Tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 12 năm 2022-2023 trường THPT Bùi Thị Xuân được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức môn Hoá học 12, để rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới cũng như giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.
Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: HOÁ HỌC 12 |
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. ĂN MÒN KIM LOẠI
Khái niệm ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học
Phương pháp bảo vệ kim loại, chống ăn mòn.
II. KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
1. Kim loại kiềm
- Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns1
- Tính chất hóa học: Tính khử: M → M+ + 1e
+ Tác dụng với phi kim:
* Na (cháy trong khí oxi khô tạo ra peoxit, trong không khí tạo ra oxit kim loại)
* Tác dụng với Clo
+ Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
+ Tác dụng với H2O → H2
- Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen
2. Kim loại kiềm thổ.
a. Kim loại kiềm thổ
- Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns2
- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm): M → M+2 + 2e
+ Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit:
* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi hoá của S và N thấp nhất (S-2, N-3)
+ Tác dụng với H2O (Be không khử được, Mg khử chậm) → H2
- Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen.
b. Hợp chất của kim loại kiềm thổ: Nước cứng, cách làm mềm nước cứng.
3. Nhôm
- Cấu hình electron ngoài cùng: 3s23p1
- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ): M → M+3 + 3e
+ Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit:
* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S+6, N+5 xuống thấp hơn)
* Không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội
+ Tác dụng với H2O (không khử được,)
- Hợp chất của nhôm:
Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính: vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.
Phản ứng của muối nhôm với dung dịch kiềm.
VI. SẮT VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRONG
1. Sắt.
a. Vị trí: ô 26, nhóm VIIIB, chu kì 4. Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2
b. TCHH: Tính khử trung bình: (Với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+: Cl2, O2, HNO3, H2SO4đ)
Fe → Fe2+ + 2e
Fe → Fe3+ + 3e
+ Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit:
* HCl và H2SO4 + loãng Muối sắt (II) + H2
* HNO3, H2SO4đ + Muối sắt (III) không giải phóng H2
+ Tác dụng với muối: Chú ý phản ứng Fe với dung dịch AgNO3
2. Hợp chất của sắt II: Tính khử đặc trưng
a. FeO: Chất rắn màu đen, tác dụng được với HNO3 → Muối sắt (III)
b. Fe(OH)2: Chất rắn màu trắng hơi xanh trong không khí → Hidroxit sắt (III) màu nâu đỏ.
c. Muối sắt II: FeCl2 + Cl2 → FeCl3
3. Hợp chất của sắt III: Tính oxi hóa.
Fe3+ + e → Fe2+
Fe3+ + 3e → Fe
a. Oxit Sắt (III) Chất rắn màu nâu đỏ
- Tác dụng với axit mạnh
- Tác dụng CO, H2 + Fe
- Nhiệt phân → Fe2O3 + H2O
b. Sắt (III) hidroxit
- Tác dụng với axit
- Tác dụng với bazơ
c. Muối sắt (III)
- Fe3+ + Fe → Fe+2
- Fe3+ + Cu → Fe+2 + Cu2+
3. Hợp kim của sắt
- Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của gang, và các phản ứng xảy ra trong hóa trình luyện gang
- Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của thép, và các phản ứng xảy ra trong hóa trình luyện thép
4. Crôm và Hợp chất của Crôm
* Tính chất hóa học
- Có tính khử mạnh hơn sắt (số oxi hóa thường gặp là +2,+4,+6)
+ Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit
+ Tác dụng với H2O
* Hợp chất của Crôm
- Hợp chất crôm (III):
+ Crom(III) oxit (oxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục thẫm)
+ Crôm (III) hidroxit (hidroxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục xám)
+ Muối crom (III): Tính khử, tính oxi hóa
- Crôm (VI): Tính oxi hóa mạnh
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kim loại nào không tac dụng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Be
B. Na
C. K
D. Ba
Câu 2. Oxit dể bị H2 khử ở nhiệt độ cao là:
A. Na2O
B. CaO
C. K2O
D. CuO
Câu 3. Kim loại nào sau đây phản ứng với CuSO4 tạo thành Cu:
A. Fe
B. Ag
C. Cu
D. Na
Câu 4. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl:
A. Al
B. Zn
C. Fe
D. Ag
Câu 5. Khi để lâu trong không khí ẩm vật lảm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát tới lớp sắt bên trong sẽ xảy ra quá trình:
A. Fe bị ăn mòn hóa học
B. Fe bị ăn mòn điện hóa
C. Sn bị ăn mòn điện hóa
D. Sn bị ăn mòn hóa học
Câu 6. Ở nhiệt độ cao CO có thể khử được:
A. K2O
B. MgO
C. CaO
D. Fe2O3
Câu 7. Để hòa tan sắt ta không thể dùng dd:
A. FeCl3
B. H2SO4 (đ,n)
C. NaOH (đ,n)
D. HNO3 (đ,n)
Câu 8. Cho phản ứng Cu + 2FeCl3 → FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ ion:
A. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+
B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+
C. Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Cu2+
D. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+
Câu 9. Fe tác dụng với dd H2SO4 (l) sản phẩm thu được là:
A. FeSO4 và H2
B. FeSO4 và SO2
C. Fe2(SO4)3 và H2
D. Fe2(SO4)3 và SO2
Câu 10. Kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 (l):
A. Cu
B. Fe
C. Al
D. Mg
...
---(Để xem tiếp nội dung câu hỏi trắc nghiệm, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hoá 12 năm 2022-2023 trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt!