YOMEDIA

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Địa lí

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Địa lí. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ

 

NỘI DUNG ÔN TẬP

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

  • Nước VN nằm ở: rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNÁ.
  • Hệ toạ độ địa lý:
    • Cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang:        23023’ VB
    • Cực Nam: xóm Rạch Tàu, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.         8034’VB
    • Cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.  109024’KĐ
    • Cực Tây:  xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé,Tỉnh Điện Biên     102009’KĐ
  • Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với Trung Hoa  với 1400 km, tiếp giáp với Lào 2100 km  và đường biên giới Campuchia là 1100 km .
  • Đường bờ biển dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài 3260 km. Có 28 tỉnh giáp biển
  • Phần biển có diện tích rộng trên 1 triệu km2.
    • Vùng nội thuỷ: là vùng biển giới hạn bởi bờ biển và đường cơ sở
    • Vùng lãnh hải: là vùng biển tính từ đường cơ sở rộng về phía biển tới 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
    • Vùng tiếp giáp lãnh hải là phần biển rộng 12 hải lý, tính từ ranh giới lãnh hải. Trong vùng này, nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…
    • Vùng đặc quyền kinh tế là phần biển tính từ đường cơ sở rộng tới 200 hải lý. Trong vùng nầy, cho phép nước ngoài đặt đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải, hàng không.
    • Vùng thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và phần đất dưới đáy biển thuộc lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa.
    • Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên phần đất liền, phần lãnh hải và không gian của các đảo và quần đảo.
    • Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới BBC nên có nền nhiệt cao.
    • Nước ta nằm ở trung tâm ĐNÁ, có gió mùa nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.           
    • Nước ta nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều luồng sinh vật nên  tài nguyên sinh vật của nước ta đa dạng
    • Nước ta lại nằm ở vùng liền kề với vành đai khoáng sản Thái Bình Dương nên giàu tài nguyên khoáng sản.
    • Vị trí và hình thể đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng.
    • Nước ta lại nằm ở ngã tư của đường hàng không, hàng hải quốc tế nên nước ta rất thuận lợi trong mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển.
    • Kể tên các tỉnh, cửa khẩu giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia (Atlat 4,5, 25)
    • Kể tên các quốc gia tiếp giáp với Biển Đông VN. (Atlat 4,5)
    • Kể tên các tỉnh (TP) giáp biển. (Atlat 4,5)

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

  • Chủ yếu là đồi núi thấp (85% DT dưới 1000 mét)
  • Vận động Tân kiến tạo làm cho địa hình nước ta trẻ lại và có tính phân bậc
  • Địa hình nước ta nghiêng từ tây bắc xuống đông nam.
  • Hướng tây bắc- đông nam: Hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã.
  • Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.           
  • Biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới gió mùa là xâm thực mạnh mẽ ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng và quá trình caxtơ diễn ra mạnh mẽ.
  • Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Hướng chính của khu vực đồi núi Đông Bắc là hướng vòng cung.
  • Vùng núi Tây Bắc là vùng cao nhất nước ta.
  • Hướng chính của khu vực đồi núi Tây Bắc là hướng tây bắc- đông nam.
  • Vùng núi Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc-đông nam. Các dãy núi cao ở hai đầu, thấp ở giữa. Các dãy núi ăn ngang ra biển là Hoành Sơn, Bạch Mã.
  • Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên.
  • Các cao nguyên badan bằng phẳng, tầng bậc, phân bố ở phía tây.
  • Bán bình nguyên hoặc đồi trung du là bộ phận chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta.
  • Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
  • Đồi trung du thể hiện rõ nhất ở rìa phía bắc, phía tây ĐBSH, rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
  • Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực.
  • Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ
  • Đặc trưng của đồng bằng sông Hồng là bị chia cắt thành nhiều ô.
  • Đất trong đê gồm các khu ruộng cao bạc màu và vùng ô trũng.
  • Đất ngoài đê được phù sa bồi đắp thường xuyên.
  • Đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long là thấp và bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; mùa khô xâm nhập mặn.
  • Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long gồm: phù sa ngọt chiếm 30% diện tích, đất phèn chiếm hơn 40% diện tích (nhiều nhất), đất mặn chiếm gần 20% diện tích.
  • Dải đồng bằng duyên hải miền Trung hẹp ngang, bị chia cắt vỡ vụn bởi núi ăn ngang ra biển, phần lớn do biển  bồi tụ nên đất xấu.
  • Nhiều đồng bằng ở duyên hải miền Trung có sự phân chia làm 3 dải: đồng bằng- vùng thấp trũng- cồn cát, đầm phá ven biển.
  • Thế mạnh của miền núi: Rừng và đất trồng, khoáng sản, thủy năng và du lịch

Khai thác Atlat:

  • Các cánh cung Đông Bắc: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm tại Tam Đảo.
  • Các cao nguyên đá vôi ở Tây Bắc: Tà Phình, Sin Chải, Sơn la, Mộc Châu
  • Giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình là dãy Hoành Sơn (đèo Ngang)
  • Giữa Thừa Thiên-Huế và Quảng Bình Đà Nẵng  là dãy Bạch Mã (đèo Hải Vân)
  • Khối núi Nam Trung Bộ lấn sát biển nên giao thông Bắc- Nam phải qua đèo Cả.
     

THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

  • Tính nhiệt đới gió mùa của biển Đông thể hiện ở nhiệt độ, độ mặn và hải lưu.
  • Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương.
  • Biển Đông góp phần làm cho khí hậu nước ta điều hòa.
  • Hệ sinh thái ven biển tiêu biểu ở nước ta là hệ sinh thái rừng ngập mặn.
  • Cửu Long là bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta.
  • Sa Huỳnh, Cà Ná là hai địa phương nổi tiếng nghề làm muối ở nước ta.
  • Sinh vật biển Đông đa dạng và có năng suất sinh học cao.
  • Sạt lở bờ biển đang diễn ra mạnh mẽ ở bờ biển Trung Bộ.
  • Hiện tượng cát bay, cát chảy, lấn chiếm đồng bằng, làng mạc thường xảy ra ở ven biển miền Trung.
  • Biểu hiện đặc điểm gió mùa của biển Đông là có các dòng hải lưu theo mùa.
  • Các vịnh biển sau đây thuộc tỉnh (TP)

Vịnh biển

Tỉnh (TP)

Hạ Long

Quảng Ninh

Đà Nẵng

Đà Nẵng

Xuân Đài

Phú Yên

Vân Phong

Khánh Hòa

Cam Ranh

Khánh Hòa

 

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

  • Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có khí hậu nhiệt đới.
  • Nền nhiệt nước ta trung bình lớn hơn 200C.
  • Lượng mưa ở nước ta trung bình từ 1500 đến 2000mm
  • Gió mùa mùa Đông:  Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, xuất phát từ cao áp Xibia, thổi về nước ta theo hướng đông bắc, nửa đầu mùa lạnh khô, nửa sau mùa đông thì lạnh ẩm có mưa phùn. Khu vực từ 160VB trở ra chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, ít mưa.
  • Vào mùa Đông, từ Đà Nẵng trở vào có gió thổi theo hướng đông bắc. Đây chính là Tín phong Bắc bán cầu.
  • Gió mùa mùa Hạ: Từ tháng V đến tháng X. Đầu mùa xuất phát từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương, thổi về nước ta theo hướng tây nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, fơn khô nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc. Giữa và cuối mùa, xuất phát từ cao áp cận chí tuyến Nam Bán Cầu, thổi về nước ta theo hướng tây nam và đông  nam, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả nước.
  • Thực chất gió Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta là gió Tây Nam bị hạ áp Bắc Bộ hút vào.
  • Gió mùa làm cho miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Miền Nam có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Nhận xét bảng số liệu SGK:

  • Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao và tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • Mùa đông, phía Bắc có nền nhiệt thấp, do ảnh hưởng trực tiếp gió mùa Đông Bắc.
  • Mùa hạ, nền nhiệt cao đều trên cả nước.
  • Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
  • Lượng mưa ở nước ta lớn hơn 1500mm/năm.
  • Cân bằng ẩm luôn luôn dương.
  • Độ ẩm tương đối lớn hơn 80% vì nước ta giáp với biển Đông.
  • Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km.
  • Sông ngòi nước ta nhiều nước (839 tỉ m3/năm)
  • Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn.
  • Dòng chảy heo mùa
  • Đất feralit chủ yếu ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit.
  • Đất feralit là loại đất chua, có màu đỏ vàng.
  • Đất feralit chua vì bị rửa trôi các bazơ dễ tan;
  • Đất feralit có màu vàng đỏ vì Fe và Al
  • Hệ sinh thái rừng nguyên sinh của nước ta là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • Thành phần loài chiếm ưu thế trong gới sinh vật nước ta là các loài nhiệt đới.
  • Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
  • Nền nhiệt, ẩm cao tạo điều kiện cho nước ta phát triển nông nghiệp lúa nước, tăng vụ.
  • Sự phân hóa khí hậu tạo điều kiện cho nước ta đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
  • Nền nhiệt, ẩm cao là cơ sở để phát sinh dịch, bệnh.
  • Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

Atlat trang 9:

  • Miền Bắc có biên độ nhiệt cao, mưa mùa hạ
  • Nam Bộ, Tây Nguyên nền nhiệt cao, mưa mùa hạ
  • Duyên hải miền Trung mưa vào mùa thu đông
  • Trung Bộ, Tây Bắc chịu ảnh hưởng  gió Fơn sâu sắc vào đầu mùa hè
  •  Bão tác động từ tháng 6 đến tháng 12, chậm dần từ Bắc vào Nam
  • Tháng 7,8,9 là thời gian bão có tần suất dày, tác động đến Trung Bộ.

Atlat trang 10: đọc 2 biểu đồ:

  • Sông Mê Kông có lưu lượng lớn, thay đổi theo mùa, vì lưu vực lớn
  • Sông Đà Rằng lưu lượng kém quanh năm vì nhận nước ở khu vực ít mưa
  • Sông Hồng lưu lượng mùa đông kém vì ít mưa.
  • Sông Hồng có tỷ lệ diện tích lưu vực lớn nhất nước ta.

Atlat trang 11: (Đất)

  • Nước ta có 3 nhóm đất chính: Feralit, phù sa và đất đá và núi đá
  • Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở miền đồi núi
  • Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở Tây Bắc
  • Đất feralit trên đá badan  tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.
  • Đất mặn phân bố ven biển, tập trung ở Nam Bộ.
  • Đất xám trên nền phù sa cổ tập trung ở Đông Nam Bộ.
     

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

  • Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa Bắc-Nam: ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc và sự thay đổi góc nhập xạ.
  • Bạch Mã là ranh giới của 2 miền khí hậu.
  • Phần lãnh thổ phía Bắc:
    • Thiên nhiên: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh
    • Biên độ nhiệt lớn
    • Có mùa đông lạnh
    • Cảnh quan tiêu biểu: rừng nhiệt đới gió mùa
    • Cảnh sắc thiên nhiên: mùa đông nhiều mây, lạnh, ít mưa, cây rụng lá; mùa hạ nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt.
    • Thực vật: nhiệt đới và á nhiệt đới; động vật: thú lông dày
  • Phần lãnh thổ phía Nam:
  • Thiên nhiên: Cận xích đạo gió mùa
  • Nhiệt độ > 250C, không có tháng nào < 200C
  • Biên độ nhiệt nhỏ
  • Khu vực từ 140VB trở vào và Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
  • Cảnh quan: rừng cận xích đạo gió mùa
  • Thực, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.
  • Rừng thưa nhiệt đới khô nhiều nhất ở Tây Nguyên
  • Vùng đồng bằng ven biển ở Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với những bãi triều, thấp và phẳng, thềm lục địa rộng và nông.
  • Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp.
  • Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại là nhiệt đới ẩm gió mùa; vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan ôn đới.
  • Khi Trường Sơn Đông mưa vào thu đông thì Tây Nguyên là mùa khô; khi Tây Nguyên mùa mưa thì Trường Sơn Đông nhiều nơi bị fơn khô nóng..
  •  Tây Bắc là vùng duy nhất có đủ 3 đai cao.
  • 3 đai cao đó là: Nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
  • Giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa của các địa phương phía Bắc là 600 hoặc 700 mét. Giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa của các địa phương phía Nam là 900 hoặc 1000 mét. Nguyên nhân của sự khác nhau nầy là do ở phía Nam có nền nhiệt cao hơn các địa phương phía Bắc.
  • Biểu hiện của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là: rừng có nhiều tầng, chủ yếu là cây nhiệt đới xanh quanh năm, giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
  • Biểu hiện của hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô.
  • Giới hạn trên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là 2600 mét.
  • Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: nhiệt độ < 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng.
  • Á đai đến 1600 (1700 mét) với hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, đất feralit có mùn, thú có lông dày, xuất hiện chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
  • Á đai đến 1600 - 2600 mét: đất mùn, rừng phát triển kém, xuất hiện cây ôn đới, rêu và địa y, chim di cư.
  • Chỉ có ở Hoàng Liên Sơn mới có đai ôn đới gió mùa trên núi.
  • Đai ôn đới gió mùa trên núi: nhiệt độ < 150C. Thực vật: Đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất mùn thô.
  • Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
    • Địa hình: Đồi núi thấp, hướng vòng cung, đồng bằng mở rộng, bờ biển đa dạng, đáy biển nông.
    • Khí hậu: gió mùa Đông Bắc tác động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh
    • Tài nguyên: Than, đá vôi, thiếc, chì , kẽm, dầu khí
    • Hạn chế: sự thất thường của khí hậu, bất ổn định của thời tiết.
  • Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
    • Địa hình: Cao, chia cắt mạnh, hướng tây bắc – đông nam, đồng bằng hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá
    • Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy giảm
    • Tài nguyên: Rừng, khoáng sản: sắt, crôm, thiếc, thủy năng
    • Hạn chế: Bão, lũ quét, hạn hán              

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

  • Địa hình: gồm các cao nguyên badan, khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và đồng bằng châu thổ, bờ biển khúc khuỷu.
  • Khí hậu cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt.
  • Tài nguyên: Bôxit, dầu khí
  • Hạn chế  xói mòn, rửa trôi đất, ngập lụt, thiếu nước vào mùa khô

Phân tích biểu đồ nhiệt, mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

  • Hà Nội: Mùa đông nhiệt độ thấp, mùa hạ nhiệt độ cao nên biên độ nhiệt lớn (12,50C). Mưa nhiều, mưa mùa hạ.
  • TPHCM: Nhiệt độ quanh năm đều cao, nên biên độ nhiệt nhỏ (3,10C). Mưa nhiều, mưa mùa hạ.

Thực hành xác định các con sông, dãy núi, đỉnh núi, cao nguyên thuộc các khu vực địa hình.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Địa lí, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON