YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Tin học 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Tin học 12, bộ tài liệu được tổng hợp từ Trường THPT Trần Hưng Đạo sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ATNETWORK
YOMEDIA
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII
MÔN: TIN HỌC- KHỐI 12
(Năm học 2019-2020)

 

A. LÝ THUYẾT

§ 8 TRUY VẤN DỮ LIỆU

1. Các khái niệm:

a. Mẫu hỏi :

Mẫu hỏi có thể sử dụng để :

- Sắp xếp các bản ghi

- Chọn các bản ghi thoả mãn các điều kiện cho trước

- Chọn các trường để hiển thị

- Tính toán các giá trị

Tổng hợp và hiển thị thông tin từ nhiều bảng hay từ tập hợp các bảng và các mẫu hỏi khác.

b. Biểu thức :

- Ký hiệu các phép toán thường dùng :

- Phép toán số học : +  , - , * , .

- Phép toán so sánh: < , <= , > , >= ,=, <>  

- Phép toán Logic : AND , OR, NOT

- Các toán hạng trong các biểu thức :

- Tên trường đóng vai trò là các biến được ghi trong các ngoặc vuông , VD : [Trung_binh], [luong] …

- Các hằng số : 0.1 , 1000 . . .

- Các hằng văn bản được viết trong các ngoặc kép, VD : “An Giang”, ”Ha Noi”

- Hàm (Sum, avg, max, min, count,…)

2. Tạo mẫu hỏi :

Các bước chính để tạo mẫu hỏi :

- Chọn nguồn DL cho mẫu hỏi

- Chọn các trường từ nguồn để đưa vào mẫu hỏi

- Đưa ra các điều kiện lọc các bản ghi để đưa vào mẫu hỏi

- Chọn các trường dùng để sắp xếp

- Xây dựng các trường tính toán từ các trường đã có

- Đặt điều kiện gộp nhóm

Có 2 chế độ:

+ Chế độ thiết kế

+ Chế độ trang dữ liệu

Chú ý: Cửa sổ thiết kế  của mẫu hỏi gồm 2 phần: Phần trên là phần dữ liệu nguồn hiển thị cấu trúc bảng, phần dưới là lưới mẫu hỏi là nơi mô tả điều kiện mẫu hỏi.

• Field : Khai báo tên trường được chọn dùng để lọc, sắp xếp, thực hiện các phép toán . . .

• Table :  Tên các bảng hoặc mẫu hỏi chứa trường tương ứng.

• Sort : Xác định trường cần sắp xếp.

• Show : Cho biết các trường có xuất hiện trong mẫu hỏi không.

• Criteria : Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi.Các điều kiện viết dưới dạng biểu thức lôgic

Total : mô tả điều kiện gộp nhóm và tính tổng, bằng cách nháy vào nút (  )

3. ví dụ áp dụng

Yêu cầu: Sử dụng CSDL QLHS. Liệt kê những học sinh có điểm môn Tin >7.0

Câu 1:  cách tạo mẫu hỏi (và trong đoạn video đã chọn cách nào)

Câu 2: Bảng nào tham gia vào mẫu hỏi? (Dữ liệu nguồn)

Câu 3 Những trường nào tham gia vào mẫu hỏi? Đưa các trường vào lưới mẫu hỏi bằng cách nào?

Câu 4: Điều kiện lọc là gì? Đặt điều kiện tại dòng nào trong lưới mẫu hỏi?

Câu 5: Thực hiện mẫu hỏi để xem kết quả bằng cách nào?

Hướng dẫn trả lời

Câu 1: Chọn Create -> Query design 

Câu 2: Chọn  Bảng Hoc Sinh tham gia vào mẫu hỏi

Câu 3: Trường: SBD, HODEM, TEN, TIN, đưa trường vào lưới mẫu hỏi bằng cách click đôi vào trường tương ứng

Câu 4: TIN>7.0, điều kiện đặt tại dòng Criteria

Câu 5: Chọn vào biểu tượng trên thanh công cụ

§ 9 BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO

1. Khái niệm báo cáo:

Báo cáo là hình thức thích hợp nhất khi cần tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuôn dạng.

*Các thành phần của báo cáo

- Report Header: Xuất hiện trang đầu báo cáo

- Group Header: Xuất hiện đầu mỗi nhóm

- Detail: Xuất hiện chi tiết thể hiện dữ liệu

- Group Footer: Xuất hiện cuối báo cáo

- Report Header: Xuất hiện cuối trang báo cáo

2. Dùng thuật sĩ để tạo báo cáo

Để làm việc với báo báo, chọn đối tượng Create

- B1: Chọn report wizard

- B2: Trong hộp thoại Report wizard:

+ Table.Queries: Chọn bảng hoặc mẫu hỏi

+ Available Fields: Chọn các trường sang ô Selected Fields -> chọn Next

- B3: Chọn trường để gộp nhóm ->Next

- B4: Chỉ ra các trường để sắp xếp bản ghi và yêu cầu thống kê theo nhóm

+ Sắp xếp trường

+ Chọn Summary Option… (Sum, Avg, Min, Max) ->Next

- B5: Chọn cách thể hiện của các trường trong báo cáo, hướng giấy (đứng, ngang) ->Next

- B6: Chọn tiêu đề báo cáo -> Next

+ Đặt tên tiêu đề báo cáo

+ Preview the report: Xem báo cáo

+ Modify the report`s design: sửa đổi thiết kế

§ 12 CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Các hệ CSDL tập trung

b. Hệ cơ sở dữ liệu trung tâm

- Dữ liệu được lưu trữ trên máy tính trung tâm.

- Nhiều người dùng từ xa có thể truy cập CSDL

Tùy vào qui mô của tổ chức, máy tính trung tâm này thường là 1 máy vi tính hay 1 dàn máy.

c. Hệ cơ sở dữ liệu khách –chủ

- Các thành phần của hệ QTCSDL

+ Bộ phận cung cấp tài nguyên được cài đặt ở máy chủ

+ Bộ phận yêu cầu cấp phát tài nguyên được cài ở máy khách.

-CSDL cài đặt ở máy chủ

* Phần mềm cài đặt trên máy khách có nhiệm vụ

+ Tổ chức giao diện, tiếp nhận yêu cầu truy cập thông tin.

+ Chuyển yêu cầu tới máy chủ và chờ đợi trả lời.

+ Tiếp nhận kết quả và tổ chức đưa ra ở khuôn dạng phù hợp.

* Phần mềm cài đặt trên máy chủ có nhiệm vụ

+ Tiếp nhận yêu cầu truy vấn thông tin

+ Xử lí

+ Gửi trả kết quả tới máy khách

* Ưu điểm:

- Khả năng truy cập rộng rãi đến các CSDL.

- Nâng cao khả năng thực hiện: Các CPU ở máy chủ và máy khách khác nhau có thể cùng chạy song song, mỗi CPU thực hiện nhiệm vụ của riêng nó.

- Chi phí cho phần cứng có thể được giảm.

- Chi phí truyền thông được giảm.

- Bổ sung thêm máy khách dễ dàng.

2. Các hệ cơ sở dữ liệu phân tán

a. Khái niệm CSDL phân tán

b. Một số ưu điểm và hạn chế của các hệ CSDL phân tán

*Ưu điểm

- Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp cho bản chất phân tán của nhiều người dùng.

- Dữ liệu được chia sẽ trên mạng nhưng vẫn cho phép quản trị dữ liệu địa phương (dữ liệu đặt tại mỗi trạm)

- Dữ liệu có tính tin cậy cao 

- Cho phép mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt.

* Hạn chế:

- Hệ thống phức tạp hơn vì phải làm ẩn đi sự phân tán dữ liệu đối với người dùng.

- Việc thiết kế CSDL phân tán phức tạp hơn, chi phí cao hơn.

- Đảm bảo an ninh khó khăn hơn.

§ 13 BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

1.Chính sách và ý thức

2.Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng

a.Phân quyền truy cập

- Là dữ liệu của CSDL

- Được tổ chức và xây dựng như những dữ liệu khác

- Được quản lí chặt chẽ, không công khai

- Người quản trị hệ thống mới có quyền truy cập, bổ sung, sửa đổi 

b. Nhận dạng người dùng

* Hệ QTCSDL có những chức bảo mật thông tin khi phân quyền

- Nhận dạng được người dùng

- Xác minh được người truy cập thực sự đúng là người đã được phân quyền.

*Biện pháp nhận dạng người truy cập hệ thống

- Mật khẩu

- Chữ kí điện tử

- Nhận dạng dấu vân tay, giọng nói

* Người quản trị cần cung cấp

3.Mã hóa thông tin và nén dữ liệu

* Mã hóa thông tin

- Mã hóa theo vòng tròn, thay mỗi kí tự bằng 1 kí tự khác, cách kí tự đó 1 số xác định trong bảng chữ cái.

- Nén dữ liệu để giảm dung lượng bộ nhó lưu trữ dữ liệu đó.

- Mã hóa độ dài là 1 cách giải nén dữ liệu trong tệp dữ liệu có các kí tự được lặp lại liên tiếp.

VD: BBBBBBBBAAAAAAAAAAACCCCCC

→ 8B11A6C

- Bảng phân quyền truy cập cho hệ QTCSDL

- Phương tiện cho người dùng để hệ QTCSDL nhận biết đúng được họ.

* Người dùng muốn truy cập vào hệ thống cần khai báo

- Tên người dùng

- Mật khẩu.

4.Lưu biên bản

*Tổ chức lưu biên bản hệ thống nhằm mục đích

- Số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu..

- Thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng: nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật..

*Biên bản dùng để

- Khôi phục hệ thống khi có sự cố kĩ thuật

- Đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với dữ liệu, đối với truy vấn.

- Để nâng cao hiệu quả bảo mật, các tham số của hệ thống bảo vệ phải thường xuyên được thay đổi.

... 

Trên đây là trích đoạn Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Tin học 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON