YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 12 năm 2021

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu tài liệu sau đây đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về Sinh học 12 đã học qua nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 12 năm 2021. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 12 - HỌC KÌ II

I. Lý thuyết:

CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái:

a. Môi trường:

b. Các nhân tố sinh thái:

c. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái:

Giới hạn sinh thái:

* Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được.

* Khoảng thuận lợi: Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

* Khoảng chống chịu: Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

Ổ sinh thái: là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Còn nơi ở chỉ là nơi cư trú.

* Nêu nguyên nhân và ý nghĩa phân hóa của ổ sinh thái.

2. Quần thể:

a. Khái niệm:

b. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:

a. Quan hệ hỗ trợ.

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ: Thể hiện thông qua hiệu quả nhóm, cụ thể :

* Đối với động vật thể hiện ở lối sống bầy đàn.

* Đối với thực vật thể hiện ở hiện tượng sống thành búi, khóm...

Ý nghĩa

* Đối với thực vật.

Hạn chế sự mất nước, chống lại tác động của gió.

Thông qua hiện tượng liền rễ ở một số loài cây mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn.

* Đối với động vật 

Giúp nhau trong quá trình tìm kiếm thức ăn, cũng như chống lại kẻ thù.

Tăng khả năng sinh sản.

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của loài.

b. Quan hệ cạnh tranh.

* Nguyên nhân.

Do nơi sống chật chội, nhu cầu sống lớn hơn so với nguồn sống trong sinh cảnh.

Con đực tranh giành con cái hoặc ngược lại trong đàn vào mùa sinh sản.

* Biểu hiện

Ở thực vật: thông qua hiện tượng tự tỉa.

Ở động vật thể hiện ở sự cách li cá thể.

* Ý nghĩa

Giảm sự cạnh tranh.

Nhờ cạnh tranh mà số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.

c. Các đặc trưng cơ bản của quần thể:

- Tỉ lệ giới tính:

- Nhóm tuổi: 3 nhóm tuổi chủ yếu

- Sự phân bố cá thể trong quần thể:

- Mật độ cá thể của quần thể:

+ Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

+ Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

- Có thể yêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.

- Kích thước của quần thể

- Phân biệt sự tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không giới hạn và trong môi trường bị giới hạn

Điểm so sánh

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

Tăng trưởng thực tế

Điều kiện môi trường

hoàn toàn thuận lợi)

Không hoàn toàn thuận lợi

Đặc điểm sinh học

tiềm năng sinh học cao

tiềm năng sinh học thấp

Đồ thị sinh trưởng

chữ J.

chữ S

d. Biến động số lượng cá thể của quần thể:

- Khái niệm

- Phân biệt biến động số lượng cá thể theo chu kì và không theo chu kì

- Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.

+ Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng tăng số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng giảm số lượng cá thể của quần thể.

- Trạng thái cân bằng của quần thể: Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằng (trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường).

CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT

{-- Nội dung chương II các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã, trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hoá. Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

II. Bài tập

Câu 1: Phát biểu  nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.

Câu 2. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là

A. bằng chứng giải phẫu so sánh.                   B. bằng chứng phôi sinh học.

C.bằng chứng địa lí sinh học.                         D. bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 3.Theo  Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình

A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.

B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.

C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.

D. phát sinh các biến dị cá thể.

Câu 4: cho các tập hợp các cá thể sau:

1. Cỏ dại trong vườn.                2. Rừng Hồi ở Văn Quan.                   3. Cá trong đập Tam Hoa

4. Đàn chim sẻ trong rừng         5. Đôi chim bồ câu

Tập hợp sinh vật nào là quần thể sinh vật?

A. 1, 2, 3.                                B. 2, 4.            C. 2, 4, 5                                 D. 3, 4, 5.

Câu 5: Tiến hoá lớn là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.                          

B. hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 6: Một số loài thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng:

A.hạn chế sự thoát hơi nước                       B.tăng cường tích lũy chất hữu cơ

C.giảm tiếp xúc với môi trường                 D.tránh sự phá hoại củ sâu bọ.

Câu 7. Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:

A.diễn thế nguyên sinh                                   B.diễn thế thứ sinh 

C.diễn thế phân huỷ                                        D.biến đổi tiếp theo

Câu 8: Có các loại môi trường phổ biến là:

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 9: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:

A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.

C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 10. Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta chia động vật thành những nhóm nào?

A. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày.               

B. Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

C. Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

D. Nhóm động vật ưa hoạt động vào lúc chiều tối.

Câu 11. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cây cỏ ven bờ                                                        B. Đàn cá rô trong ao.   

C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh                     D. Cây trong vườn

Câu 12: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n

A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST.            

B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.

C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.

D. có đặc điểm hình thái, kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n

Câu 13: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:

A. kích thước tối thiểu.           B. kích thước tối đa.      

C. kích thước bất ổn.              D. kích thước phát tán.

Câu 14: Câu nào không đúng trong số các câu sau?

A. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.           

B. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh.

C. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật.

D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định.

Câu 15: Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là:

A. giun sán sống trong cơ thể lợn.                 

B. các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

C. khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh.          

D. thỏ và chó sói sống trong rừng.

Câu 16: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở:

A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.

B. kết quả của quá trình lai xa khác loài.

C. kết quả của tự đa bội  2n thành 4n của loài lúa mì.           

D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần.

Câu 17: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây:

A.hiệu ứng “nhà kính”                                   

B.trồng rừng và bảo vệ môi trường

C.sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải    

D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…

Câu 18: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh? 

A. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.

B. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

D. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều QX có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái.

Câu 19: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là:

A. cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-). 

B. cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-).

C. biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-).          

D. biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-).

Câu 20: Bảo vệ đa dạng sinh học là

A.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài        

B.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài

C.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái

D.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái

{-- Nội dung đề từ câu 21-30 và đáp án phần bài tập các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF