng số 2356 liên kết hidro. Trên mạch một của gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T, số nucleotit loại G gấp 2 lần số nucleotit loại A, số nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. số nucleotit loai A là:

     A. 496                           B. 248                           C. 124                           D. 372

Câu 4: Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn:

     A. Tái bản                     B. Dịch mã                    C. Phiên mã                   D. Tự sao

Câu 5: Vai trò của vùng khởi động (P) trong cấu trúc Operon là nơi:

     A. Gắn các enzim tham gia dịch mã.

     B. ARN polymeraza bám vào khởi đầu phiên mã.

     C. Tổng hợp Protein ức chế.

     D. Gắn Protein ức chế ngăn cản sự phiên mã.

Câu 6: Theo Jacop va Mônô, cac thành phần cấu tạo của operon Lac gồm:

     A. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

     B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).

     C. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).     

     D. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

Câu 7: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 306nm và có số nucleotit loại timin nhiều gấp 2 lần số nucleotit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2097 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là:

     A. A = T = 600; G = X = 297.                             B. A = T = 597; G = X = 299.

     C. A = T = 597; G= X = 399.                              D. A = T = 600; G = X = 299.

Câu 8: Tác nhân hóa học nào sau đây là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A-T thành G-X

     A. Etyl Metal Suníomat. B. Amino purine.

     C. 5 BromUraxin.                                                D. Metyl Metal Suníomat.

Câu 9: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=24. số NST của thể tam bội thuộc loài này là:

     A. 12                             B. 25                             C. 23                             D. 3

Câu 10: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng:

     A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.

     B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.

     C. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit.

     D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

Câu 11: Đột biến gen là:

     A. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.

     B. Là sự biến đổi kiểu hình thích nghi với môi trường.

     C. Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử ADN có liên quan đến 1 hoặc một số cặp NST.

     D. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

Câu 12: Thể đột biến là:

     A. Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.

     B. Cá thể có kiểu hình khác với cá thể khác.

     C. Cá thể có thể biến đổi kiểu hình trước sự biến đổi của môi trường.

     D. Cá thể mang đột biến được biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép                                          (3) Phân tử protein

(2) Phân tử tARN                                                          (4) Quá trình dịch mã

     A. (1) và (2)                  B. (2) và (4)                   C. (1) và (3)                   D. (3) và (4)

Câu 14: Vùng chứa trình tự nucleotit đặc biệt liên kết với thoi vô sắc giúp NST di chuyển về 2 cực của tế bào được gọi là:

     A. Tâm động                 B. Cromatit                    C. Đầu mút                    D. Thể kèm

Câu 15: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai  x . Giả sử trong quá trình giảm phân của co thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cáì giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cáì trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?

     A. 6 và 4.                      B. 8 và 4                        C. 6 và 8                        D. 8 và 14

Câu 16: Chuỗi nucleoxom có đường kính :

     A. 300nm                      B. 30nm                        C. 2nm                          D. 11nm

Câu 17: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

     B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử

     C. Thành phần hoa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và protein

     D. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nucleoxom.

Câu 18: NST ban đầu có trình tự các gen là:MNRQP*OS. Sau đột biến có trình tự MNO*PQRS. Đột biến thuộc dạng:

     A. Đảo đoạn PQR*SO                                         B. Chuyển đoạn RQP*O

     C. Đảo đoạn RQP*O                                           D. Chuyển đoạn QP*Q

Câu 19: Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của NST là các trình tự nucleotit đặc biệt, các trình tự này có vai trò:

     A. Mã hóa cho các loại protein quan trọng trong tế bào.

     B. Bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau     

     C. Là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi phân tử ADN

     D. Giúp các nhiễm sắc thể liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân

Câu 20: protein ức chế được tổng hợp khi môi trường :

     A. Không có lactozo                                          

     B. Có hay không có lactozo                               

     C. Có ARN Polymeraza

     D. Có lactozo

Đáp án từ câu 1-20 Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020

Câu 1

C

Câu 11

D

Câu 2

A

Câu 12

D

Câu 3

B

Câu 13

B

Câu 4

C

Câu 14

A

Câu 5

B

Câu 15

C

Câu 6

A

Câu 16

D

Câu 7

D

Câu 17

D

Câu 8

B

Câu 18

C

Câu 9

D

Câu 19

B

Câu 10

D

Câu 20

B

{-- Nội dung đề từ câu 21-40 của Đề thi HK1 môn Sinh năm 2019-2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi HK1 môn Sinh lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF