HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Hoàng Văn Thụ. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu bài tập đa dạng, ôn tập lại các kiến thức đã học một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1: Chất nào sau đây dùng để sản xuất kẹo?
A.Saccarozo B.Xenlulozo C.Glucozo D.Tinh bột
Câu 2: Chất nào sau đây dùng để sản xuất giấy?
A.Saccarozo B.Xenlulozo C.Glucozo D.Tinh bột
Câu 3: Khử hoàn toàn chất nào thì được hexan?
A.Saccarozo B.Xenlulozo C.Glucozo D.Tinh bột
Câu 4: Quả chuối xanh có chứa chất A làm iot chuyển thành màu xanh tím. Vậy chất A là:
A.Saccarozo B.Xenlulozo C.Glucozo D.Tinh bột
Câu 5: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
A. Acrilonitrin. B. Propilen. C. Vinyl axetat D. Vinyl clorua.
Câu 6: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Metyl axetat. B. Tristearin. C. Metyl fomat. D. Benzyl axetat.
Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. (CH3)3N. B. CH3–NH–CH3. C. C2H5–NH2. D. CH3–NH2.
Câu 8: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là
A. đường kính. B. đường phèn. C. đường mía. D. mật ong.
Câu 9: Có ba hóa chất sau đây: metylamin, anilin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazo được xếp theo dãy:
A. metylamin < amoniac < anilin B. anilin < metylamin < ammoniac
C. amoniac < metylamin < anilin D. anilin < amoniac < metylamin
Câu 10: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là
A. được tạo nên từ nhiều phân tử saccarozơ.
B. được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ.
C. được tạo nên từ nhiều phân tử glucozơ.
D. được tạo nên từ nhiều gốc fructozơ.
Câu 11: Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch nước brom. D. dung dịch NaCl.
Câu 12: Cặp chất nào không phải là đồng phân của nhau?
A. Metyl axetat và etyl fomat C. Xenlulozo và tinh bột.
B. Glucozo và fructozo. D. Axit axetic và metyl fomat
Câu 13: Hợp chất X có công thức phân tử C4H6O2, cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối có công thức phân tử là C2H3O2Na và chất hữu cơ Y. Chất Y là
A. CH3OH. B. CH3CHO. C. (CHO)2. D. C2H5OH.
Câu 14: Trong y học , dược phẩm nabica (NaHCO3) là chất được dùng để trung hòa bớt lượng axit HCl trong dạ dày. Giả sử V lít dung dịch HCl 0,035 M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa sau khi uống 0,336 gam NaHCO3. Giá trị của V là
A. 1,14.10-1 lít. B. 5,07.10-2 lít. C. 5,07.10-1 lít. D. 1,14.10-2 lít.
Câu 15: Cho các chất sau: glucozơ, saccarozơ, axit axetic, triolein, tinh bột, propan-1,3-điol. Số chất hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 35 của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(1) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(2) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
(3) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(4) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(5) Saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(6) Metyl metacrylat có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 36: Este Z đơn chức, mạch hở được tạo ra thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. C2H3COOH và CH3OH. B. CH3COOH và C3H5OH.
C. HCOOH và C3H7OH. D. HCOOH và C3H5OH
Câu 37: Hấp thụ hoàn toàn 0,56 lít CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch gồm K2CO3 1,0M và KOH xM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,0. B. 0,5. C. 1,2. D. 1,5.
Câu 38: Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được H2O, 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị gần nhất của m là
A. 5,5. B. 2,5. C. 3,5. D. 4,5.
Câu 39: Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T.
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2. B. Phân tử chất Z có 7 nguyên tử hiđro
C. Chất Y không có phản ứng tráng bạc. D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4.
Câu 40: X là axit no, đơn chức, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học và Z là este hai chức tạo X, Y và một ancol no (tất cả các chất đều thuần chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 9,52 gam E chứa X, Y và Z thu được 5,76 gam H2O. Mặt khác, 9,52 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 hỗn hợp các chất hữu cơ.
Cho các phát biểu liên quan tới bài toán gồm:
(1) Phần trăm khối lượng của X trong E là 72,76% (2) Số mol của Y trong E là 0,08 mol.
(3) Khối lượng của Z trong E là 1,72 gam. (4) Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong Y là 12
(5) X không tham gia phản ứng tráng bạc
Số phát biểu đúng là ?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Hoàng Văn Thụ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.