YOMEDIA

Đề cương ôn tập về kim loại năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THCS&THPT Đường Hoa Cương

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Đề cương ôn tập về kim loại năm 2020 môn Hóa học 12 được biên soạn và tổng hợp từ Trường THCS&THPT Đường Hoa Cương. Tài liệu gồm có các câu trắc nghiệm sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS&THPT ĐƯỜNG HOA CƯƠNG

 

ÔN TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

PHẦN 1: HỆ THỐNG LÝ THUYẾT.

I. Cấu tạo kim loại.

- Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử của hầu hết kim loại có số electron ngoài cùng ít (1, 2, 3 e).

- Cấu tạo tinh thể: Kim loại có cấu tạo mạng tinh thể; trong mạng tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở các nút mạng, các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

- Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các e tự do.

II. Tính chất của kim loại.

a) Tính chất vật lý chung: Các kim loại đều có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có màu sắc. Nguyên nhân là do các e tự do trong kim loại gây sra.

b) Tính chất hóa học chung.

Tất cả các kim loại đều có tính khử: \(M \to {M^{n + }} + n\bar e\)

Nguyên nhân: Các se hóa trị của nguyên tử kim loại liên kết yếu với hạt nhân nguyên tử, do đó các kim loại có khả năng nhường e hóa trị để tạo thành ion dương.

c) Dãy điện hóa kim loại.

-  Đó là dãy các cặp oxi hóa – khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử của kim loại yếu dần và tính oxi hóa của ion kim loại mạnh dần.

\(\begin{array}{l}
{K^ + }C{a^{2 + }}N{a^ + }M{g^{2 + }}A{l^{3 + }}Z{n^{2 + }}C{r^{3 + }}F{e^{2 + }}N{i^{2 + }}P{b^{2 + }}2{H^ + }C{u^{2 + }}F{e^{3 + }}A{g^ + }\\
K{\rm{ Ca   Na  Mg  Al    Zn   Cr   Fe   Ni   Pb   }}{{\rm{H}}_2}{\rm{ Cu  F}}{{\rm{e}}^{2 + }}{\rm{ Ag}}
\end{array}\)

- Giữa hai cặp oxi hóa – khử cho trước thì phản ứng xảy ra theo quy tắc α.

III. Điều chế kim loại.

- Nguyên tắc: Khử ion kim loại trong hợp chất thành kim loại tự do.

- Có 3 phương pháp điều chế kim loại đó là: Thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân.

IV. Ăn mòn kim loại.

- Khái niệm: Là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất có trong môi trường xung quanh.

- Phân loại: có 2 kiểu ăn mòn đó là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

+ Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các e của kim loại chuyển trực tiếp cho môi trường tác dụng.

+ Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử trong đó kim loại bị ăn mòn do tiếp xúc với dung dịch chất điện ly và phát sinh ra dòng điện.

+ Hầu hết các kim loại bị ăn mòn diễn ra trong tự nhiên là ăn mòn điện hóa.

PHẦN 2: BÀI TẬP HÓA HỌC

A. CÂU HỎI GIÁO KHOA.

1. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT.

Câu 1: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.                            B. Bạc.                                   C. Đồng.                       D. Nhôm.

Câu 2: Kim loại nào sau đây mềm nhất?

A. Na.                                B. Cr.                                      C. Cs.                            D. Al.

Câu 3: Kim loại có độ cứng lớn nhất là

A. vàng.                             B. crom.                                  C. đồng.                        D. nhôm.

Câu 4: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là

A. Hg.                                B. Cs.                                     C. Al.                            D. Li.

Câu 5: Kim loại dẫn điện tốt nhất là         

A. Au.                                B. Ag.                                     C. Al.                            D. Cu.

Câu 6: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A. Zn.                                B. Hg.                                     C. Ag.                           D. Cu.

Câu 7: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?

A. Ca.                                B. Cu.                                     C. K.                             D. Ba.

Câu 8: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

A. Mg.                               B. Ca.                                     C. Cu.                           D. Na.

Câu 9: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?

A. K.                                  B. Na.                                     C. Fe.                            D. Ca.

Câu 10: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Fe.                                 B. Na.                                     C. Cu.                           D. Ag.

Câu 11: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Ag.                                B. Na.                                     C. Al.                            D. Fe.

Câu 12: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Cu.                                B. Fe.                                      C. Al.                            D. Ag.

Câu 13: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?

A. Na.                                B. Cu.                                     C. Al.                            D. Fe.

Câu 14: Kim loại sắt bị thu động bởi dung dịch

A. H2SO4 loãng.                B. HCl đặc, nguội.                 C. HNO3 đặc, nguội.    D. HCl loãng.

Câu 15: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

A. HCl.                              B. HNO3 loãng.                      C. H2SO4 loãng.           D. KOH.

Câu 16: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là           

A. Al.                                 B. Mg.                                    C. Ca.                           D. Na.       

Câu 17: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Fe.                                 B. K.                                       C. Mg.                          D. Al.

Câu 18: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. H2S.                              B. AgNO3.                             C. NaOH.                     D. NaCl.

Câu 19: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Fe.                                 B. K.                                       C. Al.                            D. Mg.

Câu 20: Kim loại Cu không phản ứng được với dung dịch chứa chất nào sau đây?

A. MgCl2.                          B. AgNO3.                             C. FeCl3.                       D. HNO3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU.

Câu 1: Cho phương trình hóa học của phản ứng: \(2Cr + 3S{n^{2 + }} \to 2C{r^{3 + }} + 3Sn\). Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?

A. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa                         B. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa

C. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử                           D. Cr là chất khử,  Sn2+ là chất oxi hóa

Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với Fe(NO3)2

A. AgNO3, NaOH, Cu, FeCl3.                                         B. AgNO3, Br2, NH3, HCl.

C. KI, Br2, NH3, Zn.                                                        D. NaOH, Mg, KCl, H2SO4.

Câu 3: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:         

A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.                                       B. Fe(NO3)2, AgNO3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3.                                                      D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 4: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất tan có trong dung dịch thu được gồm

A. AgNO3 và Fe(NO3)3.                                                   B. AgNO3 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.                                  D. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

Câu 5: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

A. Al, Cu, Ag.                   B. Al, Fe, Cu.                         C. Fe, Cu, Ag.              D. Al, Fe, Ag.

Câu 6: Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp gồm 3 kim loại. Ba kim loại đó là

A. Mg, Cu và Ag.              B. Zn, Mg và Ag.                   C. Zn, Mg và Cu.         D. Zn, Ag và Cu.

Câu 7: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là

A. ở catot xảy ra sự oxi hóa: 2H2O +2e → 2OH- + H2    

B. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e

C. ở anot xảy ra sự oxi hóa: Cu → Cu2+ + 2e                            

D. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu

Câu 8: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì:

A. ở cực dương xảy ra quá trinh oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.

B. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-.

C. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xả ra quá trình khử ion Cl-.

D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.

Câu 9: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

A. Mg, Fe, Cu.                                                                  B. MgO, Fe, Cu.          

C. Mg, Al, Fe, Cu.                                                           D. MgO, Fe3O4, Cu.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:

A. Al2O3 và Fe.                                                                 B. Al, Fe và Al2O3.            

C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3.                                               D. Al2O3, Fe và Fe3O4.

Câu 11: Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3

A. 3.                                   B. 5.                                        C. 6.                                     D. 4.               

Câu 12: Cho lá Fe lần lượt vào các dung dịch: AlCl3, FeCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc, nóng dư. Số trường hợp phản ứng sinh ra muối Fe(II) là

A. 5.                                   B. 4.                                        C. 6.                                     D. 3.

Câu 13: Trường hợp không xảy ra phản ứng là

A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.                     

B. Ngâm lá Cu trong dung dịch HCl.         

C. Cho lá Cu vào dung dịch HNO3 loãng.                                     

D. Ngâm lá Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3.

Câu 14: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2.

B. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2.

C. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2.

D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.

Câu 15: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại?

A. Cu2+, Mg2+, Pb2+.          B. Cu2+, Ag+, Na+.                  C. Sn2+, Pb2+, Cu2+.      D. Pb2+, Ag+, Al3+.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG.

Câu 1: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là

A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.                                  B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.

C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag.                                  D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.

Câu 2: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.                                               B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

C. Fe(NO3)2 và AgNO3.                                                  D. AgNO3 và Zn(NO3)2.

Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.                                              B. Fe(NO3)2 và AgNO3.

C. Fe(NO)3 và Mg(NO3)2.                                              D. AgNO3 và Mg(NO­3)2.

Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư)  thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa

A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.                                                  B. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.

C. Fe(OH)3.                                                                      D. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4.                                                                        B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.

C. MgSO4 và FeSO4.                                                       D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.

Câu 6: Để loại bỏ Al, Fe, CuO ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe và CuO, có thể dùng lượng dư dung dịch nào chứa chất tan nào sau đây?

A. Fe(NO3)3.                     B. NaOH.                               C. HNO3.                     D. HCl.

Câu 7: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. Fe, Cu.                          B. Cu, Fe.                               C. Ag, Mg.                    D. Mg, Ag.

Câu 8: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan trong X là

A. Cu(NO3)2.                     B. Fe(NO3)3.                          C. HNO3.                     D. Fe(NO3)2.

Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Chất tan có trong Y gồm

A. ZnSO4 và Fe2(SO4)3.                                                   B. ZnSO4, FeSO4 và H2SO4.

C. ZnSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.                                       D. ZnSO4 và FeSO4.

Câu 10: Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng kim loại không tan. Muối trong dung dịch X là

A. Fe2(SO4)3.                   

B. FeSO4.                              

C. FeSO4, Fe2(SO4)3.  

D. CuSO4, FeSO4

Câu 11: Cho các cặp oxi hóa–khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe, Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat ;               

(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat;

(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat;

(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat;

Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. (b) và (c).                B. (a) và (c).                            C. (a) và (b).                D. (b) và (d).  

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập về kim loại năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THCS&THPT Đường Hoa Cương, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)

200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON