YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Lạc 2 có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Lạc 2 có đáp án bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các kiến thức sinh học 12 đã học sẽ giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm bài trong quá trình ôn tập. Nội dung tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

-----------

Mã đề thi: 132

KỲ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 12

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề.

Đề thi gồm 04 trang.

———————

 

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

Câu 1: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?

   A. Đại Cổ sinh.            B. Đại Nguyên sinh.       C. Đại Trung sinh.          D. Đại Tân sinh.

Câu 2: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

   A. giới hạn sinh thái.    B. nơi ở của sinh vật.      C. ổ sinh thái.                 D. khoảng chống chịu.

Câu 3: Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?

(1) Đột biến;                              (2) Giao phối không ngẫu nhiên;               (3) Di - nhập gen;    

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên;       (5) Chọn lọc tự nhiên.

   A. 1.                                 B. 4.                                  C. 2.                                 D. 3.

Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?

I. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

II. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

III. Mật độ cá thể của mỗi quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

IV. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

   A. 3.                                 B. 1.                                  C. 4.                                 D. 2.

Câu 5: Ở một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\) (cho biết khoảng cách tương đối giữa A và B là 20cM, giữa D và E là 40cM). Theo lí thuyết, trong các loại giao tử mà cơ thể này sinh ra, loại giao tử Ab DE chiếm tỉ lệ

   A. 5%.                              B. 15%.                            C. 10%.                           D. 3%.

Câu 6: Xét chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng: Cỏ → sâu → nhái → rắn → Diều hâu. Giả sử trong môi trường có chất độc DDT ở nồng độ thấp. Phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Có 5 loài thuộc sinh vật tiêu thụ.

   B. Tổng sinh khối của sâu, nhái, rắn, diều hâu luôn lớn hơn tổng sinh khối của cỏ.

   C. Diều hâu sẽ bị nhiễm độ DDT với nồng độ cao nhất.

   D. Nếu loài sâu bị giảm số lượng thì loài rắn sẽ tăng số lượng.

Câu 7: Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

(2) Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường.

(3) Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

  (4) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

   A. 4.                                 B. 3.                                  C. 3.                                 D. 1.

Câu 8: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBbDD là

   A. 4.                                 B. 2.                                  C. 6.                                 D. 8.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của quần thể giao phối?

   A. Độ đa dạng về loài.   B. Tỉ lệ giới tính.          C. Mật độ cá thể.           D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

Câu 10: Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: \(\frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}} \times \frac{{AB}}{{ab}}{\rm{Dd}}\) thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình trội ít nhất về 1 tính trạng chiếm 96%. Phát biểu nào sau đây là không đúng với kết quả ở F1?

   A. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

   B. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.

   C. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.

   D. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.

Câu 11: Quan sát số lượng cây ở trong một quần thể thực vật, người ta đếm được 1000cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

   A. Mật độ cá thể.                                                     B. Tỉ lệ đực/cái.

   C. Sự phân bố cá thể.                                              D. Thành phần nhóm tuổi.

Câu 12: Sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh trên độc lập với sự di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.

Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II trong gia đình sinh người con có nhóm máu O và không bị bệnh trên là

   A. \(\frac{1}{{24}}\) .                              B. \(\frac{1}{{36}}\) .                              C. \(\frac{1}{{48}}\) .                              D. \(\frac{1}{{64}}\) .

Câu 13: Một loài động vật, biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaBbDdEe × AabbDdee, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) F1 có 36 loại kiểu gen.

(2) Ở F1, loại cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.

(3) Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 1/8.

(4) Ở F1, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 3/8.

   A. 1.                                 B. 2.                                  C. 3.                                 D. 4.

Câu 14: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,4. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử Aa trong quần thể là

   A. 0,1.                              B. 0,2.                              C. 0,05.                            D. 0,4.

Câu 15: Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?

   A. XM XM  x  XM Y.      B. Xm Xm  x  XMY.        C. XM Xm  x  Xm Y.       D. XM XM  x  XMY.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái?

   A. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật.

   B. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước có thể bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

   C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích là một loài sinh vật trong hệ sinh thái.

   D. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

Câu 17: Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là:

   A. Rắn.                          B. Châu chấu.                C. Nhái.                          D. Lúa.

Câu 18: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?

   A. AA × aa.                     B. AA × Aa.                    C. aa × aa.                       D. Aa × Aa.

Câu 19: Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

   A. không có loài nào được lợi.                               B. ít nhất có một loài bị hại.

   C. ít nhất có một loài được lợi.                              D. tất cả các loài đều bị hại.

Câu 20: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

   A. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.

   B. Prôtêin của các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.

   C. ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.

   D. Tất cả các cơ thể sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 21: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?

   A. Chọn lọc tự nhiên.                                             B. Giao phối không ngẫu nhiên.

   C. Di – nhập gen.                                                   D. Đột biến.

Câu 22: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở

   A. động vật.                    B. thực vật.                      C. nấm.                            D. vi khuẩn.

Câu 23: Khẳng định nào dưới đây không đúng?

   A. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.

   B. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.

   C. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường.

   D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn.

Câu 24: Một loài thực vật có 7 nhóm gen liên kết. Theo lý thuyết, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài có số nhiễm sắc thể là

   A. 14.                               B. 28.                               C. 7.                                 D. 21.

Câu 25: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về 2 cặp gen trong 3 cặp gen đang xét?

   A. aaBbDd.                    B. aaBbdd.                    C. AABBDD.                  D. AABbDd.

Câu 26: Phân tử nào sau đây tham gia cấu tạo nên ribôxôm?

   A. mARN.                        B. tARN.                          C. ADN.                          D. rARN.

Câu 27: Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm

   A. các nhân tố sinh thái vô sinh.

   B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.

   C. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

   D. quần thể sinh vật và sinh cảnh.

Câu 28: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm

   A. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn.          B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.

   C. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn.         D. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn.

Câu 29: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

   A. Lúa → Sâu ăn lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu.

   B. Lúa → Ếch → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Diều hâu.

   C. Lúa → Sâu ăn lúa → Rắn hổ mang → Ếch → Diều hâu.

   D. Lúa → Sâu ăn lúa → Ếch → Diều hâu → Rắn hổ mang.

Câu 30: Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh trong quần xã sinh vật?

   A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.                          B. Trùng roi và mối.

   C. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.                       D. Chim sáo và trâu rừng.

Đáp án Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020

1

D

2

A

3

B

4

D

5

A

6

C

7

A

8

A

9

A

10

C

11

A

12

B

13

C

14

C

15

C

16

D

17

A

18

D

19

C

20

D

21

B

22

B

23

D

24

A

25

B

26

D

27

C

28

A

29

A

30

C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 của Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Lạc 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON