YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 10 KNTT năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi giữa HK1 lớp 10 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 10 Kết nối tri thức năm học 2022-2023. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề cương ôn thi giữa HK1 dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ATNETWORK

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mệnh đề – tập hợp

- Mệnh đề: Mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương, kí hiệu với mọi và tồn tại.

- Tập hợp: Cách xác định tập hợp, tập hợp rỗng, tập hợp con, tập hợp bằng nhau.

- Các phép toán tập hợp: giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu và phần bù của hai tập hợp.

- Các tập hợp số: các tập con thường dùng của R.

1.2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

1.3. Hệ thức lượng trong tam giác

- Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ.

- Hệ thức lượng trong tam giác.

2. Bài tập tự luyện

Câu 1. Cho các câu sau:

(1) Số 7 là số lẻ.

(2) Bài toán này khó quá!

(3) Cuối tuần này bạn có rảnh không?

(4) Số 10 là một số nguyên tố.

Trong các câu trên có bao nhiêu câu là mệnh đề?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 2. Mệnh đề phủ định của mệnh đề “∀x ∈ ℝ, x – 2 > 5” là

A. “∃x ∈ ℝ, x – 2 ≤ 5”;

B. “∃x ∈ ℝ, x – 2 ≥ 5”;

C. “∀x ∈ ℝ, x – 2 ≤ 5”;

D. “∀x ∈ ℝ, x – 2 ≥ 5”.

Câu 3. Liệt kê các phần tử của tập hợp A = {n ∈ ℕ| 3 < n < 8} ta được

A. A = {4; 5; 6; 7; 8};

B. A = {3; 4; 5; 6; 7; 8};

C. A = {3; 4; 5; 6; 7};

D. A = {4; 5; 6; 7}.

Câu 4. Xác định tập hợp B = {3; 6; 9; 12; 15} bằng cách nêu tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

A. B = {3n | n ∈ ℕ, 1 ≤ n ≤ 5};

B. B = {n | n ⁝ 3};

C. B = {3n | n ∈ ℕ, 1 < n < 5};

D. B = {n | n ∈ ℕ, 0 ≤ n ≤ 5}.

Câu 5. Cho hai tập hợp A = (– ∞; – 2] và B = (– 3; 5]. Tìm mệnh đề sai.

A. A ∩ B = (– 3; – 2];

B. A \ B = (– ∞; – 3);

C. A ∪ B = (– ∞; 5];

D. B \ A = (– 2; 5].

Câu 6. Cho hai tập hợp H = {n ∈ ℕ | n là bội của 2 và 3}, K = {n ∈ ℕ | n là bội của 6}. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. K ⊂ H;

B. H ⊂ K;

C. ∃n: n ∈ H và n ∉ K;

D. H = K.

Câu 7. Trong các mệnh đề dưới đây, mệnh đề nào đúng?

A. 12 là số nguyên tố;

B. 9 là số nguyên tố;

C. 4 là số nguyên tố;

D. 5 là số nguyên tố.

Câu 8. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo sai?

A. Tam giác ABC cân thì tam giác đó có 2 cạnh bằng nhau;

B. Số tự nhiên a chia hết cho 6 thì a chia hết cho 2 và 3;

C. Nếu tứ giác ABCD là hình bình hành thì AB song song với CD;

D. Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì \(\hat{A}=\hat{B}=\hat{C}=90{}^\circ \) 

Câu 9. Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?

A. 4x2 + 3y > 4;

B. xy + 2x < 6;

C. 32x + 23y ≥ 3;

D. x + y3 < 2.

Câu 10. Điểm nào dưới đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình 3x + 2y < 10?

A. (5; 1);

B. (4; 2);

C. (1; 5);

D. (1; 2).

Câu 11. Tam giác ABC có \(\widehat A = 35^\circ ,\,\,\widehat B = 25^\circ \). Giá trị của cosC bằng

A. \(-\frac{1}{2}\) 

B. – 2;

C. \(-\frac{\sqrt{3}}{2}\) 

D. \(\frac{1}{2}\) 

Câu 12. Trong tam giác EFG, chọn mệnh đề đúng.

A. EF2 = EG2 + FG2 + 2EG . FG . cosG;

B. EF2 = EG2 + FG2 + 2EG . FG . cosE;

C. EF2 = EG2 + FG2 – 2EG . FG . cosE;

D. EF2 = EG2 + FG2 – 2EG . FG . cosG.

Câu 13. Tam giác ABC có BC = 6, AC = 7, AB = 8. Bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác ABC là

A. \(\frac{\sqrt{2}}{15}\) 

B. \(\frac{\sqrt{15}}{2}\) 

C. \(\frac{8}{\sqrt{15}}\) 

D. \(\frac{\sqrt{8}}{15}\) 

Câu 14. Cho tam giác ABC có b = 7; c = 5, \(\cos A=\frac{3}{5}\). Độ dài đường cao ha của tam giác ABC là

A. \(\frac{\text{7}\sqrt{2}}{2}\) 

B. 8                                       

C. \(\text{8}\sqrt{3}\,\) 

D. \(\text{80}\sqrt{3}\,\)

Câu 15. Với giá trị nào của x sau đây, mệnh đề chứa biến P(x): “x2 – 5x + 4 = 0” là mệnh đề đúng?

A. 0;

B. 1;

C. 5;

D. \(\frac{4}{5}\).

 

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 10 KNTT năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON