YOMEDIA

Đề thi cuối HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Lý Thái Tổ có đáp án

Tải về
 
NONE

Ôn tập thật tốt với Đề thi cuối HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Lý Thái Tổ có đáp án bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các kiến thức sinh học 12 đã học sẽ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài trong quá trình ôn tập. Nội dung tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ 2

MÔN THI: SINH 12

Thời gian làm bài: 50 phút;

 

 

Họ và tên học sinh :.................................................................... Lớp: ...................

Câu 1. Khi nói về các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật, xét phát biểu sau:

(1) Giun, sán sống trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ kí sinh- vật chủ

(2) Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ đậu là biểu hiện của mối quan hệ hội sinh

(3) Quan hệ giữa loài ong hút mật hoa và loài hoa có thểlà mối quan hệ cộng sinh

(4) Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối là biểu hiện mối quan hệ cộng sinh

(5) Quan hệ giữa cây tỏi và sinh vật xung quanh là quan hệ ức chế- cảm nhiễm

Số phát biểu không đúng là:

A.  3                                   B.  1                                  C.  4                                     D.  2

Câu 2. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(II) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

(III) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.

(IV) Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

A.  4.                                  B.  1.                                 C.  3.                                    D.  2.

Câu 3. Sự phân hoá tảo diễn ra ở kỉ nào?

A.  Đêvôn.                          B.  Cambri.                      C.  Than đá                         D.  Xilua.

Câu 4. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A.  Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.

B.  Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

C.  Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

D.  Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

Câu 5. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:

A.  thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.

B.  thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã.

C.  thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.

D.  độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã.

Câu 6. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

A.  số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

B.  sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượngcá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

C.  mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

D.  sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

Câu 7. Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể thuộc loài này qua các thế hệ thu được kết quả ở bảng sau:

Thành phần kiểu gen

Thế hệ P

Thế hệ F1

Thế hệ F2

Thế hệ F3

Thế hệ F4

AA

7/10

16/25

3/10

1/4

4/9

Aa

2/10

8/25

4/10

2/4

4/9

aa

1/10

1/25

3/10

1/4

1/9

 

 Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:

(I) Quần thể này là quần thể giao phối ngẫu nhiên.

(II) Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

(III) Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.

(IV) Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 1/16.

Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.  3.                                  B.  1.                                 C.  4                                     D.  2.

Câu 8. Trong cấu trúc hệ sinh thái, giun đất thuộc nhóm:

A.  sinh vật tiêu thụ.             B.  động vật có xương sống

C.  sinh vật sản xuất.           D.  sinh vật phân giải.

Câu 9. Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?

A.  Mối và trùng roi sống trong ruột mối.

B.  Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.

C.  Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.

D.  Chim ăn sâu và sâu ăn lá.

Câu 10. Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm

A.  ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.

B.  bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.

C.  bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.

D.  ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.

Câu 11. Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

A.  Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

B.  Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.

C.  Đột biến và di - nhập gen.

D.  Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 12. Trình tự các giai đoạn trong quá trình phát sinh sự sống:

A.  Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học

B.  Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học

C.  Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học

D.  Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học

Câu 13. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là

A.  Giới hạn sinh thái    B.  Nơi ở                             C.  Sinh cảnh         D.  Ổ sinh thái

Câu 14. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:

A.  Sinh cảnh         B.  ổ sinh thái                                C.  Môi trường      D.  Giới hạn sinh thái

Câu 15. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là

A.  Di – nhập gen   B.  Giao phối.                            C.  Chọn lọc tự nhiên.      D.  Đột biến.

Câu 16. Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

A.  biến động di truyền.                                              B.  thoái hóa giống

C.  di –nhập gen                                                          D.  giao phối không ngẫu nhiên

Câu 17. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A.  Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.

B.  Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi

C.  Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

D.  Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 18. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A.  Tỉ lệ các nhóm tuổi.                                             B.  Nhóm loài.

C.  Tỉ lệ giới tính                                                        D.  Mật độ cá thể.

Câu 19. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do

A.  có khả năng tiêu diệt các loài khác.    B.  sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C.  số lượng cá thể nhiều.                         D.  số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

Câu 20. Khi quan sát biến dị ở sinh vật, Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm:

A.  Đột biến trung tính.                                               B.  Thường biến

C.  Biến dị cá thể.                                                       D.  Biến dị tổ hợp.

Đáp án Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020

CÂU HỎI

ĐÁP ÁN

1

B

2

D

3

B

4

D

5

B

6

D

7

C

8

D

9

C

10

D

11

C

12

B

13

D

14

D

15

D

16

C

17

C

18

B

19

D

20

C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 của Đề thi cuối HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi cuối HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 - Trường THPT Lý Thái Tổ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON